Phản xạ là gì? Ví dụ về phản xạ lớp 8 chi tiết, dễ hiểu nhất

Phản xạ là gì? Ví dụ về phản xạ lớp 8 chi tiết, dễ hiểu nhất

Phản xạ là gì

Phản xạ là gì? Hãy lấy vài ví dụ về phản xạ là câu hỏi ở bài 1 trang 23 SGK Sinh học lớp 8. Với lời giải được biên soạn bởi các THPT Lê Hồng Phong sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Sinh học 8. Mời các em theo dõi:

Phản xạ là gì?

Phản xạ là một phản ứng của cơ thể, trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Sự khác nhau giữa phản xạ và cảm ứng ở thực vật đó chính là cảm ứng thực vật không có sự tham gia của hệ thần kinh. Cảm ứng thực vật là loại phản ứng lại kích thích của môi trường, ví dụ như hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu do những thay đổi về trương nước trong các tế bào gốc lá mà không phải là do thần kinh điều khiển.

Hoặc đơn giản như: Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ.

Một vài ví dụ về phản xạ:

  • Đi dưới trời nóng mặt đỏ, đổ mồ hôi; chạm vào vật nóng tay rụt lại…
  • Khi nghe thấy tiếng gọi tên mình từ phía sau, ta sẽ quay đầu lại và đó chính là phản xạ.
  • Khi chân ta dẫm phải hòn than, chân vội nhấc lên là một phản xạ.
  • Con chuột đang đi, bỗng nhìn thấy con mèo, liền chạy trốn cũng là một phản xạ…
Phản xạ là gì?
Phản xạ là gì?

Phản xạ là một phản ứng của cơ thể, trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Sự khác nhau giữa phản xạ và cảm ứng ở thực vật đó chính là cảm ứng thực vật không có sự tham gia của hệ thần kinh. Cảm ứng thực vật là loại phản ứng lại kích thích của môi trường, ví dụ như hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu do những thay đổi về trương nước trong các tế bào gốc lá mà không phải là do thần kinh điều khiển.

Trong chuyển động sóng, khái niệm phản xạ là hiện tượng sóng khi lan truyền tới bề mặt tiếp xúc cả 2 môi trường bị đổi hướng lan truyền và quay trở lại môi trường nó đã tới. Các ví dụ về phản xạ thường được quan sát bởi các sóng như ánh sáng, âm thanh hay sóng nước.

Sự phản xạ của ánh sáng có thể là phản xạ định hướng hay phản xạ khuếch tán, căn cứ vào từng bề mặt tiếp xúc. Tính chất của bề mặt ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới sự thay đổi biên độ, pha hoặc trạng thái phân cực của sóng.

Ví dụ về phản xạ

Ví dụ 1: Khi nghe thấy tiếng gọi tên mình từ phía sau, ta sẽ quay đầu lại và đó chính là phản xạ.

Âm thanh gọi tên ta sẽ kích thích vào cơ quan thụ cảm thính giác, làm phát sinh xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm về thần kinh trung ương. Từ thần kinh trung ương sẽ phát đi xung thần kinh theo dây thần kinh ly tâm để tới cơ quan phản ứng làm ta có phản xạ quay đầu khi có tiếng gọi.

Ví dụ 2: Phản xạ trên gương

Ví dụ 3: Phản xạ trên tờ giấy trắng

Các loại phản xạ hiện nay

Phản xạ bao gồm phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện, cụ thể:

Phản xạ có điều kiện

Phản xạ có điều kiện được hiểu là những phản xạ được thành lập trong cuộc sống, sau quá trình luyện tập và phải dựa trên cơ sở của phản xạ không điều kiện, hay nói một cách khác muốn tạo phản xạ có điều kiện cần phải có tác nhân kích thích không điều kiện. Phản xạ có điều kiện là phản ứng linh hoạt của cơ thể, giúp có thể thích nghi với mọi sự biến đổi của môi trường, đảm bảo sự thăng bằng cơ thể và môi trường, giúp đề phòng trước những tai nạn, biết hướng tìm kiếm thức ăn, biết đường phát triển bản thân trong cuộc sống.

Ví dụ: Khi đang đi xe máy trên đường, bỗng chúng ta thấy đèn đỏ thì chúng ta dừng lại; khi đi xe máy trên đường, thấy trời mưa thì chúng ta dừng xe lại và mặc áo mưa.

