Tiểu sử Pháp sư Tịnh Không là ai? Viên Tịch, Vãng Sanh vào ngày nào?

Tiểu sử Pháp sư Tịnh Không là ai? Viên Tịch, Vãng Sanh vào ngày nào?

Phật giáo là gì pháp sư tịnh không

Video Phật giáo là gì pháp sư tịnh không

Pháp sư Tịnh Không hay còn được biết đến với pháp danh Thích Tịnh Không. Ngài là một trong những vị thiền sư vĩ đại của Trung Quốc, có nhiều thành tựu và đóng góp to lớn cho nền Phật giáo nước nhà nói chung. Bài viết này sẽ cho bạn hiểu kỹ hơn về tiểu sử, cuộc đời của vị thiền sư nổi tiếng này.

Tiểu sử của Pháp sư Tịnh Không

Pháp sư Tịnh Không, hay còn có pháp danh là Thích Tịnh Không, tên thật của ngài là Từ Nghiệp Hồng. Ngài sinh ngày 18 tháng 3 năm 1927 tại trấn Dịch Trì, huyện Lư Giang, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Trong suốt thời gian niên thiếu của mình, Pháp sư Tịnh Không sinh sống, học tập và tu tâm ở hai tỉnh Phúc Kiến và Quý Châu.

Tóm tắt cuộc đời của Pháp sư Tịnh Không

– Năm 1949: Ngài Pháp sư Tịnh Không bắt đầu đến Đài Loan, phục vụ ở Thực Tiễn Học Xã, lúc có thì giờ thì ngài nghiên cứu học tập kinh sử, triết học. Đến năm 26 tuổi thì ngài bắt đầu học Phật ăn trường chay, đầu tiên ngài cầu học với nhà triết học giáo sư Phương Đông Mỹ. Tiếp theo ngài theo học với cao tăng Mật Tông Đại Sư Chương Gia 3 năm. Sau này ngài đi đến Đài Trung cầu pháp với nhà Phật học Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam 10 năm, tổng cộng học tập Phật Pháp 13 năm.

– Năm 1959: Khi Pháp sư Tịnh Không được 33 tuổi, Ngài được thế độ ở chùa Lâm Tế vùng Viễn Sơn thành phố Đài Bắc, lấy pháp danh là Tịnh Giác, pháp tự là Tịnh Không. Sau khi ngài thọ giới cụ túc, ngài đã đi khắp nơi giảng kinh thuyết pháp ở Đài Loan và nhiều nước khác trên thế giới.

– Năm 1960: Ngài được mời làm giảng sư ở Tam Tạng Học Viện chùa Thập Phổ thành phố Đài Bắc.

– Năm 1965: Pháp sư Tịnh Không đảm nhiệm ủy viên thiết kế của Hội Phật Giáo Trung Quốc.

– Năm 1972: Ngài đảm nhiệm tổng chủ giảng Đại Chuyên Phật Học Giảng Tọa của Hội Phật Giáo Trung Quốc.

– Năm 1973: Ngài đảm nhiệm Viện Nghiên Cứu Phật Học Viện Học Thuật Trung Hoa, giáo thọ ủy viên biên dịch Hội Chú Thích Kinh Phật Ngữ Dịch Đài Loan.

– Năm 1975: Ngài đảm nhiệm làm giáo thọ Văn Hóa Đại Học Triết Học Hệ Trung Quốc, và giáo thọ Thiên Chúa Giáo Đông Á Tinh Thần Sinh Hoạt Nghiên Cứu Tập Sở.

– Năm 1977: Pháp sư Tịnh Không đảm nhiệm viện trưởng Viện Nội Học Trung Quốc.

– Năm 1979: Ngài đảm nhiệm viện trưởng Viện Tịnh Độ Thực Tiễn Trung Quốc.

– Năm 1985: Ngài di cư sang Hoa Kỳ, bắt đầu thời gian mà Ngài hoằng pháp trên đất Mỹ.

– Tháng 5 năm 1995: Được sự chỉ đạo của Ngài, Cư Sĩ Lâm Phật Giáo Tân Gia Ba và Tịnh Tông Học Hội liên kết sáng lập Lớp Bồi Huấn Nhân Tài Hoằng Pháp, và chỉ dạy công việc giáo học hằng ngày.

