1. Prejudice là gì? Một số ví dụ về Prejudice
1.1. Prejudice là gì?
Prejudice (/’predʤudis/) là từ tiếng Anh, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là thành kiến, định kiến hay thiên kiến. Có nghĩa là những quan điểm, ý kiến được hình thành từ trước đó, trước khi biết được những thông tin có liên quan hay các dữ liệu có liên một trong một sự kiện nào đó.
Định kiến thường được sử dụng khi các quan điểm, nếp suy nghĩ không thuận lợi và sử dụng để đánh giá chủ quan với một nhóm nào đó, chỉ bởi vì quan điểm chính trị, giới tính, tuổi tác, quan hệ xã hội, chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, ngôn ngữ, ngoại hình bên ngoài hay những đặc điểm của người đó, từ đó hình thành nên việc phân biệt đối xử với cá nhân, nhóm người nào đó.
Định kiến có thể hiểu là đánh giá tích cực hoặc tiêu cực tới một cá nhân, một thành viên trong nhóm hay một nhóm người trong xã hội dựa trên nhận thức của họ.
Prejudice có thể tạo dựng từ những niềm tin vô căn cứ hoặc có căn cứ, chỉ cần có thái độ bất thường hay thái độ không hợp lý chống lại những điều được cho là hợp lý, nó như một cảm giác bất lợi, thuận lợi với một vật, một người nào đó và không dựa trên các kinh nghiệm thực tế.
1.2. Một số ví dụ về Prejudice
Ngoài ý nghĩa là thành kiến, định kiến, Prejudice còn có nghĩa là mối nguy hại, tổn hại cho ai đó, hay làm cho ai đó có định kiến, thành kiến. Tùy theo trường hợp mà Prejudice được sử dụng với nghĩa khác nhau.
Bạn có thể sử dụng Prejudice bằng cả cụm từ khi chỉ thành kiến về một đối tượng nào đó như: to have a prejudice against someone (có thành kiến với ai đó), to have a prejudice in favour of someone (có định kiến nghiêng về một ai đó)…
Trường hợp sử dụng để chỉ những mối tổn hại, thiệt hại cho người nào đó, bạn có thể sử dụng cụm từ to the prejudice of (làm tổn hại cho…), without prejudice to (không có gì thiệt hại cho, không có gì tổn hại cho)…
Cũng có thể sử dụng Prejudice với tân ngữ, ví dụ như: “Her sincerity prejudiced us in her favor” (Tạm dịch: Sự chân thành của cô ấy đem lại lợi ích cho chúng tôi).
2. Các loại định kiến và nguồn gốc của định kiến
Sau khi đã hiểu được Prejudice là gì, chúng ta cùng đi tìm hiểu các loại Prejudice hiện nay cũng như nguồn gốc tạo nên định kiến trong xã hội nhé!
2.1. Các loại định kiến
Định kiến hay thành kiến có thể bị ảnh hưởng do nhiều yếu tố khác nhau, gồm có chủng tộc, giới tính, khuynh hướng tình dục, tuổi tác, tôn giáo, quốc tịch hay tình trạng kinh tế xã hội.
Cụ thể, các loại định kiến phổ biến hiện nay gồm có:
– Phân biệt giới tính
– Phân biệt chủng tộc
– Chủ nghĩa giai cấp
– Chủ nghĩa thời đại
– Chủ nghĩa dân tộc
– Kỳ thị đồng tính, lưỡng tính, giới tính thứ ba
– Định kiến tôn giáo
– Bài ngoại.
2.2. Định kiến bắt nguồn từ đâu?
2.2.1. Từ bất bình đẳng trong xã hội
Bất kỳ xã hội nào cũng tồn tại những địa vị xã hội không bằng nhau và định kiến giống như một cách hợp lý hóa những sự bất bình đẳng trong xã hội hiện nay, khiến những địa vị không ngang bằng tồn tại đó nảy sinh nên những định kiến.
Ví dụ như trong cấu trúc xã hội, gồm có địa chủ – người làm công hay chủ nô, nô lệ và dưới con mắt của những tầng lớp thống trị, những người nô lệ thường bị cho là kẻ nghèo hèn, thiếu hiểu biết hay lười biếng; còn dưới con mắt của những người nô lệ, người giàu có lại là những tên tham lam, độc ác… Có người cho rằng, định kiến trong xã hội được xem như công cụ để những người có thể lực và tiền bạc có thể chứng minh cho tính đúng đắn của mình.
Vào năm 1951, Helen Mayer Hacker, một nhà xã hội học, đã phát biểu rằng những người phụ nữ và người da đen thuộc vào tầng lớp dưới, họ bằng lòng với vai trò phụ thuộc và có trí thông minh thấp. Những người này cần ở vị trí sinh ra là dành cho họ như phụ nữ ở trong bếp hay người da đen ở những nơi riêng biệt.
Hiện nay, quan điểm này đã thay đổi một số điều nhất định, ví dụ như: Người Nhật trong chiến tranh thế giới lần 2, được cho là kẻ quỷ quyệt, ranh mãnh và tàn ác, thì sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, người Nhật lại được cho là những người lanh lợi, chăm chỉ, có tinh thần ham học và vượt khó, khiến các dân tộc trên thế giới phải khâm phục.
