PMC được hiểu là những tư vấn viên quản lý dự án. Để hiểu chi tiết hơn về khái niệm này cũng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
- Relationship Manager là gì? Cơ hội việc làm của quản lý quan hệ ra sao?
- Mbo là gì? Những thông tin cần nắm rõ về khái niệm Mbo
PMC là gì?
PMC là viết tắt của từ Project management Consultant có nghĩa là tư vấn viên quản lý dự án. Đây là một vị trí công việc có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Trong đó các công tác tư vấn quản lý dự án luôn được đánh giá cao. Công việc này hợp lý hóa những yêu cầu tăng trưởng lợi nhuận của tổ chức.
Công việc này luôn hấp dẫn đối với tất cả những người có năng lực, thích thử thách khả năng của bản thân mình. Quản lý dự án là công việc phụ thuộc rất nhiều đến sự phát triển của một nền kinh tế, môi trường kinh doanh hay công nghệ số. Bên cạnh PMC còn chịu ảnh hưởng của thế giới như sự toàn cầu hóa.
Những chuyên viên tư vấn dự án này sẽ không trực tiếp tham gia quản lý mà nghiên cứu, tư vấn bên ngoài đem lại những hiệu quả thực tiễn hiệu quả nhất. Đây là vị trí công việc quan trọng cần đến những người có năng lực chuyên môn cao. Nhiều doanh nghiệp bỏ ra chi phí không nhỏ để thuê dịch vụ tư vấn này nếu như họ không có bộ phận đó.
► Tìm hiểu cẩm nang kiến thức những nghề nghiệp hiện nay để có thêm những thông tin bổ ích.
Mô tả công việc của một PMC đích thực
PMC là những chuyên viên tư vấn quản lý dự án cần sử dụng những kiến thức kỹ năng chuyên ngành. Công việc của họ là cung cấp giám sát, tư vấn cho nhà lãnh đạo thực hiện các dự án bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch đến khi kế thúc. Nhiệm vụ của một PMC chính là có trách nhiệm quản lý tốt ngân sách, tài nguyên và các mối quan hệ để hoàn thành mục tiêu đề ra.
Mỗi nhân viên PMC sẽ có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau cần phải thực hiện. Chính vì vậy, với những người lãnh đạo các chuyên viên tư vấn là điều phối tốt các công việc khác nhau của các thành viên trong nhóm. Trong suốt quá trình thực hiện dự án sẽ phân tích những dữ liệu các vấn đề phát sinh.
Ngoài ra các chức trách khác mà nhân viên PMC cần phải làm là:
- Chuẩn bị các tài liệu mỗi khi tiến hành cuộc họp
- Thiết lập những mối quan hệ tích cực với bên khách hàng, các nhà cung cấp và quản lý
- Thường xuyên nghiên cứu, theo dõi các loại tài liệu
- Biên soạn nội dung để phục vụ công việc thuyết trình
- Tiến hành nghiên cứu các dự án tiếp theo
Những kiến thức và kỹ năng một PMC cần phải có
Có thể nói công việc của một PMC là vô cùng vất vả với nhiều trách nhiệm cần phải làm. Vì vậy, việc có một nền tảng kiến thức chuyên môn tốt, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp là điều cần phải có. Vậy những kiến thức mà một PMC đích thực cần có thuộc những lĩnh vực sau:
- Kinh doanh: Đây là điều bắt buộc mà PMC cần phải biết nắm rõ để có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất.
- Kế toán: Một phần của hoạt động kinh doanh luôn có liên quan đến kế toán. Vậy nên học hỏi những kiến thức cơ bản thuộc lĩnh vực kế toán sẽ giúp các PMC có những đánh giá chính xác nhất cho việc nghiên cứu thị trường
- Pháp luật: Trong kinh doanh cần phải thỏa thuận pháp lý nhiều vấn đề liên quan. Vậy nên, kiến thức pháp luật kinh tế các PMC cần phải nắm chắc để không đưa ra những phán đoán sai lầm vi phạm pháp luật.
- Tiếp thị: tạo những khách hàng tiềm năng, tăng độ nhận diện thương hiệu trên thị trường là điều hết sức quan trọng.
- Bán hàng: Biết cách tạo ra các đề xuất để tăng doanh số bán hàng thuận lợi.
Ngoài ra phong thái làm việc chuyên nghiệp, tuân thủ đúng những quy định của pháp luật chính là những điều mà một PMC cần phải có. Vậy nên, hãy trau dồi cho mình thật tốt nền tảng kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để hạn chế những rủi ro đáng tiếc.
Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn về công việc của một PMC, cũng như hiểu PMC là gì? Mong rằng những thông tin của chúng tôi sẽ hữu ích với những người quan tâm đến vấn đề này.
► Khám phá những kiến thức việc làm bổ ích tại: news.timviec.com.vn