Đối với doanh nghiệp, cũng như nhà đầu tư, PNL rất quan trọng. Vậy, PNL là gì? Để hiểu rõ về PNL, nắm được vai trò, đặc điểm, thành phần, cũng như phương pháp tạo, bạn hãy cùng JobsGO đi tìm hiểu qua chia sẻ trong bài viết dưới đây.
1. PNL là gì?
PNL được tạo nên từ các chữ cái đầu trong cụm tiếng Anh đầy đủ là Profit and Loss. Hiểu theo nghĩa tiếng Việt đơn giản là lãi và lỗ, nó chính là báo cáo kết quả của mục tiêu kinh doanh.
Đây là một loại báo cáo tình chính mà doanh nghiệp nào cũng có. Thông qua PNL, nhà quản lý có thể nhìn nhận tổng quát nhất về chi phí, doanh thu, lợi nhuận của mình trong quá trình hoạt động.
Ngoài ra, PNL còn cung cấp các thông tin cho các nhà đầu tư, các bên có liên quan. Từ đó họ có thể nắm được cách vận hành và đánh giá được khả năng sinh lợi của doanh nghiệp trong tương lai.
Công thức tính PNL là gì? Cụ thể như sau:
PNL = Tổng doanh thu – Tổng chi phí (tính cả thuế)
- Nếu PNL âm thì đó là lợi nhuận ròng hay hiểu đơn giản là doanh nghiệp đang thua lỗ.
- Nếu PNL dương thì doanh nghiệp đang có lãi từ hoạt động kinh doanh của mình.
Xem thêm: Mẫu báo cáo nội bộ doanh nghiệp mới nhất 2023
2. Vai trò của PNL trong hoạt động kinh doanh
Đối với các nhà đầu tư, PNL là tài liệu vô cùng quan trọng. Bởi nó sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư cái nhìn tổng thể về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đánh giá được cách thức vận hành của doanh nghiệp có thực sự tốt hay không.
Nếu một PNL âm, phần nào cho thấy được quá trình vận hành của doanh nghiệp đã có gì đó không ổn. Trong thực tế, một số trường hợp PNL âm không làm ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư khi doanh nghiệp chứng minh được tiềm năng phát triển của mình trong tương lai, hoặc tiềm năng phát triển dài hạn.
Ví dụ: Công ty Twitter cho đến tận quý 4, năm 2017 vẫn chưa hề tạo ra được lợi nhuận. Thế nhưng các nhà đầu tư vấn tin tưởng vào sự phát triển và tiềm năng sinh lợi của nó. Vì vậy, họ không hề rút vốn đầu tư vào công ty.
3. Đặc điểm của PNL trong đầu tư kinh doanh
PNL trong đầu tư kinh doanh có đặc điểm như sau:
- Nó sẽ là một dạng báo cáo hiển thị đầy đủ các thông tin về lợi nhuận ròng của doanh nghiệp dựa vào doanh thu và chi phí.
- Nó làm rõ về khả năng quản lý của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận tốt nhất. Đồng thời biết được nên cắt giảm chi phí nào để thúc đẩy doanh thu cao hơn.
- Báo cáo P&L cũng cho phép bạn kiểm tra xu hướng doanh thu và chi phí, dòng tiền, thu nhập ròng và lợi nhuận tổng thể – để sau đó phân bổ nguồn lực và ngân sách cho phù hợp.
Không chỉ vậy, PNL còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phân bổ ngân sách và nguồn lực để phát triển dự án. Nó thực hiện điều này bằng việc kiểm tra xu hướng của dòng tiền, chi phí, doanh thu, thu nhập ròng, lợi nhuận tổng thể. PNL cũng là một tài liệu được sử dụng làm căn cứ để cơ quan thuế yêu cầu nộp thuế trên lợi nhuận kinh doanh đạt được.
Xem thêm: Báo cáo thống kê là gì? Hướng dẫn lập báo cáo thống kê 2023
4. PNL gồm những thành phần nào?
Bạn đã hiểu PNL là gì? Vậy, PNL có những thành phần nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua chia sẻ dưới đây:
4.1 Các thành phần cơ bản của PNL
PNL sẽ bao gồm các thành phần cơ bản như sau:
- Doanh thu: PNL sẽ phản ánh chi tiết về doanh thu trong một kỳ kế toán hoặc doanh thu thuần. Doanh thu được tính bằng công thức:
Doanh thu = Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính + doanh thu phi hoạt động + thu nhập từ việc bán tài sản kinh doanh dài hạn
- Lợi nhuận gộp: Đây là doanh thu thuần chưa bao gồm chi phí bán hàng của doanh nghiệp. Nó còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc thu nhập gộp.
