Bất kỳ một công ty nào, kể cả khi bạn làm sếp hay nhân viên đều sẽ gặp một số kiểu đồng nghiệp, mẫu nhân viên nhất định. Vậy những ai sẽ giúp tổ chức của bạn đi lên, những ai sẽ khiến doanh nghiệp bị trì trệ? Nên trọng dụng ai và những ai nên quyết định loại thải? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết sau đây!
Những kiểu nhân viên điển hình
A-players:
Nhìn chung, những người này chỉ chiếm % rất nhỏ nguồn nhân lực. Họ là những người làm việc kiên trì, luôn đi tiên phong, được nhiều người yêu quý, tôn trọng và thường thăng tiến rất nhanh.
Tính cách: Những người này luôn luôn tràn đầy năng lượng. Mọi người có thể nghĩ họ là những người nghiện công việc, nhưng thực sự không hẳn như vậy. Họ biết cách cân bằng giữa cuộc sống và công việc của mình.
Công việc:
- Họ luôn có xu hướng nhận các công việc khó và có tinh thần trách nhiệm nhiều hơn, vì họ thích những thử thách.
- Họ thường hoàn thành công việc một cách xuất sắc trên cả sự mong đợi.
- Bên cạnh đó, họ luôn sáng tạo, đổi mới và không ngừng học hỏi các kỹ năng, kiến thức mới để phát triển bản thân.
- Những người này là những người cống hiến và tuyệt vời. Họ chăm chỉ, làm việc bất cứ lúc nào họ cảm thấy cần thiết, không quản thời gian và luôn cầu tiến.
- Họ sẽ chính là nhân tố quan trọng giúp công ty tăng trưởng và phát triển.
- Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng đúng và có câu trả lời ngay lập tức cho tất cả mọi việc.
Nói chung, A-Players, thường được định nghĩa là:
- Một trong những người thuộc top 10 nhân viên toàn ngành, chỉ số này tỉ lệ thuận với mức lương mà họ cần được trả
- Người mà ai cũng muốn thuê và làm việc cùng
- Là người thúc đẩy lợi nhuận và tăng trưởng của công ty
- Một người có tính liêm chính và độ tin cậy cao
- Là người mà mọi tổ chức luôn muốn đưa về.
B-Players:
Nhìn chung, những người này chiếm phần lớn nguồn nhân lực. Họ là những người làm việc 8 giờ mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần, họ hoàn thành công việc được giao nhưng không thực sự xuất sắc.
Tính cách: Những người này là những người chính xác, đáng tin cậy và nhất quán.
Công việc:
- Họ là tuýp nhân viên mà bạn có thể tin tưởng được trong công việc, tuy nhiên kết quả công việc của họ sẽ hiếm khi nào vượt qua mong đợi của bạn. Nếu bạn yêu cầu họ làm nhiều hơn mô tả công việc hoặc làm thêm giờ, họ sẽ cảm thấy khó chịu.
- Họ không cần sự giám sát trong công việc, tuy nhiên, họ vẫn cần sự định hướng nhất định khi được giao nhiệm vụ.
- Đây sẽ là những người khá quan trọng (và phần lớn) để giúp công ty hoạt động tốt.
C-Players:
Đây là những người chỉ làm việc ở mức đủ để không bị khiển trách. Họ sẽ không bao giờ tình nguyện hay tiên phong làm một việc gì đó.
Tính cách: Đôi khi bạn sẽ có cảm giác là họ đang thách thức và chống đối bạn. Họ là những người tiêu cực và mắc lỗi thường xuyên. Đây không phải tuýp người chăm chỉ, thay vào đó, họ hay tạo ra các “drama công sở” để giải trí. Trong khi làm việc, họ thường lơ đãng, không tập trung và hay làm mọi người mất tinh thần.
