Pháp Luân Công tốt hay xấu? Tác hại của Pháp Luân Công là gì? Có nên tập Pháp Luân Công hay không? Pháp Luân Công có phải tà giáo? Có rất nhiều thông tin chia sẻ về những lợi ích sức khỏe và tinh thần khi học Pháp Luân Công. Mặc dù vậy, cũng có không ít những thông tin trái chiều khiến nhiều người băn khoăn.
Vào đầu mùa xuân năm 2023, Đài truyền hình Tân Đường Nhân (New Tang Dynasty – NTD) được Đại sư Lý Hồng Chí – nhà sáng lập Pháp Luân Công – cho phép công bố bài viết của ông với tiêu đề: “Vì sao có nhân loại”. Kính mời quý độc giả, khán giả của NTD tại Việt Nam đọc bài viết này tại đây.
1. Pháp Luân Công là môn phái gì?
Nhiều người đang bắt đầu tìm hiểu môn Pháp Luân Công là gì, Pháp Luân Công tốt hay xấu?
Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp – tiếng Anh là Falun Dafa) là môn tu luyện Phật gia thượng thừa; do Đại sư Lý Hồng Chí sáng lập và bắt đầu truyền ra công chúng vào tháng 5/1992 tại TP. Trường Xuân.
Được kiến lập dựa trên cơ sở văn hóa tu luyện Trung Hoa mấy nghìn năm, Pháp Luân Công đã rất nhanh chóng phổ biến tại Trung Quốc.
Trong vòng 7 năm từ 1992 – 1999, báo cáo của chính quyền Trung Quốc ước tính có khoảng 70 – 100 triệu người tập Pháp Luân Công. Đến nay, Pháp Luân Công đã được người dân tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đón nhận và thực hành.
2. Đặc điểm của Pháp Luân Công
2.1. Lấy nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn” làm căn bản
Pháp Luân Đại Pháp lấy việc thực hành theo các giá trị: Chân (Zhen 真); Thiện (Shan 善); và Nhẫn (Ren 忍) làm căn bản. “Chân” là chân thật, chân thành, trung thực; “Thiện” là hoà ái, vị tha, bao dung; “Nhẫn” là nhẫn nại, nhẫn chịu.
Người học Pháp Luân Đại Pháp cần tu sửa tâm tính, thực hành các nguyên lý này trong cuộc sống hàng ngày. Họ cần đặt công phu vào việc sửa đổi tâm tính; dần dần bỏ đi những suy nghĩ, hành động không tốt. Người học Pháp Luân Công luôn chú trọng giữ gìn đạo đức và phẩm hạnh.
Cùng với việc đề cao tâm tính, Pháp Luân Đại Pháp còn có 5 bài công pháp; trong đó có 4 bài đứng và 1 bài thiền định giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần.
2.2. Tu luyện giữa đời thường
Pháp Luân Công là môn tu luyện giữa đời thường. Người học không phải xuất gia. Họ vẫn duy trì cuộc sống bình thường như: lập gia đình; nuôi dạy con cái; theo đuổi sự nghiệp…
Người học sẽ thực hành các giá trị, nguyên lý của Pháp Luân Công trong các mối quan hệ với gia đình; bạn bè; đồng nghiệp… trong chính cuộc sống hàng ngày. Hình thức tu luyện giữa đời thường là điều xưa nay chưa từng có.
Mẹ và con gái cùng học sách Chuyển Pháp Luân. (Ảnh: thuctinhvn.com)
2.3. Hoàn toàn miễn phí và tự nguyện
Ai muốn học Pháp Luân Công đều là tự nguyện; không ghi danh, báo cáo; không thu phí dưới mọi hình thức.
Các điểm luyện công của Pháp Luân Công cũng như các hoạt động cộng đồng đều do những người học tình nguyện làm; không tính công, kể thưởng; không có thu nhập hay thu phí gì. Mọi sự giúp đỡ, chia sẻ của những người học Pháp Luân Công đều trên tinh thần tự nguyện.
Các sách; băng ghi âm; ghi hình hướng dẫn học đều được đăng tải công khai, miễn phí trên trang web chính thức của Pháp Luân Công (Vi.falundafa.org và Vn.minghui.org). Ai cũng có thể tự tải về và học được.
2.4. Phù hợp với cuộc sống hiện đại
Việc thực hành Pháp Luân Công không có yêu cầu bắt buộc cụ thể về thời gian và địa điểm. Người học có thể đọc sách và luyện các bài công pháp ở bất cứ đâu; và bất cứ khi nào phù hợp với hoàn cảnh của mình.
Người học có thể tự tập các bài công pháp tại nhà; hoặc tới các điểm luyện công chung, điểm đọc sách học Pháp chung tại các khu vực công cộng; công viên; khu chung cư…
2.5. Học viên Pháp Luân Công là ai?
Nội dung các bài giảng và các bài công pháp của Pháp Luân Công phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, ngành nghề trong xã hội.