2.2.2. Bắt đầu từ các biểu tượng xã hội
Vào cuối năm 1947, Mamie Clack – nhà tâm lý học người da đen đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về biểu tượng xã hội ở trẻ em da đen tại nước Mỹ và nghiên cứu này khá thú vị. Qua đó, ông đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát các em bé da đen từ 3 cho tới 7 tuổi.
Cụ thể, nội dung ông thực nghiệm nội dung như sau: Đưa ra 2 con búp bê da đen và da trắng và yêu cầu các em bé trong cuộc khảo sát trả lời các câu hỏi như: Búp bê nào đẹp nhất? Búp bê nào xấu nhất? Búp bê nào ngoan nhất? Búp bê nào đáng yêu? Nên chọn búp bê nào làm bạn? Búp bê màu đen ở đâu?…
Kết quả thực nghiệm thu được khá bất ngờ khi hầu hết các trẻ thực hiện kiểm tra đều thích chơi với búp bê màu trắng; có tới ⅔ số trẻ em da den bị các búp bê da trắng thu hút; 90% trẻ nhận đúng màu của búp bê; phần lớn các bé đều cho rằng búp bê màu trắng tốt hơn và búp bê màu đen độc ác và xấu xí;
Từ đó, ông đã rút ra được một kết luận sau quá trình thực nghiệm rằng đây là một sự kỳ thị, khinh miệt lạc hướng để tự mình chống lại bản thân mình. Đây cũng được xem là công trình nghiên cứu đầu tiên được xem là hậu quả của phân biệt đối xử, qua sự chứng minh giảm giá trị hình ảnh của bản thân mình.
2.2.3. Xã hội hóa và định kiến xuất hiện
Khi xuất hiện định kiến, xã hội hóa thường xuất hiện gắn liền theo đó và sự phát triển của định kiến khiến cho các thái độ trong xã hội phát triển theo. Đầu tiên phải kể tới các môi trường gia đình quy định tới định kiến, đặc biệt các trẻ được hình thành khuôn mẫu định kiến ngay từ những ngày bé, đây được xem như một hiểu biết quan trọng với trẻ.
Trẻ em có xu hướng lặp lại những hành động hay thái độ ứng xử mà người lớn đã dạy dỗ nó thông qua những hành động, thái độ của cha mẹ, cách ứng xử của những người trong xã hội và làm theo, bắt chước họ.
Vào năm 1950, mối quan hệ này đã được Adormo và đồng cộng sự của mình thực hiện để làm sáng tỏ những vấn đề này. Trước tiên, họ nghiên cứu xem có những kiểu cá nhân đặc biệt bài Do Thái hay không qua sự nghiên cứu về chủ nghĩa bài Do Thái và họ nhận thấy kiểu tính cách độc đáo không chỉ bài Do Thái mà còn biểu lộ rằng những người này bài trừ và hằn thù những người trong nhóm dân tộc thiểu số khác.
Cuộc nghiên cứu đã xác định những sự xuất hiện trong định kiến bắt nguồn từ khoảng thời gian còn là những đứa trẻ, những năm đầu đời. Bởi trẻ em thường học người lớn sự nhìn nhận, suy nghĩ hay những đánh giá khác và những gì các em học được từ bố mẹ là cơ sở đánh giá cho những tính nhất mang tính quyền uy, những yếu tố tiếp thu từ bố mẹ trở thành một xu hướng bền bũng trong quá trình xã hội hóa.
3. Định kiến và những vấn đề cần đặt ra
Prejudice hay định kiến, liệu có thể thay đổi được nó? Như chúng ta đã tìm hiểu, định kiến là một dạng thái độ tiêu cực và thái độ thì hoàn toàn có thể thay đổi, suy ra định kiến có thể thay đổi trong xã hội.
Tuy nhiên, để thay đổi được định kiến không phải là điều đơn giản, cần cả một quá trình dài vì nó đã “ăn sâu” vào những thái độ bền vững của mọi người. Ta phải tác động thay đổi định kiến dần dần chứ không thể thay đổi một cách nhanh chóng.
Trong đó, một số cách thức có thể áp dụng để thay đổi định kiến trong xã hội như sau: Loại bỏ những chuẩn mực không phù hợp; thay đổi cách thức giáo dục trẻ em; thay đổi chính sách trong cấp vĩ mô; khắc phục những sự bất bình đẳng giới tính, chủng tộc… trong xã hội; tuyên truyền cho quần chúng nhân dân những kiến thức và hiểu biết đúng đắn, loại bỏ dần dần các định kiến.
Như vậy, sau khi đọc xong bài viết này, hẳn bạn đã biết được Prejudice là gì và nguồn gốc của nó trong xã hội. Trong xã hội ngày nay, định kiến vẫn tồn tại ở nhiều cá nhân, như phân biệt chủng tộc, vùng miền, kỳ thị giới tính, màu da, tôn giáo, dân tộc, quốc tịch… Để có thể loại bỏ những định kiến trong xã hội, mỗi cá nhân cần phải nhận thức được đâu là những điều đúng đắn, đâu là định kiến, thành kiến còn tồn tại để đồng hóa và loại bỏ nó hoàn toàn.