Người mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến thường không có triệu chứng rõ ràng. Dovậy, xét nghiệm PSA được coi là có giá trị trong chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư tiền liệt tuyến. Vậy, xét nghiệm PSA là gì, trường hợp nào nên thực hiện? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây, để biết thêm các thông tin hữu ích về phương pháp xét nghiệm này nhé!
07/10/2021 | Tìm hiểu về nguyên nhân ung thư tiền liệt tuyến và cách điều trị13/08/2021 | Tìm hiểu các phương pháp kích thích tuyến tiền liệt nam giới04/05/2021 | Dấu hiệu nhận biết các triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối
1. Tìm hiểu xét nghiệm PSA là gì?
Ung thư tiền liệt tuyến là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao ở nam giới. Nếu chữa trị sớm ngay ở giai đoạn đầu thì cơ hội sống của người bệnh sẽ tăng lên. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh thường không rõ ràng nên rất khó để phát hiện.
Thông qua phương pháp xét nghiệm PSA – bước đột phá của Y học đã giúp việc chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến trở nên dễ dàng và chính xác, từ đó góp phần nâng cao tỷ lệ sống cho bệnh nhân.
Vậy xét nghiệm PSA là gì? Được biết, đây là phương pháp xác định nồng độ PSA trong máu. PSA (Prostate-specific Antigen) là loại kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt tiết ra. Người ta có thể tìm thấy PSA trong tinh dịch hoặc một lượng nhỏ của máu.
Thông thường, nồng độ PSA của người khỏe mạnh sẽ rất thấp. Nhưng nếu mắc ung thư tiền liệt tuyến thì gần như 100% bệnh nhân có nồng độ PSA tăng cao trong máu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nồng độ PSA trong máu tăng cao, cũng có thể cho thấy tuyến tiền liệt đang gặp phải các rối loạn bất thường lành tính khác như: viêm tuyến tiền liệt, phì đại tiền liệt tuyến. Do đó, chỉ số PSA là một trong những căn cứ giúp bác sĩ định hướng chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh.
Xét nghiệm PSA là phương pháp xác định nồng độ PSA trong máu, giúp chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt
Cách tiến hành xét nghiệm PSA:
Trước khi xét nghiệm PSA, nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy máu ở tĩnh mạch. Sau đó, mẫu máu được đem đến phòng thí nghiệm để định lượng nồng độ PSA (ng/mL).
Ngoài ra, để có căn cứ nghi ngờ ung thư tiền liệt tuyến, ngoài chỉ số PSA trong máu tăng, bác sĩ còn dựa vào các yếu tố khác như: tiền sử gia đình, độ tuổi, các loại thuốc mà bạn đang dùng, kích thước tuyến tiền liệt, sự thay đổi của PSA trong máu,…
Để chẩn đoán xác định, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện sinh thiết tuyến tiền liệt. Các phương pháp này sẽ giúp bác sĩ nắm rõ những dấu hiệu bất thường ở tuyến tiền liệt.
Trước khi xét nghiệm PSA, nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy máu ở tĩnh mạch của bạn
2. Những trường hợp nên xét nghiệm PSA
Vậy, đối tượng nào nên xét nghiệm PSA? Trong thực tế không phải ai cũng nên thực hiện xét nghiệm này, duy chỉ có những người thuộc trường hợp dưới đây thì mới được bác sĩ yêu cầu áp dụng:
-
Từ độ tuổi 50, nam giới thường được các tổ chức Y tế khuyến cáo thực hiện xét nghiệm PSA định kỳ hàng năm. Ngoài ra, bạn có thể làm xét nghiệm sớm hơn ngay từ lúc 45 tuổi, nếu trong gia đình có người thân bị mắc ung thư tiền liệt tuyến. Hoặc trên 40 tuổi nếu mang gen BRCA1/ BRCA2.
-
Đối với những người mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp PSA để đánh giá mức độ hiệu quả của phác đồ điều trị, đồng thời theo dõi sự tái phát của tế bào ung thư.
Từ độ tuổi 50 trở đi, nam giới thường được các tổ chức Y tế khuyến cáo thực hiện xét nghiệm PSA định kỳ hàng năm
3. Ý nghĩa của chỉ số PSA trong chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến
Với độ đặc hiệu khoảng 91% và độ nhạy là 21%, phương pháp xét nghiệm PSA giúp chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư tiền liệt tuyến. Sau khi có kết quả, chỉ số PSA sẽ được bác sĩ giải thích như sau:
-
Ở người khỏe mạnh chỉ số PSA toàn phần trong máu thường dưới 4ng/mL.
-
Khi đo lường, nếu chỉ số PSA toàn phần trong máu cho kết quả từ 4 – 10ng/ml thì cần theo dõi thêm và loại trừ các nguyên nhân cũng làm tăng PSA.
-
KHi PSA > 10ng/ml cần nghi ngờ ung thư tiền liệt tuyến.
Không phải cứ dựa vào nồng độ PSA cao thì có thể khẳng định ung thư tiền liệt tuyến. Một số bệnh lý làm tăng chỉ số này mà bạn chưa biết như: viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt lành tính,… Do đó, bạn nên thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế, để phát hiện sớm những căn bệnh nguy hiểm.
Phì đại tuyến tiền liệt lành tính là một trong những bệnh làm tăng chỉ số PSA trong máu
PSA tồn tại ở 2 dạng: pSA tự do (Free PSA) và PSA có gắn Protein. Trong đó, PSA tự do thường giảm ở những người mắc K TLT., Do vậy, thiết lập tỷ lệ PSA tự do/PSA toàn phần (fPSA/TPSA) giúp phân biệt các trường hợp bệnh:
-
Khi FPSA/ PSA toàn phần càng thấp, tỷ lệ ung thư tiền liệt tuyến là 56%.
-
Khi FPSA/PSA toàn phần > 0.25 thì tỷ lệ ung thư tiền liệt tuyến chỉ 0.8%.
4. Cơ sở xét nghiệm PSA uy tín – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Nếu vẫn đang băn khoăn không biết nên thực hiện xét nghiệm PSA ở đâu, thì Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa điểm mà bạn không nên bỏ qua. Bởi vì:
MEDLATEC được đánh giá là một trong những trung tâm xét nghiệm uy tín, đạt chất lượng tại Hà Nội. Khi đến đây, bạn sẽ được kiểm tra tình trạng sức khỏe, đồng thời bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về những rủi ro có thể gặp phải khi xét nghiệm.
Với hệ thống trang thiết bị được đầu tư hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tiết niệu – tiền liệt tuyến. Kết quả xét nghiệm sẽ luôn đảm bảo chính xác do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn MEDLATEC là nơi xét nghiệm và điều trị.
Mọi thắc mắc về đăng ký xét nghiệm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng: 1900 56 56 56, tổng đài viên sẽ nhanh chóng giải đáp giúp bạn. Ngoài ra bạn cũng có thể chủ động đặt lịch một cách thuận tiện thông qua app ứng dụng MedOn.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế uy tín, chất lượng tại Hà Nội
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về xét nghiệm PSA là gì? những ý nghĩa của phương pháp trong chẩn đoán bệnh? Để phát hiện sớm ung thư tiền liệt tuyến, nam giới có độ tuổi từ 50 nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm định kỳ.