Các bài công pháp của Pháp Luân Công rất nhẹ nhàng, đơn giản, ai cũng có thể tự học và thực hành được.
Từ những người lao động phổ thông đến cán bộ nhân viên; doanh nhân, quan chức; từ các cụ già đến những em bé mới vài tuổi… ai cũng có thể tự thực hành Pháp Luân Công. Trừ những người có bệnh quá nặng; bệnh thần kinh; tâm thần: không khuyến khích theo học.
Hai ông cháu đang luyện bài Công pháp số 5 của Pháp Luân Công. (Ảnh: nguyenuoc.com)
- Xem thêm: Nhận diện rõ bản chất môn Pháp Luân Công
3. Pháp Luân Công tốt hay xấu? Tập Pháp Luân Công có tác dụng gì?
Những lợi ích của việc tập Pháp Luân Công đã được nhiều nghiên cứu đánh giá và người học chia sẻ trải nghiệm thực tế.
3.1. Nâng cao sức khoẻ
Nhiều người chưa rõ Pháp Luân Công tốt hay xấu; có ảnh hưởng tới sức khoẻ như thế nào?
Rất nhiều nghiên cứu khoa học, y khoa về Pháp Luân Công được thực hiện cả ở Trung Quốc đại lục và trên thế giới đã chứng minh những hiệu quả đáng kinh ngạc của Pháp Luân Công trong việc nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.
Pháp Luân Công là phương pháp tu luyện cả tâm lẫn thân. Người học vừa tu sửa tâm tính; vừa luyện 5 bài công pháp hàng ngày. Trong đó, việc tu sửa, đề cao tâm tính là căn bản; các động tác luyện công là bổ trợ, được thực hành song song.
Thông qua việc đề cao tâm tính, đạo đức theo các giá trị “Chân – Thiện – Nhẫn”, người học dần bỏ đi những suy nghĩ, thói quen và hành động không tốt của mình. Thay vào đó là cách suy nghĩ và cách hành xử tích cực; tư duy rộng mở; dần trở thành người tốt và tốt hơn nữa trong gia đình, công việc và xã hội.
Thông qua các bài công pháp, người học có thể đạt được trạng thái khai mở các kinh mạch; đả thông những khí ứ tắc; khí bệnh và liên tục được tịnh hoá thân thể.
Việc thực hành lối sống khỏe mạnh và tích cực giúp người học cân bằng cuộc sống; giảm stress, lo âu; mang tâm thái vui vẻ, thanh thản. Nhờ đó, sức khoẻ dần dần được cải thiện, nhiều bệnh tật được đẩy lùi.
- Xem thêm: Khỏi bệnh thần kỳ nhờ tu luyện Pháp Luân Công: Nghiên cứu khoa học
3.2. Người tập Pháp Luân Công trong cuộc sống hàng ngày
Tập Pháp Luân Công tốt hay xấu cho cuộc sống gia đình?
Như đã nói ở trên, việc thực hành Pháp Luân Công lấy việc sửa đổi tâm tính, đề cao đạo đức làm căn bản. Những người học Pháp Luân Công tuân theo các giá trị “Chân – Thiện – Nhẫn” làm kim chỉ nam trong mọi mối quan hệ; mọi tình huống trong cuộc sống.
Họ biết cách chủ động thay đổi bản thân theo lối sống lành mạnh và tư duy tích cực; đồng thời luôn nghĩ cho người khác trước; biết cảm thông, sẻ chia với gia đình; và cống hiến nhiều hơn cho xã hội, cộng đồng.
Nhờ đó, mối quan hệ giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái trong gia đình trở nên hài hoà hơn. Nhiều người chồng sau khi thực hành Pháp Luân Công đã tự bỏ đi những thói xấu như: nghiện ngập cờ bạc; rượu bia… Cha mẹ cũng dành nhiều thời gian hơn để nuôi dạy con cái. Không khí trong gia đình trở nên hòa thuận, vui vẻ.
Ba mẹ và hai con cùng tu luyện Pháp Luân Công. (Ảnh: thuctinhvn.com)
Tập Pháp Luân Công tốt hay xấu cho công việc và sự nghiệp?
Người học Pháp Luân Công vẫn đi học, đi làm, phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp.
Họ không ngừng phát triển bản thân tốt hơn; đồng thời cũng biết cách hài hoà các mối quan hệ với bạn bè; đồng nghiệp; nhân viên; sếp; khách hàng; đối tác…
Những người học Pháp Luân Công, mỗi người đảm nhận một công việc và trách nhiệm khác nhau trong xã hội. Ở địa vị nào, họ cũng ước thúc bản thân hành xử theo các giá trị “Chân – Thiện – Nhẫn”. Có người là nhân viên, họ sẽ cố gắng chăm chỉ và tận tụy trong công việc. Có người là chủ doanh nghiệp, họ sẽ cố gắng giữ chữ “Tín” với khách hàng… Công việc do đó cũng trở nên thuận lợi và phát triển hơn.
