Phố Cổ Hội An – Từng là một thương cảng rất sầm uất và sôi động, thế nhưng điều đó không làm vùi lấp không khí cổ xưa của nơi đây. Cuộc sống vẫn cứ bình lặng mặc cho đã trải qua hàng trăm năm, khi mà ngoài kia bao nhiêu nơi vẫn không ngừng vươn mình phát triển. Những mái cũ rêu phong, những con đường ngập tràn trong sắc màu của những chiếc đèn lồng và cả những công trình cổ kính,… tất cả khiến bạn như có cảm giác trở về quá khứ. Bài giới thiệu Phố cổ Hội An của dulichsontra.com hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn về đô thị cổ này.
Click đăng ký ngay: Đặt tour Hội An để trải nghiệm trọn vẹn nơi đây. Chỉ 300.000 VNĐ | Đã bao gồm: Đưa đón tận nơi ở khách sạn bằng xe du lịch mới nhất, hướng dẫn viên chuyên nghiệp, ăn uống tại nhà hàng Hội An, miễn phí tham quan thêm danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Giới thiệu về Phố cổ Hội An và một số thông tin cần biết
Phố cổ Hội An nằm ở đâu?
Phố cổ Hội An là một thành phố du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển của tỉnh. Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam, phía Đông giáp với biển Đông, phía Nam giáp với huyện Duy Xuyên và phía Tây giáp với huyện Điện Bàn.
Tên gọi khác của Hội An
Ít ai biết được trước khi có tên là Hội An thì đô thị này còn có một tên gọi khác khá lạ lùng, đó là Faifo. Tên gọi này có thể bắt đầu được sử dụng bởi các thương nhân Bồ Đào Nha từ nửa đầu thế kỷ 16, bước sang thế kỷ 17, 18 thì dần phổ biến hơn.
Xét theo nghĩa rộng, Faifo có nghĩa là không gian địa lý bao gồm các cửa biển, hải cảng và các bến, chợ, nơi quy tụ hàng hóa, sản phẩm. Còn theo nghĩ hẹp thì Faifo chỉ là khu vực mà ngày nay là Phố cổ Hội An.
Xem thêm: Bảng giá vé tham quan phố cổ Hội An cập nhật mới nhất 2023
Bước sang thế kỷ 17, Faifo gần như đã trở thành địa danh chính thức để nói về thương cảng này. Còn cái tên Hoài Phô trước đó dần nhạt mờ theo thời gian và dần đổi thành Hoài Phố. Cùng lúc này xuất hiện đại danh Hội An, lâu dần nó chính thức là danh xưng được sử dụng và được cả thế giới biết tới.
Lịch sử hình thành và phát triển phố cổ Hội An
Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối thể kỷ 16 dưới sự trị vị của nhà Lê. Năm 1527, Mạc Đăng Dung giành ngôi nhà Lê và vùng Đông Kinh lúc bấy giờ quyên quyền cai quản của nhà Mạc. Sau đó năm 1533, Nguyễn Kinh nhân danh nhà Lê lập binh chống lại Nhà Mạc và sau khi Nguyên Kim mất, con rễ là Trinh Kiểm lên nắm quyền.
Năm 1558, Nguyễn Hoàng – người con thứ ba của Nguyễn Kim cùng dòng họ và binh linh lui về định cư ở vùng Thuận Hóa. Cũng kể từ năm 1570, Nguyễn Hoàng nắm quyền trấn thủ Quảng Nam và cùng Nguyễn Phúc Nguyên là con trai xây dựng thành lũy, lên kế hoạch phát triển kinh tế đàng trong, mở rộng giao thương buôn bán với nước ngoài (chủ yếu là Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước phương Tây). Bắt đầu từ đây, Hội An trở thành thương cảng quốc tế sầm uất nhất khu vực Đông Nam Á.
Phố cổ Hội An có gì đặc biệt khiến nó trở nên hấp dẫn?
Năm 1999, Hội An chính thức được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Từ đó du lịch Hội An đi phố cổ trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước ghé thăm. Vậy, điều gì làm nên sự hấp dẫn của đô thị cổ này?