Phản xạ có điều kiện được hình thành dựa trên những cơ sở như sau:

+ Điều kiện thứ nhất: Chọn kích thích, phải có sự phối hợp giữa kích thích trung tính và kích thích không điều kiện.

+ Điều kiện thứ hai: Tác động của kích thích có điều kiện phải xảy ra trước kích thích không điều kiện, trong ví dụ trên ánh sáng phải xảy ra trước sau đó mới cho vật thí nghiệm ăn. Thời gian giữa hai kích thích phải hợp lý.

+ Điều kiện thứ ba: Là cơ thể phải ở trong tình trạng tỉnh táo, các trung tâm tương ứng của phản xạ phải có tính hưng phấn cao. Trạng thái hoạt động của vỏ não là điều kiện quan trọng để xây dựng các phản xạ có điều kiện ở con người, kể cả việc tập luyện các kỹ năng kỷ xảo và các động tác thể thao.

+ Điều kiện thứ tư: Là tránh kích thích không cần thiết để có thể gây những phản xạ không được dự định, các kích thích gây nhiễu như nói chuyện, tiếng ồn, nóng, lạnh… ảnh hưởng xấu tới việc hình thành phản xạ có điều kiện.

Phản xạ không có điều kiện

Phản xạ không có điều kiện là một trong hai loại phản xạ của cơ thể. Khi vừa mới sinh ra, mọi sinh vật đều đã có loại phản xạ này. Khác với phản xạ có điều kiện, phản xạ không điều kiện không cần phải có quá trình rèn luyện, mang tính bản năng và tính loài và tồn tại vĩnh viễn suốt đời, có một số hoạt động không điều kiện vô thức như thở… nói tóm lại là phản xạ tồn tại trong bản năng của mỗi người từ khi sinh ra.

Ví dụ: Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại; Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra.

Sự khác nhau giữa phản xạ ở thực vật và phản xạ ở động vật

Có thể khẳng định rằng sự phản xạ ở thực vật và phản xạ ở động vật hoàn toàn khác nhau.

Như đã trình bày ở phần trên, phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Như vậy có thể thấy phản xạ được điều khiển bởi hệ thần kinh, mà ở động vật thì có hệ thần kinh còn ở thực vật thì chúng không có hệ thần kinh. Đây là sự khác biệt giữa phản xạ của động vật và phản xạ của thực vật.

Thông thường ở thực vật người ta không dùng phản xạ mà thay vào đó là cụm từ cảm ứng ở thực vật. Cảm ứng ở thực vật là những phản ứng lại kích thích của môi trường.Ví dụ: hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu là những thay đổi về trương nước ở các tế bào gốc lá, không phải do thần kinh điều khiển.

Cung phản xạ là gì?

– Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da…) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến…)

– Thành phần 1 cung phản xạ gồm 5 yếu tố: cơ quan thụ cảm, 3 noron (noron hướng tâm, noron trung gian và noron li tâm) và cơ quan cảm ứng.

Vòng phản xạ là gì?

– Ví dụ:

  • Khi tay chạm vào ngọn nến → cảm thấy đau (nhờ thụ quan cảm giác đau trong da) → xung thần kinh theo noron hướng tâm → noron trung gian ở trung ương thần kinh → phân tích xung thần kinh → noron li tâm → cơ ở tay → cơ co → rụt tay lại.
  • Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược lại về trung khu thần kinh nhờ noron hướng tâm, nếu phản ứng chưa chính xác hoặc chưa đầy đủ → phát lệnh điều chỉnh → dây li tâm → cơ quan phản ứng → Vòng phản xạ.

– Khái niệm: vòng phản xạ là luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường phản hồi. Đường phản hồi thông tin ngược về trung ương thần kinh để điều chỉnh phản ứng.

– Các phản xạ đều được thực hiện theo một vòng khép kín

Lưu ý: dù phản ứng chỉ 1 lần đã đáp ứng được yêu cầu trả lời kích thích thì vẫn có thông tin ngược. Vì vậy dù phản xạ đơn giản nhất thì xung thần kinh vẫn được truyền trong vòng phản xạ.

******

Hy vọng qua bài học trên, các em đã biết được phản xạ là gì? Các ví dụ về phản xạ rồi nhé. Thầy cô chúc các em học và làm bài tập thật tốt, đạt điểm cao nhé.

Đăng bởi: THPT Lê Hồng Phong

Chuyên mục: Giáo Dục