3.3. Tập Pháp Luân Công tốt hay xấu cho trẻ em?
Cuộc sống hiện đại khiến nhiều bậc phụ huynh quá bận rộn; không có nhiều thời gian để chăm sóc và nuôi dạy con cái. Nhiều trẻ nhỏ thiếu sự chăm sóc của cha mẹ; ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Trong môi trường giáo dục, vấn nạn bạo lực học đường luôn là mối lo lắng của nhà trường và các bậc phụ huynh.
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ ngày nay, nhiều cha mẹ đau đầu vì con cái bị cám dỗ và nghiện các trò chơi điện tử; dẫn đến những hành động không tốt như: trốn học; lấy trộm tiền của cha mẹ; xem những phim ảnh không tốt trên Internet… Những hành vi này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập ở trường mà còn tác động không tốt đến quá trình hình thành nhân cách và tâm sinh lý ở trẻ.
Pháp Luân Công có tốt không cho trẻ em? Đã có nhiều phụ huynh cho con học Pháp Luân Công chia sẻ rằng các con trở nên hiền hoà hơn, ngoan ngoãn hơn.
Việc luyện tập các bài công pháp của Pháp Luân Công cũng giúp các con tăng cường khả năng tập trung trong việc học tập tri thức ở trường. Các bé trở nên tự lập, chủ động trong việc học cũng như giúp cha mẹ những công việc trong gia đình. Trẻ cũng thân thiện, vui vẻ, hoà đồng hơn với anh chị em hay bạn bè xung quanh.
Trẻ nhỏ học Pháp Luân Công trở nên ngoan ngoãn hơn, khả năng tập trung học tập ở trường cũng tốt hơn. (Ảnh: thuctinhvn.com)
Pháp Luân Công được đưa vào nhiều trường học
Nhiều trường học trên thế giới đã đưa Pháp Luân Công vào giới thiệu và cho các em học sinh thực hành.
TP. Bangalore nằm ở phía nam của Ấn Độ, là thủ phủ của bang Karnataka; cũng là đại đô thị lớn thứ 5 của đất nước. Thành phố này có 80 trường học cho học sinh tập luyện Pháp Luân Công. Ở một số trường còn có hơn 3.000 học sinh tập các bài công pháp trong giờ thể dục.
Học sinh ở trường Byreshawara (Ấn Độ) luyện các bài Công pháp của Pháp Luân Công. (Ảnh: vn.minghui.org)
Bắt đầu từ mùa thu năm 2017, Đại học Nam Carolina (USC) tại Aiken (Mỹ) đã tổ chức khóa học danh dự mới mang tên là “Làm quen với môn Tu luyện và Thiền định Pháp Luân Đại Pháp” (HONS 201)
4. Pháp Luân Đại Pháp được thế giới tôn vinh
Hiện nay, Pháp Luân Đại Pháp đã được hơn 100 triệu người tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ ở 5 châu lục thực hành.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới như: Mỹ; Châu Âu; Canada; Úc; New Zealand; Đài Loan; Hàn Quốc… đều công khai ủng hộ Pháp Luân Công vì những lợi ích sức khỏe và tinh thần mà môn tập này mang lại cho cộng đồng.
Đài truyền hình của nhiều nước như: Tây Ban Nha; Romani; Argentina; Bulgari; Hàn Quốc; Indonesia đã có chương trình giới thiệu và khuyến khích người dân tập luyện Pháp Luân Công để cải thiện, nâng cao sức khoẻ và tinh thần.
Pháp Luân Đại Pháp nhận được hơn 3.600 giải thưởng, bằng khen
Từ năm 1992 đến nay, Pháp Luân Đại Pháp đã được trao tặng hơn 3.600 giải thưởng và bằng khen của các Chính phủ; tổ chức; hiệp hội tại Trung Quốc đại lục và trên thế giới.
Các giải thưởng và bằng khen dành cho Pháp Luân Đại Pháp. (Ảnh: vn.minghui.org)
Năm 1992 và 1993, tại Hội Sức khoẻ Đông phương được tổ chức tại Bắc Kinh, Pháp Luân Đại Pháp được vinh dự là “Minh Tinh Công Phái”. Tại lần hội thứ hai, Đại sư Lý Hồng Chí được trao tặng giải thưởng danh giá nhất là: “Giải thưởng Khoa học Liên ngành Tiên Tiến”; “Giải thưởng Vàng đặc biệt”; và được vinh danh là “Đại sư khí công được quần chúng hoan nghênh nhất”.
Bắt đầu từ năm 2000, Đại sư Lý Hồng Chí nhận được đề cử giải Nobel Hòa Bình trong bốn năm liên tiếp. Năm 2001, Đại sư được trao tặng “Giải thưởng Sakharov về Tự do Tư tưởng” của Nghị viện Châu Âu; và “Giải thưởng Tự do Tín ngưỡng Quốc tế” của tổ chức Freedom House.