– Hội An kiểu kiến trúc truyền thống ấn tượng
Hội An nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà cổ, những bức tường và cả những con đường. Dù đã trải qua hàng trăm năm với biết bao biến cố nhưng nơi đây vẫn giữ nguyên những nét đẹp cổ xưa, trầm mặc rêu phong trên từng mái ngói, hàng cây…
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng tự túc 2023: Ở Đâu, Ăn Gì, Chơi gì?
Kiểu nhà ở đây mang lối kiến trúc hình ống thoáng mát, ngập tràn ánh nắng mặt trời. Đường phố thì được bố trí ngang dọc theo kiểu bàn cờ với những con phố ngắn, uốn lượn, ôm lấy những ngôi nhà nhỏ nhìn rất đẹp mắt. Dạo quanh từng con phố nhỏ và yên bình ấu hẳn du khách sẽ có cảm giác như trở về không gian của hàng trăm năm trước, nó kem lại sự thoải mái, nhẹ nhàng.
– Hội An có nhiều di tích tiêu biểu
Nơi đây có nhiều khu phố cổ cũng được xây dựng từ thế kỷ 16 và đến nay vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc cổ từ phố xá, nhà cửa đến đền đài, chùa chiền, giếng cổ… Một trong số đó phải kể đến Chùa Cầu – một công trình độc đáo, một nét kiến trúc mang đậm phong cách kiến trúc Việt. Không chỉ được chọn để in trên tờ tiền 20.000 đồng mà đây được xem như hình ảnh đặc trưng, là tài sản vô giá của Phố Hội.
– Phố cổ Hội An có nền ẩm thực phong phú
Giới thiệu về phố cổ Hội An không thể bỏ qua nét ẩm thực. Hình ảnh phố cổ không chỉ hiện lên bằng những ngôi nhà, ngôi chùa hay con phố cổ kính mà còn có cả một thiên đường ẩm thực dành cho các tín đồ thích ăn uống. Không chỉ phong phú, đa dạng các món mà tất cả các món đều mang đậm hương vị đặc trưng nơi này.
Dù chỉ là một con phố nhỏ nhưng để thưởng thức hết các đặc sản Hội An thì phải mất khá nhiều thời gian đấy. Có thể kể đến như cơm gà, mỳ Quảng, cao lầu, bánh mỳ, bánh đập – hến xào, bánh bèo, bánh vạc, nước mót, chè,… chắc chắn sẽ khiến bạn phải “gật gù” khen ngon.
– Hội An có những lễ hội truyền thống đặc sắc
Do từng là một thương cảng sầm uất, là nơi giao lưu, buôn bán với nhiều quốc gia khác nhau nên văn hóa Hội An cũng chịu sự ảnh hưởng của các nước này. Điều đó đã tạo ra các lễ hội, tín ngưỡng, phong tục khác nhau, như một nét chấm phá trong bức tranh phố Hội.
Bên cạnh những phong tục tập quán bản địa của người Việt còn có thêm những phong tục tập quán của cộng đồng cư dân nước ngoài đến định cư như: tục thờ đá, thờ cá Ông của ngư dân ven biển. Ngoài ra, người Hội An cũng thường xuyên tổ chức các lễ hội hay sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng khác như Tết Nguyên Tiêu, Tết Thanh Minh, Đoan Ngọ, Trung thu,… Đặc biệt là ngày rằm 14, 15 Âm lịch hàng tháng. Du khách đến du lịch Hội An cũng có dịp trải nghiệm các hoạt động dân gian: bài chòi, hò khoan, hò giả gạo…
– Phố cổ Hội An – Thành phố của những danh hiệu
Hội An với vẻ đẹp yên bình vượt thời gian, với nền văn hóa giao lưu từ nhiều nước, với những lễ hội truyền thống đặc sắc, với những kiến trúc cổ truyền thống,… Tất cả những điều này đã giúp nó thường xuyên xuất hiện trong các cuộc bình chọn của khách nước ngoài. Thành phố Hội An kể từ khi trở thành điểm đến hấp dẫn và nổi tiếng thế giới đã xuất sắc dành nhiều vị trí cao trong bảng xếp hạng du lịch trên thế giới, nhiều đến nổi người ta gọi đây là thành phố của những danh hiệu, cụ thể đó là:
- Top điểm đến được yêu thích nhất châu Á. Đọc giả của tạp chí Conde Nast Traveler (Mỹ) đã xếp hạng thành phố cổ ở miền Trung này vào vị trí thứu hai trong danh scash điểm đến được yêu thích nhất Châu Á
- Top 17 điểm “selfie” đẹp nhất thế giới. Buzzfeed Travel xếp Di sản hội An đứng thứ 3 trong số những điểm đến yêu thích dành cho du khách thích chụp hình, thu hút nhất là khu phố cổ.