– Tháng 5 năm 1998: Cư Sĩ Lâm Phật Giáo Tân Gia Ba bắt đầu tuyên giảng Kinh Hoa Nghiêm, cũng đồng thời tuyên giảng Kinh Vô Lượng Thọ.

– Từ năm 1998 trở đi: Úc Châu và Tân Gia Ba hai nơi này tích cực đẩy mạnh lý niệm văn hóa đa nguyên, xúc tiến hòa bình, xã hội an định. Ngoại trừ ra ở Tân Gia Ba chủ động đi thăm viếng các đoàn thể Tôn giáo và trợ giúp sự nghiệp từ thiện xã hội, ở Úc Châu tham gia diễn đàn tôn giáo, trợ giúp trường Đại Học Griffith thành lập Trung Tâm Văn Hóa Đa Nguyên, và trường Đại Học Queensland thành lập Học Viện Nghiên Cứu Giải Quyết Xung Đột và Hòa Bình.

– Tháng 5 năm 2000: Pháp sư Tịnh Không nhận lời mời của Cục Tôn Giáo Trung Quốc, Ngài cùng với những vị lãnh tụ của 9 đại tôn giáo Tân Gia Ba, đi thăm viếng các đại đoàn thể tôn giáo Trung Quốc, xây dựng mối quan hệ thân thiện.

– Tháng 1 năm 2001: Bắt đầu ở Úc Châu dự bị xây dựng Tịnh Tông Học Viện, để bồi dưỡng trau dồi càng nhiều nhân tài Phật Giáo cho hàng hậu học. Ngài hiện cư ngụ tại Úc Châu, ngoại trừ mỗi ngày 4 tiếng đồng hồ ở trong phòng ghi hình tuyên giảng Kinh Hoa Nghiêm, cũng thường đi Hồng Kông và Tân Gia Ba hoằng pháp.

– Tháng 5 năm 2002: Ngài được trường Đại Học Griffith mời làm Giáo Sư Danh Dự, tháng 6 được trường Đại Học Queensland mời làm Giáo Sư Khách Tọa, và được thành phố Toowoomba phong tặng Công Dân Danh Dự của thành phố.

– Giữa tháng 8 năm 2002: Ngài được trường Đại Học Griffith phong tặng Tiến Sĩ Danh Dự.

– Tháng 7 năm 2003: Pháp sư Tịnh Không với chức phận Giáo Sư đại biểu trường Đại Học Griffith đến Thái Lan tham gia Hội Nghị Thế Giới Hòa Bình Liên Hiệp Quốc.

– Tháng 4 năm 2004: Ngài được trường Đại Học Queensland Úc Châu phong tặng Tiến Sĩ Danh Dự.

– Tháng 6 năm 2004: Bộ tôn giáo Indonesia tổ chức thành đoàn phỏng vấn lãnh tụ tôn giáo, thỉnh mời Ngài làm Cố Vấn Danh Dự, đi thăm viếng Ai Cập, Ý Đại Lợi và Vatican, nhờ vào thông qua tôn giáo giao lưu tiến đến tìm hiểu với nhau, cùng xây dựng ý thức chung.

– Tháng 8 năm 2004: Ngài được trường Đại Học Châu Lập Islam Giáo Indonesia phong tặng Tiến Sĩ Danh Dự.

– Tháng 8 năm 2004: Ngài tiếp tục được mời tham gia Hội Nghị Quốc Tế do Liên Hiệp Quốc Giáo Khoa Văn tổ chức cử hành tại Okayama Nhật Bản, và phát biểu chuyên giảng đề tài.

– Tháng 6 năm 2005: Ngài Pháp sư Tịnh Không tích cực đẩy mạnh nền văn hóa đa nguyên, tôn giáo hòa hài, liên hệ đoàn kết chủng tộc và nỗ lực công việc giáo dục thế giới. Do đó ngài đã được Nữ Hoàng Anh Quốc ban tặng Huân Chương Danh Dự.

Pháp sư Tịnh Không viên tịch, vãng sanh vào ngày nào?

Thuận thế vô thường, Hòa thượng Tịnh Không đã viên tịch vào 2 giờ sáng ngày 26/7/2022, trụ thế 96 tuổi.