Trong “Danh sách 100 thiên tài đương đại” năm 2007, Đại sư Lý được xếp thứ 12; Ông là người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới đương thời.
- Xem thêm: Truyền kỳ về Đại sư Lý Hồng Chí: 10 điều ĐCSTQ không muốn bạn biết
5. Thực hành Pháp Luân Công như thế nào?
Muốn hiểu được Pháp Luân Công, cách tốt nhất là đọc nhiều lần cuốn “Chuyển Pháp Luân” – cuốn sách chính của Pháp môn.
Chín bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí cùng mọi nguyên lý thực hành Pháp Luân Công đều được đặt toàn bộ vào trong cuốn sách này.
Ngoài ra, còn có hơn 40 cuốn sách khác là những bài giảng của Đại sư Lý cho các học viên.
Khi đọc sách “Chuyển Pháp Luân”, cần lưu ý đọc lần lượt trọn vẹn cuốn sách; không chọn phần để đọc. Sau khi đọc khoảng ba lượt cuốn “Chuyển Pháp Luân”, người học sẽ đọc tiếp các cuốn sách khác.
Người học Pháp Luân Công đọc sách Chuyển Pháp Luân hàng ngày. (Ảnh: thuctinhvn.com)
5.1. Tự học Pháp Luân Công qua Internet
Bạn có thể đọc và tải trực tiếp miễn phí các sách, kinh văn, audio, video bài giảng – hướng dẫn tập công, nhạc tập mp3 tại website chính thức của Pháp Luân Đại Pháp.
Hiện nay, có một số cá nhân đăng tải video các bài giảng Pháp và hướng dẫn luyện Pháp Luân Công của Đại sư Lý Hồng Chí lên các mạng xã hội như: Youtube; Facebook… hay các website cá nhân. Những kênh thông tin này không phải là trang chính thức của Pháp Luân Đại Pháp. Các video được đăng tải qua đó là vi phạm bản quyền, thậm chí có một số video đã được cắt ghép, sửa đổi so với bản gốc.
Vì vậy, bạn lưu ý nên vào website chính thức của Pháp Luân Đại Pháp để tìm hiểu cũng như xem các tài liệu hướng dẫn.
5.2. Tập Pháp Luân Công lúc nào tốt nhất?
Tập Pháp Luân Công không có yêu cầu về thời gian. Bạn có thể luyện các bài công pháp vào mọi thời gian trong ngày phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình.
5.3. Luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công ở đâu?
Bạn có thể tự đọc sách và tập Pháp Luân Công tại nhà; hoặc tìm đến điểm luyện công chung gần bạn nhất.
Tại hầu hết các tỉnh, thành của Việt Nam, ở những khu chung cư, công viên, nơi công cộng đều có điểm luyện Pháp Luân Công. Những học viên tại các điểm luyện công sẽ hướng dẫn bạn miễn phí.
Những người học Pháp Luân Công thường cùng nhau luyện công ở các điểm luyện công chung. Mọi người có thể giao lưu, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau. Những người mới tập khi ra điểm luyện chung sẽ được hướng dẫn và chỉnh sửa động tác chuẩn xác hơn. Nhiều người tập cùng nhau cũng tạo nên động lực giúp bản thân thêm cố gắng.
Một điểm luyện công chung của những người học Pháp Luân Công tại Việt Nam. (Ảnh: thuctinhvn.com)
Các điểm luyện công chung thường duy trì vào hai khung giờ: khoảng từ 5h – 7h sáng và 17h – 19h chiều. Bạn có thể chọn điểm luyện công với thời gian phù hợp nhất với mình. Các điểm luyện công này đều do những người học Pháp Luân Công tự nguyện cùng nhau duy trì. Mọi hoạt động giúp đỡ, hướng dẫn, chia sẻ đều là miễn phí; không có bất kỳ khoản thu, tính phí; hay yêu cầu đặc biệt nào.
5.4. Giới thiệu sơ lược 5 bài công pháp của Pháp Luân Công
Năm bài công pháp của Pháp Luân Công bao gồm các động tác nhẹ nhàng, đơn giản và thư thái. Luyện công không phụ thuộc vào thời gian, địa điểm, phương hướng; cũng không để ý đến việc hít thở. Bạn có thể luyện công linh hoạt theo thời gian và địa điểm phù hợp nhất với mình. Tác dụng của 5 bài tập Pháp Luân Công như thế nào?
Bài công pháp thứ nhất: Phật Triển Thiên Thủ Pháp
Cơ sở của bài công pháp thứ nhất là các động tác căng và chùng nhẹ nhàng; Bao gồm 8 động tác đơn giản có thể đả thông tất cả những dòng năng lượng trong cơ thể.
