Đến hẹn lại lên, hôm nay Vạn Hải tiếp tục chia sẻ cho các bạn về một vị trí khá đặc biệt trong ngành Logistics; đặc biệt là ở các công ty Forwarder. Ắt hẳn sẽ có nhiều bạn rất tò mò. Một trong những công việc mà các bạn ít khi được nghe đến, bên cạnh DOC, CUS, OPS, đó chính là PRICING. Pricing nắm giữ vai trò khá quan trọng trong quá trình vận hành của một công ty cung cấp dịch vụ Logistics đấy. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về vị trí này nhé!
1. Nhân viên Pricing là ai ?
Pricing hay còn gọi là nhân viên cập nhật giá đã và đang trở thành một trong những yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Lý do bởi vì họ chính người đóng vai trò quan trọng trong việc tăng mức lợi nhuận của công ty, là bộ phận phối hợp với sale mang lại sự hài lòng cho khách.Trong một thị trường đầy tính cạnh tranh như Logistics, việc tối ưu hóa chi phí là một yếu tố cốt yếu tạo nên nội lực của doanh nghiệp giúp tăng sức mạnh cạnh tranh với các đối thủ khác. Chính vì vai trò to lớn này mà các Pricing xịn sò hiện đang rất được các doanh nghiệp săn đón. Vậy những yêu cầu và cơ hội nào sẽ dành cho các bạn muốn dấn thân vào sự nghiệp đầy hứa hẹn này?
2. Công việc của nhân viên Pricing là gì?
Như định nghĩa mà mình đã đề cập trước đó về Pricing thì các bạn có thể tưởng tượng một chút về công việc của Pricing rồi phải không? Nhiệm vụ chính của Pricing giống như cái tên của nó, chính là update giá Ocean freight / Air Freight.Cụ thể thì Pricing sẽ thương lượng, làm việc với Co-loader, hãng tàu, đại lý để xây dựng, cập nhật bảng giá cước và dịch vụ tốt nhất lên Database chung của công ty.Định kỳ đánh giá chất lượng, giá cả, mối quan hệ với các địa lý/coloader/hãng tàu để chọn lọc đối tác tốt nhất.Thu thập phân tích thông tin về tình hình thị trường trong và ngoài nước để đánh giá xu hướng phục vụ công toán dự đoán và đón đầu thị trường.Kết hợp với nhân viên sale giải quyết những vấn đề về tàu bè, và các khúc mắc về giá cước cho khách hàng.
3. Nhân viên Pricing cần có những kỹ năng gì ?
- Kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất đó là kỹ năng đàm phán
Để có được giá tốt từ hãng tàu, Pricing phải xác định được mục tiêu của mình là gì khi làm việc với hãng tàu, thì khi bước vào bàn đàm phán bạn cũng xác định rõ đâu là những điều mình cần phải đạt được sau cuộc đàm phán (và sẽ chỉ kết thúc khi đạt được những điều này).Việc vạch rõ ngay từ ban đầu sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình đàm phán, bởi bạn biết đâu là điều có thể nhượng bộ, đâu là điều nhất định phải đạt được. Tuy nhiên, cũng có đôi lúc, cuộc đàm phán sẽ đi theo những hướng khác ngoài tầm kiểm soát, không phải rõ ràng như bạn xác định ban đầu, vì vậy nhân viên Pricing cần trau dồi thêm các kỹ năng khác.
- Kỹ năng giao tiếp
“Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, thấu hiểu, trao đổi thông tin, phản hồi và ứng xử sẽ là kim chỉ nam cho các bạn Pricing. Bằng chính lối biểu đạt và trao đổi khéo léo, Pricing có thể nắm bắt được nhiều thông tin từ Partner, chốt được deal tốt cũng như giữ được mối quan hệ tốt với Partner.Ngoài kỹ năng đàm phán và giao tiếp, Pricing cũng rất cần kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng quản lý thời gian.
Trên đây là một số thông tin mà Vạn Hải tổng hợp được về vị trí Pricing. Hy vọng sẽ bổ ích và cho mọi người cái nhìn toàn diện về Pricing hay có thể trả lời câu hỏi “Pricing có phải nghề “làm giá” hay không?