- Top 10 thành phố lãng mạn nhất thế giới. Hội An được Indiatimes bình chọn là 1 trong 10 thành phố lãng mạn nhất thế giới, nơi đây là sự hòa quyện độc đáo giữa nét duyên dáng, trầm mặc của những tàn dư xưa cũ và yếu tố hiện đại.
- Top những điểm đến có con kênh nổi tiếng nhất thế giới. Theo Touropia bình chọn, trước đây Hội An đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng chỉ sau Vnice, Amsterdam và Bruges về những thành phố có con kênh nổi tiếng nhất hành tinh.
- Top điểm đến có giá trị lịch sử trên thế giới. Năm 2008, tạp chí National Geographic (Mỹ) xếp hạng thành phố cổ này là 1 trong 110 điểm đến có giá trị lịch sử trên thế giới dựa vào nhiều tiêu chí: môi trường, sinh thái, văn hóa – xã hội, công trình, điểm khảo cổ lịch sử…
Gợi ý: Danh sách 26 địa điểm du lịch Hội An đẹp thoả sức sống ảo
Cùng với đó là hàng loạt các danh hiệu khác: 5 trong 10 điểm du lịch tốt nhất châu Á theo website Trip Advisor (tháng 6/2013); Thành phố du lịch hấp dẫn nhất thế giới theo tạp chí du lịch Wanderlust – Anh (31/1/2013); Điểm đến đặc sắc và thu hút khách du lịch nhất Việt Nam do tạp chí Huffington Post – Mỹ bình chọn (tháng 10/2013); Hội An – Một trong các thành phố du lịch bụi rẻ nhất châu Á do website du lịch priceoftravel.com bình chọn (tháng 1/2014)… và còn rất nhiều danh hiệu nữa.
Nét kiến trúc phố cổ Hội An điều làm nên hình ảnh đặc trưng quyến rũ du khách
+ Kiểu nhà ở phố cổ
Không có những căn nhà cao tầng với thiết kế hiện đại. Kiểu nhà phổ biến ở đây chính là những ngôi nhà phố một hoặc hai tầng với đặc điểm chiều ngang hẹp nhưng chiều dài rất dài và sâu tạo nên kiểu nhà hình ống.
Những vật liệu dùng để xây nhà có sức chịu lực và độ bền cao. Thông thường một ngôi nhà ở Phố Hội sẽ có kết cấu đặc trưng kiểu nhà khung gỗ, hai bên ngăn cách bằng tường gạch. Chiều ngang ngôi nhà chỉ rộng khoảng 4 – 8 m, chiều sâu 10 – 40 m. Còn bố cục sẽ gồm: vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu, nhà sau 3 gian, vườn. Tuy nhỏ nhưng thoáng mát và ngập tràn ánh nắng mặt trời.