Bài công pháp thứ hai: Pháp Luân Trang Pháp
Bài này bao gồm 4 động tác “bão luân” (ôm bánh xe). Mỗi động tác được giữ nguyên trong khoảng 5 đến 15 phút. Bài công pháp thứ 2 giúp tăng cường năng lượng và trí huệ.
Bài công pháp thứ ba: Quán Thông Lưỡng Cực Pháp
Người luyện đưa lần lượt hai tay lướt nhẹ lên xuống theo chiều dọc cơ thể liên tục, đều đặn mỗi lượt 9 lần. Sau đó đưa hai tay cùng lên xuống 9 lần. Bài công pháp thứ 3 giúp người luyện thanh lọc cơ thể.
Bài công pháp thứ tư: Pháp Luân Chu Thiên Pháp
Đưa hai tay di chuyển nhẹ nhàng bên ngoài toàn bộ thân thể, từ mặt trước ra mặt sau, tuần hoàn từ đỉnh đầu xuống quanh hai chân rồi đi lên. Bài công pháp thứ tư giúp kéo trăm nghìn mạch trong cơ thể đồng thời vận chuyển, lưu thông năng lượng.
Bài công pháp thứ năm: Thần Thông Gia Trì Pháp
Đây là bài thiền định luyện tĩnh công kết hợp làm thủ ấn và đả toạ. Bài công pháp thứ 5 giúp người luyện thanh lọc cả thân lẫn tâm, gia trì công lực và năng lượng.
- Xem thêm: 5 bài tập Pháp Luân Công đầy đủ – Cách tập, những lưu ý khi luyện công
5.5. Tập Pháp Luân Công phải kiêng những gì?
Khi thực hành Pháp Luân Công, người tập không phải kiêng điều gì nhưng có một số lưu ý. Các vấn đề như: hút thuốc, uống rượu… đều được giảng rõ trong sách “Chuyển Pháp Luân” – cuốn sách chính hướng dẫn cho người học.
6. Pháp Luân Công tốt hay xấu? 5 điều cần làm rõ
6.1. Có phải người bệnh tập Pháp Luân Công là không uống thuốc, điều trị y tế
Có thông tin cho rằng có nhiều người tập Pháp Luân Công do tin tưởng vào việc “có bệnh không cần uống thuốc, chỉ kiên trì luyện tập là khỏi” đã không điều trị y tế và kết quả là đã chết.
Sự thực là: các sách của môn tu luyện Pháp Luân Công đều yêu cầu người tập hành xử theo Chân – Thiện – Nhẫn, hoàn toàn không nói rằng người bệnh không cần uống thuốc mà chỉ cần luyện tập là sẽ khỏi bệnh.
Hiệu quả về cải thiện sức khỏe thông qua tu luyện Pháp Luân Công đã được nhiều nghiên cứu khoa học, y học chứng minh; tuy nhiên, Pháp Luân Công không phải dùng để chữa bệnh.
Như đã trình bày ở trên, Pháp Luân Công là môn tu luyện Phật gia. Việc khỏi bệnh, khỏe thân là một trong những hiệu quả mà khi người tu luyện Pháp Luân Công thực hành đúng các tiêu chuẩn đạo đức và tâm tính theo Chân – Thiện – Nhẫn mới có thể đạt được.
Người nào chỉ thực hiện các bài công pháp mà không sửa đổi tâm tính, không đề cao đạo đức thì chỉ giống như tập thể thao, không phải là người tu luyện Pháp Luân Công thực sự, do đó không thể dẫn đến những cải biến đặc biệt về sức khỏe.
6.2. Pháp Luân Công tốt hay xấu? Có tham gia chính trị không?
Hiện nay, Pháp Luân Công được thực hành tập luyện tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với số lượng học viên hơn 100 triệu người. Tuy nhiên, Trung Quốc là nước duy nhất công khai cho rằng các học viên Pháp Luân Công tham gia chính trị và đó cũng là một trong những lý do mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dựa vào để thực hiện việc đàn áp Pháp Luân Công trong hơn 20 năm qua.
Thỉnh nguyện ôn hoà bị “chụp mũ” thành biểu tình mang tính chính trị
Sáng sớm ngày 25/4/1999, khoảng 10.000 người Trung Quốc, cả già lẫn trẻ; từ thành thị và nông thôn tại nhiều tỉnh, thành đã tới và tập trung tại Bắc Kinh. Họ là những học viên Pháp Luân Công.
Các học viên Pháp Luân Công đứng trên vỉa hè khi tham gia cuộc thỉnh nguyện. (Ảnh: vn.minghui.org)
Họ tới Văn phòng Kháng cáo Trung ương nhằm yêu cầu chính quyền chấm dứt những hành động quấy rối leo thang bao gồm đánh đập và bắt giữ hơn 40 học viên gần TP. Thiên Tân trước đó; và yêu cầu được có một môi trường tập luyện tự do.