- Chi phí hoạt động: Nó sẽ bao gồm chi phí chung, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, các chi phí liên quan đến quá trình vận hành doanh nghiệp trong thời gian nhất định. Chi phí hoạt động sẽ có chi phí thuê, tiền lương, khấu hao và tiền điện nước, chi phí phát sinh.
- Giá vốn hàng bán: Chính là giá thành bán ra của sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh.
- Lợi nhuận ròng: Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp được tính bằng công thức sau:
Lợi nhuận ròng = Tổng lợi nhuận – tổng chi phí
- Thu nhập hoạt động: Nó là khoản thu nhập trước thuế, lãi vay, khấu hao và uy quyền. Công thức tính thu nhập hoạt động như sau:
Thu nhập hoạt động = Lợi nhuận gộp + Chi phí hoạt động
4.2 Các yếu tố khác liên quan đến PNL
Ngoài các thành phần cơ bản của PNL được chia sẻ ở trên, nó còn có các yếu tố khác liên quan như: Chi phí lãi vay, thuế thu nhập, thu nhập và thu nhập trên từng cổ phiếu. Cụ thể như sau:
- Chi phí lãi vay: Nó là số tiền lãi mà doanh nghiệp phải trả cho các khoản vay của mình.
- Thuế thu nhập: Nó là khoản chi phí được tình trước khi tính thu nhập ròng, sẽ không tính đến thuế tài sản.
- Thu nhập: Các khoản tiền sinh ra từ gửi ngân hàng hoặc lãi suất của các khoản đầu tư.
- Thu nhập trên từng cổ phiếu (EPS): Thu nhập này chính là số tiền mà các cổ động của doanh nghiệp sẽ nhận được cho từng cổ phiếu mà họ sở hữu. Nó sẽ được tích dựa vào thu nhập ròng trong kỳ. Công thức tính như sau:
EPS = Tổng thu nhập ròng/số cổ phiếu đang lưu hành hiện tại của doanh nghiệp
5. Phương pháp tạo báo cáo hoạt động PNL
Tạo báo cáo hoạt động PNL như thế nào? Để hoàn thiện loại báo cáo này, bạn sẽ sử dụng phương pháp nào? Có 2 phương pháp sau:
5.1 Phương pháp tạo báo cáo hoạt động PNL 1 bước
Đây phương pháp phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ hoặc các ngành kinh doanh nhỏ lẻ. Mục tiêu của báo cáo hoạt động PNL là ác định doanh thu ròng, công thức tính như sau:
Thu nhập ròng = (Doanh thu + Lãi) – (Chi phí + Tổn thất)
PNL 1 bước sẽ chỉ có một tổng phụ cho toàn bộ mục hàng doanh thu, mục chi phí. Báo cáo cuối cùng sẽ là phần lỗ ròng và phần lãi của hoạt động kinh doanh. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp tạo PNL 1 bước là phân tích tài chính không chi tiết cho từng bộ phận, thường tính tỷ suất lợi nhuận gộp.
Xem thêm: Gross profit là gì? Đặc trưng và công thức tính lợi nhuận gộp
5.2 Phương pháp tạo báo cáo hoạt động PNL nhiều bước
Phương pháp này phù hợp cho hầu hết các doanh nghiệp hiện nay và nó chủ yếu dựa trên hàng tồn kho. Tạo báo cáo hoạt động PNL theo cách này giúp doanh nghiệp tác biệt được doanh thu hoạt động và chi phí hoạt động với các doanh thu và chi phí khác trong quá trình vận hành.
Phương pháp tạo PNL nhiều bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Tính lợi nhuận gộp
- Bước 2: Tính thu nhập hoạt động
- Bước 3: Tính thu nhập ròng
Để thực hiện tính toán dễ dàng hơn trong từng bước, doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm kế toán chuyên dụng. Thông qua đó, doanh nghiệp không chỉ có kết quả mà còn tạo được báo cáo tài chính nhanh chóng, chuẩn xác cho hoạt động kinh doanh của mình.
Như vậy, bài viết trên JobsGO đã giúp bạn đọc hiểu được PNL là gì? Hy vọng nó bổ ích và giúp các bạn tính toán, cũng như lựa chọn phương pháp tạo PNL hiệu quả.
(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)