Đám cưới là một ngày không thể nào quên với mỗi người chúng ta. Đám cưới chính là thành quả sau một thời gian tìm hiểu của một cặp đôi. Mỗi một vùng miền sẽ có những đặc trưng, đặc điểm riêng trong một đám cưới. Ở miền Tây đám cưới cũng có những lễ khiến cho nền văn hóa trở nên đặc sắc hơn. Lễ phản bái là một trong những nghi thức từ rất lâu đời, chúng được truyền qua rất nhiều thế hệ. Lễ phản bái hiện nay đang được duy trì qua từng thế hệ khác nhau. Hiện nay lễ phản bái mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau, thể hiện lòng biết ơn, hiếu thảo với hai bên bố mẹ. Hãy cùng chúng tôi khám phá lễ phản bái trong văn hóa người miền Tây.
Lễ phản bái được duy trì cho đến ngày nay
Miền Tây được biết đến với nền văn hóa rất đa dạng. Đặc biệt trong đám cưới, do nơi đây là sự giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau như kinh, chăm, khmer,.. Lễ phản bái chính là một trong những buổi lễ được sử dụng rất nhiều ở Miền Tây. Bên cạnh đó ý nghĩa của lễ phản bái cũng mang đến những điều thú vị trong nền văn hóa miền Tây.
Lễ phản bái trong phong tục đám cưới miền Tây là một nghi lễ vô cùng quan trọng đối với nhà gái sau lễ vu quy, nghi lễ này được coi là nét văn hóa mà người dân gìn giữ và được duy trì cho đến ngày nay.
Lễ phản bái có từ lâu đời ở Miền Tây
Cũng như các nghi thức khác trong phong tục hỏi cưới thì lễ phản bái đã có từ lâu đời. Nghi lễ này có ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn, lòng hiếu thảo của chú rể đối với cha mẹ cô dâu, và theo phong tục xa xưa thì đây cũng được coi là lễ để nhà trai phản hồi lại nhà gái về đức tính “công dung ngôn hạnh” của cô dâu khi ở với ba mẹ chồng trong ba ngày.
Thời gian thực hiện lễ này là sau ngày cưới 3 ngày, cha mẹ chú rể và cặp vợ chồng son trở về nhà cô dâu để hoàn thành nghi thức quan trọng cuối cùng này trong phong tục lễ cưới. Lễ vật để mang qua nhà gái thường rất đơn giản như: Mâm trầu cau, rượu và bên nhà trai sẽ mang theo cặp vịt trống lớn. Vịt này sẽ được nấu cháo để đãi quan khách bên nhà gái. Lễ phản bái sẽ có sự góp mặt của dòng họ bên nhà gái và hàng xóm thân thiết. Sau khi thực hiện nghi lễ xong, thì mọi người sẽ được gia chủ thết đãi món cháo vịt thay lời cảm ơn.
Bật mí ý nghĩa của lễ phản bái
Ngày xưa lễ này được coi là cực đoan
Từ xa xưa, lễ phản bái và các lễ vật đi chung được xem là cực đoan. Lễ được xem là cổ hữu. Bởi lẽ sử dụng lễ vật qua phản bái cũng là một nghi lễ để đánh giá trinh tiết. Đánh giá cách đối xử của cô dâu của nhà chồng. Cụ thể là vào đêm động phòng hoa chúc. Mẹ chồng sẽ tìm cách để biết được con dâu có còn trinh tiết hay không. Ví dụ như: Sử dụng ga giường trắng, lót vải trắng, hoặc hỏi trực tiếp con trai,…
Nếu cô dâu còn trinh tiết, trong trắng thì khi qua bên nhà gái. Bên nhà chồng sẽ mang theo một cặp vịt trống lông trắng và trầu cau tươi. Nếu ngược lại thì sẽ mang cặp vịt có lông xám hoặc lông vằn. Lễ trầu cau héo úa để thay lời muốn nói. Đây cũng là nơi sui gia gặp mặt lại sau những ngày bận rộn lo cho đám cưới của đôi trẻ. Tại đây họ sẽ bàn về chuyện ra riêng, chuyện chia ruộng đất, chuyện tương lai, để con cái có một cuộc sống ấm no, đầy đủ và sung túc hơn. Đây cũng là dịp tạ ơn với bậc sinh thành, và cảm ơn họ hàng , xóm giềng đã đến chia vui cùng đôi trẻ.
Ý nghĩa lễ vật trong buổi lễ
Lễ vật kèm theo khi làm nghi lễ phản bái còn có nhiều ý nghĩa. Lễ cho thấy cách đối xử của nhà chồng với cô dâu. Điều này cũng khiến cho bên nhà gái lo lắng. Qua đó phản ánh cuộc hôn nhân không tốt đẹp, khó mà hạnh phúc viên mãn. Mối quan hệ thông gia cũng khó bề vui vẻ. Ngày nay, nghi lễ phản bái đã được hiện đại hóa nên không còn nặng nề như trước nữa. Và đến nay, nghi lễ phản bái vẫn được xem là một nghi lễ không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi miền Tây.