Họ xếp hàng một cách trật tự. Một số người luyện công; một số nói chuyện khẽ. Đây là cuộc thỉnh nguyện lớn nhất và hòa bình nhất tại Bắc Kinh trong nhiều năm.
Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ lúc bấy giờ đã gặp các đại diện của học viên Pháp Luân Công. Tối hôm đó, những yêu cầu của các học viên được thỏa mãn và họ trở về nhà. Tuy nhiên, Chủ tịch ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã có những kế hoạch khác. Ba tháng sau, Giang Trạch Dân đã phát động một chiến dịch bức hại Pháp Luân Công khắp toàn quốc.
Khi các phương tiện truyền thông nhà nước ồ ạt đưa tin, cuộc thỉnh nguyện ngày 25/4 bị gán cho một tính chất khác: không còn được miêu tả là cuộc thỉnh nguyện ôn hòa vốn có, mà đã bị bịa đặt thành cuộc “vây hãm” Trung Nam Hải của Pháp Luân Công. Cáo buộc này nhằm miêu tả Pháp Luân Công như một tổ chức kích động chính trị; và nhằm biện minh cho cuộc bức hại thảm khốc mà Giang vừa phát động.
Tại sao cho tới nay sự kiện này vẫn đáng được quan tâm?
Kịch bản “đổ lỗi cho nạn nhân” vẫn đang được ĐCSTQ sử dụng tại Trung Quốc nhằm bào chữa cho cuộc bức hại. Điều này còn được truyền bá ra ngoài Trung Quốc nhằm làm một số người hiểu nhầm Pháp Luân Công và không ủng hộ môn tập.
Thực tế, việc đàn áp Pháp Luân Công đã âm thầm diễn ra từ năm 1996; và dù có cuộc thỉnh nguyện hay không thì cuộc bức hại này vẫn sẽ diễn ra. Cuộc thỉnh nguyện ngày 25/4 chỉ đơn giản là một cái cớ thích hợp. Đó không hề là nguyên nhân thật sự.
- Xem thêm: Cuộc đàn áp Pháp Luân Công
Phòng 610 là một cơ quan dưới sự chỉ đạo của Giang, như một hệ quả của cuộc thỉnh nguyện ngày 25/4, được thành lập vào ngày 10/6/1999.
Đây là cơ quan an ninh đặc biệt của ĐCSTQ có nhiệm vụ diệt tận gốc Pháp Luân Công; hoạt động ngoài luật pháp và được miễn mọi trách nhiệm.
Trong bối cảnh việc tranh chấp và bất đồng ý kiến trong nội bộ các lãnh đạo ĐCSTQ đang là đề tài thời sự trên thế giới, người ta nhận ra rằng sự chia rẽ nội bộ Đảng – giữa phe bảo thủ và phe ôn hòa – đã bắt đầu từ ngày 25/4/1999.
Theo các chuyên gia và nguồn tin nội bộ, tại thời điểm đó, một số Ủy viên của Bộ Chính trị, bao gồm Thủ tướng Chu Dung Cơ và cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, đã phản đối quyết định đàn áp Pháp Luân Công của Giang. Với tình hình chính trị rối loạn như vậy, những nạn nhân vẫn đang nằm dưới sự đàn áp chuyên quyền độc đoán của Giang Trạch Dân.
Yêu cầu dừng cuộc đàn áp và tội ác mổ cướp nội tạng bị quy chụp “làm chính trị”
Tội ác ĐCSTQ bí mật cưỡng bức thu hoạch nội tạng học viên Pháp Luân Công lần đầu tiên được phơi bày ra ánh sáng vào tháng 3/2006. Kể từ đó đến nay, đã có nhiều cuộc điều tra độc lập và báo cáo về tội ác này. Các học viên Pháp Luân Công cũng như nhiều cá nhân, Chính phủ và tổ chức quốc tế muốn đưa thông tin về tội ác này đến với nhiều người hơn nữa để sớm dừng cuộc đàn áp phi nhân đạo này. Đây không phải là “làm chính trị” mà là hành động thiện nguyện, là tiếng nói của lương tâm và chính nghĩa.
Ông David Matas – Luật sư nhân quyền Canada – đã tiến hành cuộc điều tra độc lập về tội ác này. Cùng với ông David Kilgour, hai ông đã xuất bản cuốn sách “Thu Hoạch Đẫm Máu” năm 2009 trình bày kết quả điều tra về tội ác.
Giải thích lý do vì sao mình tự nguyện thực hành cuộc điều tra về tội ác mổ cướp nội tạng người tu luyện Pháp Luân Công tại Trung Quốc, ông David Matas nói: “Nếu chúng ta bàng quan đối với những tội ác đang xảy ra ngày hôm nay, thì ngày mai có thể chính chúng ta sẽ là người bị hại. Tội ác chống lại loài người nhắm vào tất cả mọi người.”