+ Mái ngói
Kiểu kiến trúc của những ngôi nhà trong phố cổ Hội An không chỉ nằm ở thiết kế hình dáng ngôi nhà mà còn nằm ở mái ngói. Hầu hết chúng đều được lợp theo dạng 2 mái, nhà chính và nhà phụ không chung một mái mà là 2 mái kế tiếp nhau, rất ít mái nhà chính phủ lên phần nhà phụ. Khi lợp người ta sẽ xếp một hàng ngói ngửa lên, tiếp theo là một hàng ngói úp xuống. Lợp xong, các viên ngói sẽ được cố định lại bằng bữa, tạo thành dải ngói nhô lên dọc xuôi theo mái. Điều này khiên oàn bộ mái ngói toat lên vẻ cứng cáp, mạnh mẽ.
Ở phần nóc mái được xây lên cao theo hình chữ nhật như một cái hộp. Nhìn tổng thế thì nó có vẻ như bị mất cân đối nhưng cách trang trí này lại khiến nhà Hội An trở nên ấn tượng, tạo ra nét đẹp riêng của thành phố này.
+ Đường phố
Khác với hình ảnh những con đường đổ nhựa rổng rãi, nối dài thẳng tắp như các thành phố lớn khác. Đường phố ở khu phố cổ bố trí ngang dọc theo kiểu bàn cờ với những con phố ngắn, uốn lượn, ôm sát những ngôi nhà nhỏ xinh.
Tới đây, du khách chỉ cần đi bộ dạo quanh những con đường này sẽ cảm nhận được cuộc sống của người dân phố Hội. Đặc biệt trên những con đường này bạn sẽ bắt gặp các bức tường vàng, giàn hoa giây rực rỡ và cả những con hẻm nhỏ. Tất cả là điểm “sống ảo” yêu thích của phần lớn du khách.
>> Thêm thông tin cho ai cần: Gợi ý các địa điểm thuê xe máy Hội An
Phố cổ Hội An và những địa điểm du lịch di tích tiêu biểu
Như đã nói, trải qua hơn 400 năm hình thành và phát triển, hiện nay Hội An vẫn giữ được hơn 100 di tích cổ. Toàn bộ đều mang nét đặc trưng riêng mà hầu như ai mỗi lần tới đây đều muốn ghé thăm chiêm ngưỡng, khám phá. Có thể kể đến một số di tích tiêu biểu sau:
++ Chùa Cầu – di tích lịch sử của phố cổ
Mỗi lần nhắc đến phố cổ Hội An, chắc chắn không thể bỏ qua công trình này. Chùa Cầu hay còn gọi là Chùa Cầu Nhật Bản, là công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu ở đây. Ngôi chùa được xây chính bởi các thương gia Nhật Bản khi đến đây buôn bán vào giữa thế kỷ 16. Do ảnh hưởng của thiên tai, dịch họa, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu nên dần mất đi các chi tiết kiến trúc Nhật Bản mà thay vào đó là những nét kiến trúc Việt – Trung.
Chùa có dáng chứ Công, mặt cầu bằng ván gỗ cong vòng bắt qua con lạch thông qua sông Hoài. Phần mái xe uốn cong mềm và được chạm trỗ nhiều họa tiết tinh xảo. Trên sườn cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ thần Bắc Đến Trấn Vũ. Ở hai đầu có đặt hai nhóm tượng khỉ và chó bằng gỗ. Đây là một điểm tham quan nổi bật, đồng thời cũng là điểm check-in sống ảo của nhiều du khách.
++ Nhà cổ Tấn Ký hơn 150 năm tuổi
Khi giới thiệu phố cổ Hội An phải nhắc đến yếu tố này. Nhà cổ Tấn Ký vinh dự trở thành di sản cấp quốc gia. Đây từng là nơi đón tiếp các Nguyên thử quốc gia, chính khách trong và ngoài nước. Ngôi nhà cổ này kết hợp giữa kiểu kiến trúc Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc với hình ống đặc trưng, gồm 2 thanh ngang chồng lên nhau và 5 thanh dọc.
Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm. Qua năm tháng vẫn được bảo tồn khá nguyên dạng về kiểm sáng, kiếm trúc lẫn cách bài trí nội thất bên trong mà khi tham quan bạn sẽ phần nào hiểu được lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đó.