Công việc: Những người này cảm thấy khó chịu bởi danh sách các công việc mà họ phải làm. Biểu hiện là họ thường hay bỏ qua email của bạn hay trong một công việc, bạn sẽ phải yêu cầu và nhắc nhở họ nhiều lần để họ hoàn thành, tuy nhiên kết quả những công việc này thường dưới mức trung bình. Không hẳn là họ không thông minh, thậm chí có những người cực kỳ thông minh, nhưng họ không sử dụng trí thông của họ nhiều vào công việc.
Có nên xây dựng 1 đội ngũ toàn siêu sao?
Có nên xây dựng một đội ngũ toàn những A players hay không? Và nếu làm như vậy rốt cuộc, một công ty, doanh nghiệp sẽ không cần B players (và C) hay sao?
Giá trị đích thực đáng kinh ngạc của việc tuyển dụng được A-players
Như đã nói ở trên, A players là những người làm việc hiệu quả nhất trong tổ chức của bạn. A players cung cấp năng suất gấp 2-3 lần B players để được trả với mức lương tương tự. Theo con số tính toán, việc có một A player thay vì hai B players sẽ tạo ra ít nhất 45-50% doanh thu, tăng gấp 2-3 lần năng suất công việc, từ đó công ty có thể tăng giá trị đạt được lên rất nhiều lần.
Những hiểu lầm thường gặp về A players
Lý do tại sao B players và C được tồn tại trong doanh nghiệp bắt nguồn từ quan niệm sai lầm rằng: Tất cả A players đều có tính cách loại A. Trên thực tế, một A players sở hữu tất cả các loại tính cách, từ nhút nhát và hướng nội đến quyết đoán và hướng ngoại, điều này dễ gây nhầm lẫn giữa A, B và C players.
Hiểu lầm tiếp theo về A players xoay quanh việc tuyển dụng và đào tạo. Trừ khi bạn đang là một nhà tuyển dụng, khảo sát và phát triển tài năng tốt nhất như một huấn luyện viên hàng đầu, còn không, chắc chắn bạn sẽ có những thiếu sót. Hãy nhìn nhận một cách trung thực và nghiêm túc xem ai thực sự là A players so với những B players và C players trong tổ chức của bạn. Như thế, bạn mới có thể thu phục lòng người và quản lý nhân viên một cách hiệu quả nhất.
Còn B players và C players thì sao?
Đối với B players và C players, bạn có thể huấn luyện, đào tạo để họ có thể trở thành A players. Điều đó có thể khiến B và C players cảm thấy hạnh phúc hơn, có động lực hơn và cố gắng thực hiện công việc của mình ở mức độ tốt nhất. Thông thường, B players và C sẽ có 6-9 tháng để cải thiện hiệu suất của mình trước khi họ bị giáng chức hoặc bị sa thải.
Trên thực tế, B players và C thường không đối diện với sự kém hiệu quả trong công việc của họ và tiếp tục thực hiện cách làm việc trì trệ. Hầu hết các nhà quản lý không phải là huấn luyện viên giỏi. Các cuộc họp quan trọng để nhìn nhận điểm yếu của nhân viên và các cơ hội phát triển cần thiết để cải thiện hiệu suất hầu như không bao giờ diễn ra.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, bảo vệ những người bất tài là một công thức nhanh nhất khiến doanh nghiệp của bạn bị phá sản. Nếu bạn không cải thiện hoặc loại bỏ B và C, tức là bạn đang đặt công ty vào tình thế nhiều rủi ro hơn.
Hãy là một nhà quản lý sáng suốt để có thể nhìn ra chính xác những A players và đào tạo thành công B, C players trở thành những nhân viên hiệu suất hơn. Giữ lại những người giỏi và loại bỏ những nhân tố làm trì trệ tổ chức, thành bại của công ty chính là nhân sự, vì thế “mắt nhìn người” của người lãnh đạo mang ý nghĩa quyết định rất nhiều.
JobHopin Team (phỏng dịch)