Gửi đơn kiện Giang Trạch Dân không phải là làm chính trị
Theo Trung tâm Xuất bản Minh Huệ – một tổ chức nhằm tổng hợp toàn bộ thông tin về cuộc bức hại kéo dài suốt hơn 20 năm của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công: “Trong lịch sử, cuộc đàn áp Cơ đốc giáo của Nero và cuộc đàn áp người Do Thái của Hitler, cho dù đẫm máu và tàn ác ra sao, đều không có tài liệu ghi chép và phơi bày các vụ việc đàn áp ngay từ đầu. May mắn thay, các học viên Pháp Luân Công đã ghi lại được các sự kiện về cuộc bức hại trong suốt chiến dịch diệt chủng của Giang Trạch Dân. Nhờ đó, Minghui.org đã ghi lại lịch sử phản bức hại, vạch trần và ngăn chặn cuộc đàn áp”.
Trung tâm Xuất bản Minh Huệ đã phơi bày quy mô cuộc bức hại; các phương thức tra tấn tàn bạo; tội ác mổ lấy nội tạng cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng của Trung Quốc.
Báo cáo cũng đưa thông tin về vụ kiện Giang Trạch Dân – người phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công từ ngày 20/7/1999. Theo thống kê của Minh Huệ Net (website chính thức của Pháp Luân Công), đã có khoảng 250.000 đơn kiện Giang Trạch Dân, yêu cầu Giang phải chịu trách nhiệm cho những tội ác mà ông ta gây ra.
Đến nay, nhiều cơ quan lập pháp của nhiều quốc gia đã ra nghị quyết ủng hộ chấm dứt tội ác này như: Hạ viện Mỹ; Nghị viện châu Âu; Thượng viện Ý. Nhiều chính phủ cũng ban hành điều luật nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán nội tạng và du lịch ghép tạng như: Đài Loan; Canada; Mỹ; Israel; Séc; Tây Ban Nha; Bỉ; Croatia.
6.3. Pháp Luân Công tốt hay xấu? Có vi phạm pháp luật Việt Nam không?
Ngày càng có nhiều người dân Việt Nam thực hành Pháp Luân Công và nhận được nhiều lợi ích về sức khỏe, tinh thần cho bản thân, gia đình. Hầu hết tại các tỉnh, thành ở cả ba miền đều có người học Pháp Luân Công.
Việc học và thực hành Pháp Luân Công tại Việt Nam được bảo hộ bởi Hiến pháp và Công ước Quốc tế. Các hoạt động giới thiệu, tài liệu giới thiệu, chia sẻ về môn tập cũng như các điểm luyện công của Pháp Luân Công đều tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Nhiều người làm việc trong ngành công an, an ninh, quân đội tại Việt Nam cũng tập Pháp Luân Công. Đại tá Quân đội Trần Văn Đệ cho hay:
“Ở Việt Nam từ Trung ương trở xuống không có văn bản nào nói về việc cấm tập Pháp Luân Công. Tôi cũng đã hỏi, một số anh công an cũng ra các bãi tập. Tôi cũng hỏi về việc ấy, người ta bảo là không thấy, không thấy có việc ấy. Thế như vậy là việc luyện tập Pháp Luân Công ở Việt Nam là không cấm. Từ Trung ương trở xuống, hiện nay chính thức là không có ai cấm cả.”
- Xem thêm: Pháp Luân Công tại Việt Nam: Có bị cấm không? Những điều cần làm rõ
6.4. Pháp Luân Công tốt hay xấu? Có phải là tà đạo không?
Cũng có nhiều người chưa rõ Pháp Luân Công tốt hay xấu, có phải mê tín không.
Từ xưa tới nay, phán xét một đạo tu hành có phải là chính đạo hay không không phải dựa vào những phán quyết mang tính chất chính trị. Đạo tu hành chân chính chỉ xét nhân tâm.
Chính đạo là đạo khuyên dạy, hướng con người làm điều tốt, nhân tâm hướng thiện, tin vào nhân quả báo ứng để ước thúc hành vi của bản thân; hướng con người quay về giá trị truyền thống; buông bỏ danh – lợi – tình.
Mọi hoạt động của giáo phái chính đạo đều dựa trên cơ sở tự nguyện; không thúc ép, lôi kéo ai; không thu tiền; coi trọng sinh mệnh… Đạo nào làm ngược lại với những điều này thì là tà giáo.
Các bài giảng của môn Pháp Luân Công hướng con người hành xử theo Chân – Thiện – Nhẫn; tin vào sự tồn tại của Thần Phật; Thiện hữu Thiện báo, Ác hữu ác báo… Pháp Luân Công có đầy đủ những yếu tố của một chính đạo chân chính.
Có nhiều người cho rằng Pháp Luân Công là mê tín, phản khoa học. Điều này có đúng không?