++ Hội Quán Phúc Kiến – đặc trưng kiến trúc người Hoa
Đây cũng là một công trình tiêu biểu nằm trong danh sách các di tích nổi tiếng ở Hộ An. Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thanh Mẫu – người phù hộ cho các ngư dân và thương nhân thuận buồm xuôi gió. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp của Hoa Liều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang như tô điểm thêm diện mạo cho phố cổ.
Xem thêm: Bảng giá vé tham quan phố cổ Hội An cập nhật mới nhất 2022
++ Chùa Ông uy nghi
Chùa Ông được xây dựng vào năm 1653 và đã trải qua 6 lần trùng tu vào năm 1753, 1783, 1827, 1862, 1904 và lần cuối cùng vào năm 1906. Đây là một trong số các ngôi chùa cổ của Hội An, sở hữu lối kiến trúc uy nghi, hoành tráng. Trong chùa thờ tượng Quan Vân Trường nên còn được gọi với cái tên là Quan Công Miếu. Ngoài là điểm tín ngưỡng của người dân địa phương thì chùa Ông còn là nơi mà các thương nhân thường đến cầu may mắn, làm ăn phát đạt.
++ Bảo tàng lịch sử – văn hóa
Đến phố cổ Hội An, du khách thường ghé thăm bảo tàng lịch sử – văn hóa. Bảo tàng này được xây dựng vào năm 1989, hiện trưng bày 212 hiện vật góc và các tư liệu có giá trị bằng gốm sứ, đồng sắt, gỗ, giấy,… Tất cả những thứ này phản ánh các giai đoạn phát triển của thương cảng Hội An từ thời văn hóa Sa Huỳnh đến thời kỳ văn hóa Chăm và văn hóa Đại Việt, Đại Nam. Khi ghé thăm, du khách sẽ hiểu hơn về lịch sử cũng như bề dày của phố cổ.
Ngoài những di tích này, Hội An còn gây ấn tượng với du khách gần xa bởi nhiều cái tên khác như: Nhà cổ Quân Thắng, nhà cổ Phùng Hưng, Hội quán Triều Châu, Hội quán Quảng Đông, Nhà thờ tộc Trần, Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch, Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh…
Du lịch phố cổ Hội An có trải nghiệm gì thú vị?
Với những danh hiệu ở trên đủ để biết sức hấp dẫn của du lịch Hội An như thế nào rồi phải không? Đến đây, ngoài việc tham quan các công trình, di tích trên còn có nhiều điều hay ho khác. Một vài trải nghiệm tiêu biểu nhất định phải tận hưởng như:
– Dạo chơi phố đèn lồng rực rỡ
Việc dạo bước ngoài phố cổ và ngắm nhìn những ngôi nhà cổ, những con phố đèn lồng rực rỡ về đêm sẽ khiến cho bạn có cảm giác như lạc vào một buổi dạ tiệc của ánh sáng. Ánh đèn lấp lánh, liên tục thay đổi màu tạo nên bức tranh màu sắc tuyệt vời, thu hút khách thập phương. Khu phố tĩnh lãng, cổ kính với ánh đèn lãng mạn như xoa dịu tâm hồn bạn. Đây là một trải nghiệm đáng nhớ của tất cả mọi người khi đến thăm phố đèn lồng Hội An.
– Thả đèn hoa đăng và đi thuyền trên sông Hoài
Đêm về, bên cạnh việc ngắm nhìn phố cổ, đèn lồng, du khách có thể trải nghiệm hoạt động thả hoa đăng trên sông Hoài. Những chiếc đèn thủ công đơn giản, nhưng mang đậm nét văn hóa truyền thống nơi đây được thắp sáng lên và thả theo dòng nước trôi với hy vọng mang lại may mắn, bình an cho mọi người. Sau khi thả đèn hoa đăng, du khách có thể đi thuyền trên sông Hoài và ngắm nhìn cảnh sắc hai bên cũng rất thú vị.
