Polyp là sự tăng sinh tế bào bất thường, có bề ngoài trông giống như vết sưng tròn nhỏ hoặc phẳng, có cuống. Thông thường chúng có đường kính dưới 1,27cm. Mặc dù phần lớn bệnh phát triển lành tính và hiếm khi xuất hiện các biến chứng, thế nhưng, nếu tế bào tăng sinh mất kiểm soát vẫn có thể dẫn đến bệnh ung thư.
23/10/2020 | Polyp đại trực tràng: Phân loại, nguyên nhân và cách điều trị23/10/2020 | Đừng chủ quan với căn bệnh polyp lòng tử cung23/10/2020 | Những thông tin tổng quan về Polyp amidan
1. Các triệu chứng thường gặp khi có polyp
Các triệu chứng của polyp phụ thuộc vào vị trí mà nó phát triển. Bệnh nhân cần được thăm khám và chữa trị kịp thời để ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng khác. Một số loại phổ biến có thể kể đến như:
Các triệu chứng và biến chứng có thể xảy ra tương ứng với từng vị trí
Hình ảnh minh họa polyp trong cơ thể
2. Các yếu tố tác nhân gây nên bệnh
Nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng với các yếu tố nguy cơ sau:
-
Có tiền sử mắc các bệnh lý mãn tính: viêm tai giữa, dạ dày, hen suyễn, viêm xoang,…
-
Nam giới trên 50 tuổi và nữ giới trên 40 tuổi.
-
Không thường xuyên vận động do tính chất công việc (kế toán, lập trình viên, ngân hàng, trực tổng đài,…), người già, bệnh nhân nằm lâu,…
-
Chế độ ăn thiếu khoa học: thừa đạm, chất béo, ít bổ sung chất xơ và vitamin từ rau xanh, trái cây,…
-
Thừa cân, béo phì.
-
Sử dụng các chất kích thích thường xuyên: cà phê, rượu bia, thuốc lá,…
-
Di truyền: Theo một số nghiên cứu, polyp đại tràng có thể di truyền với các thành viên trong gia đình có nhóm máu A.
Không nên sử dụng các loại thức ăn nhanh ít dưỡng chất
3. Các phương pháp điều trị thường được áp dụng
Dựa vào vị trí phát sinh bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau, nhưng phương pháp phẫu thuật nội soi thường được áp dụng phổ biến nhất:
-
Thanh quản: bệnh thường không cần điều trị nếu chưa xuất hiện biến chứng. Tuy nhiên, một vài trường hợp có thể được điều trị nội khoa bằng một số loại thuốc chống viêm, giảm sưng. Nếu khối polyp có kích thước lớn mới áp dụng biện pháp phẫu thuật.
-
Đại tràng: soi cắt bằng kỹ thuật Snare, kìm sinh thiết,…
-
Dạ dày: không cần điều trị nếu khối polyp có kích thước nhỏ hoặc không xuất hiện các triệu chứng tác động xấu đến người bệnh.
-
Tử cung: phẫu thuật nội soi hoặc sử dụng các thuốc giúp cân bằng hormone. Những bệnh nhân thường chỉ được chỉ định trong thời gian ngắn, giúp giảm triệu chứng.
-
Họng: áp dụng các biện pháp can thiệp như soi cắt trực tiếp hoặc gián tiếp, sử dụng kính hiển vi phẫu thuật.
-
Bàng quang: thường điều trị bằng phẫu thuật nội soi cắt bỏ. Tuy nhiên bệnh nhân cần phải được theo dõi và chăm sóc đặc biệt, giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
-
Mũi: một số loại thuốc kháng histamin, corticoid,… Nếu việc điều trị nội khoa không có hiệu quả, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ.
Phẫu thuật nội soi chỉ cần tạo lỗ nhỏ để đưa dụng cụ vào nên bệnh nhân nhanh hồi phục hơn
4. Làm thế nào để ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh?
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Một chế độ ăn cân bằng các chất dinh dưỡng rất cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh. Bạn nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây trong mỗi bữa ăn. Thay thế các chất béo bão hòa từ các loại thịt, mỡ động vật,… bằng các chất béo không bão hòa có trong các loại cá (cá hồi, cá ngừ, cá bơn,…), dầu oliu, các loại hạt (óc chó, hạt lanh, đậu nành,…).
Cũng nên hạn chế các thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, những loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói như gà rán, khoai tây chiên, bánh kẹp,… Chú ý uống đủ nước hằng ngày, tùy theo nhu cầu mỗi người. Tránh xa các chất kích thích có hại như cà phê, rượu, bia, những thức uống có gas,…
Sinh hoạt điều độ
Sắp xếp đều đặn, hợp lý thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Một giấc ngủ chất lượng, khoảng 7 – 8 tiếng/ngày sẽ giúp bạn có một ngày tỉnh táo và làm việc hiệu quả. Cần tránh những suy nghĩ có xu hướng căng thẳng, tiêu cực. Khi gặp áp lực trong cuộc sống, công việc bạn nên tìm cách giải tỏa như tâm sự cùng bạn bè, nghe nhạc, xem phim,… giúp tinh thần ổn định, thoải mái hơn.
Thường xuyên rèn luyện thân thể
Bạn nên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày, ít nhất 3 lần/tuần, vận động quá mức không có ích cho cơ thể mà còn có tác dụng ngược lại. Ngoài việc giúp tinh thần hưng phấn, thoải mái, nâng cao hiệu quả công việc. Rèn luyện thân thể thường xuyên còn giúp cải thiện hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể toàn diện và ngăn ngừa sự hình thành polyp hiệu quả. Bạn có thể tham khảo từ bác sĩ hoặc huấn luyện viên để lựa chọn các bài tập phù hợp với thể chất như bơi lội, aerobic, yoga hay chạy bộ,…
Chăm chỉ vận động thân thể giúp bạn phòng tránh mọi bệnh tật
Điều trị, kiểm soát tốt các loại bệnh lý
Nếu cơ thể bạn mắc phải các bệnh lý mạn tính, cần phải thực hiện tốt các chỉ định của bác sĩ trong quá trình chữa trị. Từ đó giúp ngăn ngừa sự tăng sinh bất thường của các tế bào.
Khám sức khỏe định kỳ
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần giúp bạn tầm soát tốt nguy cơ dẫn đến các bệnh lý gây hại. Không nên chủ quan với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, tránh việc bỏ lỡ giai đoạn điều trị tốt nhất. Tham vấn và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định, lời khuyên từ bác sĩ.
Bệnh polyp có tính chất lành tính nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi vẫn có thể tiến triển trở thành ác tính, có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm cao. Hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám, phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh cũng như trải nghiệm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất, đảm bảo kết quả yên tâm, hài lòng. Xin gọi đến số 1900.56.56.56 để được giải đáp mọi thông tin một cách chi tiết.