Hiện nay khi nhắc tới PCS là một thuật ngữ được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau trong đó có thể kể tới một lĩnh vực có sức ảnh hưởng khá lớn đối với nền kinh tế hiện nay đó chính là hoạt động xuất nhập khẩu cụ thể thì với lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu thì PCS được nhắc đến để chỉ một loại thuế, phụ phí được quản lý bởi cảng tàu, vậy để tính toán được loại thuế và phụ phí này đầu tiên chúng ta cần hiểu và năm rõ về PCS.
Vậy bạn đã hiểu như thế nào về PCS trong hoạt động xuất nhập khẩu. Bài viết dưới đây do công ty Luật Dương Gia chúng tôi xin cung cấp các thông tin chi tiết cho bạn đọc về nọi dung PCS là gì? Đơn vị PCS trong hoạt động xuất nhập khẩu? Hi vọng các thông tin chúng tôi đem đến sẽ hữu ích đối với bạn đọc nhất.
1. PCS là gì?
PCS là viết tắt của từ Personal Communication Service, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là dịch vụ truyền thông cá nhân. Đây là dịch vụ di động không dây và có vùng phủ sóng tiên tiến, cung cấp dịch vụ ở mức độ cá nhân hóa và rất riêng tư. PCS đề cập đến truyền thông di động một cách hiện đại giúp tăng khả năng kết nối của các mạng di động cố định hoặc thông thường.
Ngoài ra trong đời sống hàng ngày, PCS còn được sử dụng như loại đơn vị dùng để đếm, tương tự như từ “cái” của tiếng việt. Chính vì vậy, bạn có thể bắt gặp thuật ngữ này phổ biến trên các bao bì của các sản phẩm quốc tế. Tùy vào từng hoàn cảnh sử dụng mà bạn xác định được PCS là gì.
Ngoài ra, từ qty PCS cũng được sử dụng rất nhiều. Vậy qty PCS là gì? Đây là từ thường được sử dụng trong các đơn hàng. Nó có nghĩa là tổng số lượng đơn hàng. Ví dụ như bạn gặp câu hỏi 50 qty PCS là gì. Thì bạn có thể hiểu như sau, qty PCS là 50 thì có nghĩa là tổng số lượng sản phẩm của đơn hàng đó là 50 cái.
2. Đơn vị PCS trong hoạt động xuất nhập khẩu:
PCS có nghĩa là đơn vị tính
Trong xuất nhập khẩu, PCS mang nghĩa “Port Congestion Surcharge”. Có thể hiểu, đó là một loại thuế hay một loại phụ phí ở cảng. Port Congestion Surcharge được tính cho tàu và hàng hóa trên tàu khi cập bến. Vì là một loại thuế trong xuất nhập khẩu nên PCS sẽ ảnh hưởng tới số lượng hàng hóa vào cảng. Từ đó, tác động trực tiếp tới giá cả trong kinh doanh. Người ta cũng dùng PCS trong xuất nhập khẩu giống như đơn vị tính toán. Chúng ta có thể thấy PCS xuất hiện khá nhiều trong các đơn hàng ở các xưởng sản xuất hoặc các đơn vị chế biến của công ty xuất nhập khẩu.
Ví dụ: Trong một đơn hàng ghi 10pcs bánh mì. Vậy ở đây 10pcs là gì? Theo ngữ cảnh này, PCS sẽ được hiểu là “cái”. Tức là 10pcs bánh mì ở đây là 10 cái bánh mì. Trong một trường hợp khác, khi đơn hàng xuất hiện 30pcs phô mai, thì 30pcs là gì? Với sản phẩm phô mai thì PCS lại được dùng với cách hiểu là “miếng” – 30 miếng phô mai. Do đó, tùy theo ngữ cảnh mà có cách sử dụng PCS hợp lý.
PCS là từ có rất nhiều ý nghĩa, những ý nghĩa sẽ khác nhau đối với những hoàn cảnh khác nhau và sử dụng vào lĩnh vực gì. PCS cũng được sử dụng rất nhiều trong các hoạt động giao tiếp hàng ngày. PCS được nhiều người biết đến khi có ý nghĩa là đơn vị tính.
Những ví dụ đơn giản về PCS cho bạn dễ hiểu Đối với 1 cái ly, 2 cái thùng đơn vị tính của pcs chính là “cái”
Đối với 4 trái nho, 7 quả dừa đơn vị tính của pcs chính là “trái” hoặc “quả”
Khi phía ngoài bao bì của một hộp bánh ghi là 12 pcs thì bạn có thể hiểu là trong hộp có 12 cái bánh.
Sau đây sẽ là một số ký hiệu mà bạn cần biết khi lựa chọn hàng hóa hoặc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
PCS/kg là sản lượng có được của 1 kg hàng hóa.
PCS/m là sản lượng làm được trong 1 tháng.
PCS/h là sản lượng làm được trong 1 giờ.