- Xem thêm: Pháp Luân Công lừa đảo hay không? 10 điều bóc trần sự thật
Tin vào sự tồn tại của Thần không mâu thuẫn với khoa học
Nhiều người cho rằng Thần không tồn tại bởi lẽ họ chưa từng thấy Thần. Tuy nhiên, thực tiễn khoa học đã chứng minh rằng mắt người thực tế không thể nhìn thấy được tất cả vật chất tồn tại xung quanh.
Bằng chứng là mắt người không thể nhìn thấy phân tử, nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, sóng vô tuyến điện… là những vật chất tồn tại ở không gian mà con người đang sinh sống. Không những thế, mắt người bình thường cũng không thể nhìn thấy được sự tồn tại của vật chất ở các không gian khác. Do đó, khoa học hiện đại vẫn không thể phủ nhận sự tồn tại của Thần.
Theo Giáo sư Toán học John Lennox (Đại học Oxford), trong 654 người đạt giải Nobel từ năm 1901 đến năm 2000 được ghi trong cuốn “100 Năm Giải Nobel” của tác giả Baruch A. Shalev, có hơn 65% người đạt giải là người Cơ đốc giáo; hơn 20% là người Do Thái; người Hồi giáo có dưới 1%; Những người đạt giải không có niềm tin vào Thần chỉ dưới 11%.
Isaac Newton, Albert Einstein tin rằng thế giới này do Thần tạo ra
Rất nhiều nhà khoa học vĩ đại trong các thời kỳ lịch sử như: Nicolaus Copernicus; Galileo Galilei; Isaac Newton; James Clerk Maxwell; Albert Einstein… đều tin vào sự tồn tại của Sáng Thế Chủ và cho rằng thế giới này là do Thần sáng tạo ra.
Isaac Newton vừa là một nhà khoa học vĩ đại, vừa là một nhà Thần học thành kính và có kiến giải đặc biệt. Ông không thấy có sự mâu thuẫn giữa việc tin vào Thần và khoa học.
Albert Einstein – nhà khoa học vĩ đại nhất thời cận đại được cả thế giới công nhận – trong một lần phỏng vấn đã nói rằng: “Có người cho rằng tôn giáo không phù hợp với khoa học. Tôi là một người nghiên cứu khoa học, tôi biết sâu sắc rằng, khoa học của hôm nay chỉ có thể chứng minh sự tồn tại của một vật thể nào đó, chứ không thể phán định nó là có tồn tại hay không”.
Einstein đưa ra ví dụ: “Ví như nếu như vào mấy nghìn năm trước, chúng ta chưa thể chứng minh sự tồn tại của hạt nhân nguyên tử, nếu như lúc đó chúng ta tùy tiện kết luận rằng hạt nhân nguyên tử không tồn tại, và hôm nay đã khám phá ra, nếu vậy không phải chúng ta đã phạm phải một sai lầm to lớn rồi hay sao?”.
Einstein khẳng định rằng ông tin vào Thần: “Vì vậy, khoa học hôm nay không thể chứng minh được sự tồn tại của Thần, là bởi khoa học vẫn còn chưa có phát triển đến trình độ đó, chứ không phải là Thần không tồn tại”.
6.5. Tập Pháp Luân Công có được có người yêu hay kết hôn không?
Có khá nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, có thắc mắc rằng tập luyện Pháp Luân Công thì có thể có người yêu hay kết hôn không? Người tập Pháp Luân Công đối với vấn đề hôn nhân như thế nào?
Cô dâu và chú rể cùng học Pháp Luân Công. (Ảnh: Pixabay)
Trong sách “Chuyển Pháp Luân” – cuốn sách chính của Pháp Luân Công – viết rất rõ ràng rằng Pháp Luân Công là môn tu luyện giữa đời thường. Do đó, người tập Pháp Luân Công vẫn có cuộc sống sinh hoạt bình thường như mọi người; trong đó bao gồm việc kết hôn; có con cái; và chăm lo cho cuộc sống gia đình.
Có rất nhiều người sau khi thực hành tập luyện Pháp Luân Công đã giải quyết được những mâu thuẫn trong gia đình; và có một cuộc sống gia đình hạnh phúc.
Gia đình nhỏ cùng tu luyện Pháp Luân Công. (Ảnh: thuctinhvn.com)
Vậy là Pháp Luân Công tốt hay xấu? Có nên luyện Pháp Luân Công không? Giữa rất nhiều những thông tin trái chiều, bạn có thể dành thêm thời gian cho mình để tìm hiểu về Pháp Luân Công và cân nhắc; hay ít nhất cũng nên gắng đọc một lần cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” để tự có câu trả lời cho bản thân mình.
Diệp Anh – Thuỷ Vân
Xem thêm:
- Giáo sư, Tiến sỹ, nhà khoa học nói gì về Pháp Luân Công?
- (eMagazine) PGS.TS Giáo dục học: Chân-Thiện-Nhẫn là cách giáo dục tốt nhất
- Những bài chia sẻ về Pháp Luân Công: Lan tỏa giá trị ‘Chân – Thiện – Nhẫn’