Show Ký Ức Hội An – Công Viên Ấn Tượng Hội An giá vé Ưu Đãi
– Tham gia các trò chơi dân gian
Buổi tối, sau khi dạo quanh một vòng bạn hãy nén chân lại và dành thời gian “tấp” vào ngay đầu phố Nguyễn Thái Học hay công Viên Kazil để hòa mình vào không khí nhộn nhịp của các trò chơi dân gian như bịt mắt đập nồi, đi cầu xe, ném vòng và đặc biệt là Bài Chòi. Không chỉ đem đến cho du khách cảm giác phấn khích mà còn tạo cơ hội cho người chơi nhận những phần quà tuy nhỏ nhưng ý nghĩa.
Xem thêm: Trò chơi dân gian ở Hội An – Top 4 trò chơi đáng trải nghiệm nhất
– Chụp ảnh kỷ niệm ở Hội An
Và sẽ thật thiếu sót nếu đến Hội An mà không chụp ảnh “sống ảo”. Hội An từng nằm ở vị trí thứ 3 trong danh sách những địa điểm chụp ảnh selfie tuyệt nhất thế giới theo Website BuzzFeed Travel. Nơi đây có vô vàn góc để check-in, từ các bức tường vàng, giàn hoa giấy đến các con phố, con hẻm nhỏ, bờ sông Hoài hay chùa Cầu,… tất cả đều dễ dàng cho ra đời những bức hình lung linh.
Đặc sản phố cổ Hội An có những món ăn nào nên thử?
Không quá nhiều nhưng Hội An cũng nổi tiếng với rất nhiều các món ăn truyền thống lẫn món ăn vặt. Vì thế tới đây, du khách có thể dễ dàng tìm thấy những mó ăn đặc sản yêu thích đậm chất pố cổ tại bất cứ quán ăn hay hàng gánh nào. Một số món ăn đặc trưng mà hầu như ai tới đây đều muốn tìm thử đó là:
- Cao lầu Hội An: Ăn ở quán cao lầu Liên
- Mì Quảng: Ăn ở quán mì Quảng ông Hai và mì quảng dì Hát, quán bà Minh…
- Cơm gà Hội An: Quán Bà Bụi và cơm gà Bà Hương.
- Bánh bao – bánh vạc
- Thịt xiên nướng kèm bánh ướt
- Chè Hội An
- Hến xào, bánh đập
- …
Xem thêm: Nhớ đời với 15 món ngon Hội An đậm nét ẩm thực phố cổ
Tại đây, du khách có thể kết hợp ăn uống trong những quán ăn nhỏ nằm sát con sông Thu Bồn và ngắm nhìn cảnh sắc về đêm, hẳn sẽ rất thú vị.
Lưu ý khi đi du lịch phố cổ Hội An
- Một số địa điểm du lịch trong phố cổ sẽ mất vé nếu muốn tham quan, chính vì vậy bạn nên liên hệ văn phòng hướng dẫn tham quan Hội An để mua vé nhé.
- Nên đi Hội An vào buổi chiều tối, vì thời điểm này phố cổ lên đèn rất đẹp.
- Nên du lịch phố cổ Hội An vào tháng 2 đến tháng 8 hằng năm, vì thời tiết trong những tháng này khá mát mẻ, đây là thời điểm đẹp để đi trải nghiệm.
- Nếu quyết định cư trú ở phố cổ Hội An thì bạn nên đặt phòng khách sạn trước nhé, để tránh trường hợp hết phòng.
Phố cổ Hội An lâu nay luôn thế, vẫn mang một nét đẹp riêng trong từng góc phố, mái nhà. Nơi cho du khách cảm nhận rõ rệt sự ấm áp trong từng món ăn, nụ cười thân thiên của người dân. Lạc bước vào khu phố cổ bạn sẽ thấy thanh bình, nhẹ nhàng đến lạ, thậm chí là yêu muôn mẫn đất này. Hy vọng qua những thông tin giới thiệu về phố cổ Hội An nà sẽ giúp bạn hiểu hơn và có những trải nghiệm thú vị hơn khi ghé thăm.
Tuyết Nhi – dulichsontra.com