Những đóng góp to lớn của Pháp sư Tịnh Không đối với nền Phật giáo thế giới

Pháp sư Tịnh Không đã có rất nhiều cống hiến lớn lao trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ví dụ như đoàn kết chủng tộc và hòa hợp Tôn giáo, nâng cao đạo đức và cứu bạt khổ nạn,… Cho nên ngài đã nhiều lần được nhận được bằng Tiến sĩ và Giáo sư, thị dân và công dân vinh dự do Chính phủ Mỹ, trường Đại học Mỹ và Australia trao tặng.

Pháp sư Tịnh Không đã nhiều lần dùng vai trò đại biểu cho giới Tôn giáo để đi tham dự hội nghị phát triển hòa bình Thế Giới của tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa Liên Hợp Quốc. Ngài còn là người thầy chỉ đạo và cố vấn của rất nhiều Tịnh Tông Học Hội và tổ chức giáo dục Phật Giáo khác nhau trên khắp toàn cầu.

Tuy rằng Pháp sư Tịnh Không đã trên 90 tuổi, thế nhưng vẻ mặt sáng ngời, tinh thần minh mẫn, bước đi nhẹ nhàng, thanh thoát,… cho thấy ngài vẫn còn khỏe mạnh và ổn định hơn so với nhiều người ở độ tuổi 60, 70 tuổi. Mỗi người khi nhìn thấy Pháp sư Tịnh Không, không ai mà không khuất phục và bị lôi cuốn trước phong độ thanh tịnh bất nhiễm và uy nghiêm từ bi của ngài.

Ngoài ra, để chấm dứt xung đột và hòa giải tranh chấp, hội nghị hòa bình Quốc tế đã mở ra nhiều lần, nhưng chiến tranh và tai nạn vẫn không ngừng gia tăng. Thế là ngài đã bắt tay xây dựng mô hình mẫu cho cả Thế Giới học tập, tại quê hương của ngài là trấn Thang Trì, Huyện Lư Giang, Tỉnh An Huy, Trung Quốc.

Pháp sư Tịnh Không đã đầu tư hơn 200 triệu nhân dân tệ để thành lập Trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống lớn nhất Á Châu. Đào tạo bồi dưỡng ra những giáo viên có đạo đức ưu tú, nói đến đâu làm gương đến đó, đề xướng truyền thống luân lý đạo lý trong 48 ngàn người dân.

Nhiều năm nay, Ngài được hàng ngàn vạn tín đố khắp nơi trên Thế Giới cung kính cúng dường, nhưng ngài không hề giữ riêng cho mình mà hiến tặng bố thí. Phương châm chủ yếu của ngài là ấn tống sách Phật, Kinh Phật, giúp đỡ cho sự nghiệp giáo dục và y tế. Chỉ tính ở trong nước, Pháp sư Tịnh Không đã quyên tặng xây dựng được gần 100 trường tiểu học tình thương.

​Hòa Thượng Tịnh Không cả đời dồn sức vào việc giáo dục và giảng dạy Phật Pháp, gắng sức đề xướng phá trừ mê tín, khơi gợi chánh tri chánh kiến, vạch rõ ý nghĩa cốt tủy của Phật Giáo. Bản chất Phật Giáo không phải là thắp nhang lễ Phật cầu phù hộ, mê tín Tôn giáo. Ngài cũng không phải xem Phật Giáo như một môn học để nghiên cứu học thuật, mà Phật Giáo thật sự có lợi ích, phá mê khai ngộ, khiến cho đông đảo chúng sinh có thể thực sự tiếp nhận được nền giáo dục tốt nhất.

———————

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Top 10 nhà sư Việt Nam nổi tiếng nhất hiện nay
  • Top 10 vị đại lão hòa thượng, thầy của các thầy, có tầm ảnh hưởng lớn nhất tới nền phật giáo Việt Nam
  • Top 10 vị đại sư nổi tiếng nhất lịch sử thế giới
  • Top 5 vị sư cô có đóng góp lớn cho nền phật giáo Việt Nam
  • Top 50 người nổi tiếng tại Việt Nam theo đạo Phật
  • Bí ẩn về hiện tượng “nhục thân bất hoại” của các cao tăng tại Việt Nam
  • Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của 5 ngôi chùa lớn nhất Việt Nam

Xem ngay trên Youtube