Thị trường di chuyển theo xu hướng, tuy chúng không xảy ra đồng nhất, nhưng ta vẫn dễ dàng nhận ra những khoảng lùi về giá được gọi là pullback và throwback.
Pullback hay pull back là một khái niệm cơ bản trong giao dịch nhưng rất nhiều trader lại chưa sử dụng nó đúng cách. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu tất tần tật về chiến lược pullback trading strategy, bao gồm:
- Hiện tượng pullback là gì? Pull back là gì?
- Sự khác biệt giữa pullback và throwback
- Các chiến lược giao dịch pullback trading strategy
- Ví dụ về pullback trong giao dịch
Hiện tượng pullback là gì? Pull back là gì?
Trong giao dịch chứng khoán, hiện tượng pullback được dùng để chỉ các giai đoạn giá tạm thời đi ngược lại với xu hướng chính, phá vỡ ngưỡng hỗ trợ đã được thiết lập trước đó.
➤ Nói chung, trader gọi bất kỳ sự thoái lui nào trên đường hỗ trợ hoặc kháng cự rồi quay trợ lại để tiếp tục xu hướng là pullback. Tuy nhiên, pullback chỉ nên được áp dụng cho các xu hướng giảm giá.
Với các giai đoạn giá tạm thời đi ngược lại xu hướng tăng, ta sẽ dùng thuật ngữ throwback. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về thuật ngữ này ở phần sau của bài viết.
Cách nhận biết hiện tượng pull back?
Chúng ta dễ dàng nhận ra pullback khi “giá bật lại -bounce” không thể phá vỡ đường hỗ trợ cũ (giờ là đường kháng cự) và quay trở lại xu hướng giảm. Đây là lúc giá đi ngược xu hướng thị trường trong một khoảng thời gian ngắn, giúp trader vào lệnh – thường là lệnh bán (lệnh short), trước khi xu hướng tiếp tục.
Trader có dễ dàng nhận ra hiện tượng pullback forex trong hình ảnhđơn giản dưới đây:
Trader sử dụng phương pháp swing trading là những người nên chú ý đến hiện tượng pullback và throwback.
Admirals hiện đang có chương trình tặng 100% Welcome Bonus lên đến $5000 ngay khi trader nạp tiền vào tài khoản giao dịch. Hãy click vào banner dưới đây, tạo tài khoản giao dịch và nạp tiền ký quỹ ngay hôm nay!
Sự khác biệt giữa throwback là pullback là gì?
Pull back – Throwback là gì?
Throwback, cũng giống như pull back, là các giai đoạn giá tạm thời đi ngược với xu hướng chính, ở đây là xu hướng tăng. Với throwback, giá phá vỡ đường kháng cự và không lâu sau, nó bật trở lại đường kháng cự cũ (giờ đã là đường hỗ trợ) và quay trở xu hướng tăng. Đây là lúc trader có thể vào lệnh mua (lệnh long).
Pullback và throwback tạo cơ hội giao dịch thứ 2 sau khi trader bỏ lỡ cơ hội giao dịch khi giá phá vỡ đường hỗ trợ hoặc kháng cự trước đó, phụ thuộc vào việc xu hương tăng hay giảm.
Để xác nhận xem chúng ta đang gặp hiện tượng pullback hay throwback, ngoài biến động giá, trader cũng nên để ý đến khối lượng giao dịch. Khối lượng giao dịch có xu hướng giảm từ thời điểm phục hồi (rebound) cho đến khi giá chạm đến đường hỗ trợ hoặc kháng cự.
Khi sử dụng chiến lược giao dịch pullback trading strategy hoặc throwback, trader cần phải có kiên nhẫn, và đặc biệt là, kinh nghiệm.
Một số trader mới thường mở vị thế giao dịch sau khi đường hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ, và trước khi giá điều chỉnh. Khi họ thấy xu hương thay đổi, họ liền đóng giao dịch mà không cần xác nhận xem đó là hiện tương pullback hay throwback.
Nhưng làm thế nào trader biết được giá sẽ thoái lui bao nhiêu? Mức thoái lui (retracment) có thể xảy ra với bất kỳ đường xu hướng hay chỉ báo nào: đường trung bình động, pivot points , mức Fibonacci hay đường xu hướng.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các ví dụ về pull back và throwback trong phần tiếp theo. Hãy click vào banner dưới đây, tải nền tảng MetaTrader MIỄN PHÍ và xem biến động giá miễn phí ngay hôm nay!
Ví dụ về throwback và pullback trong giao dịch
Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau xem một biểu đồ giao dịch pullback và throwback.
Chiến lược giao dịch pullback trading strategy: Ví dụ
Như trader có thể thấy trên biểu đồ, trước khi pullback, giá phá vỡ đường hỗ trợ và bắt đầu con đuờng giảm giá. Điều đó bị gián đoạn khi giá kiểm tra lại mức hỗ trợ và chuyển sang đường kháng cự, rồi quay trở lại xu hướng giảm.
Nguồn: Admirals MetaTrader 5 . Biểu đồ H1 DAX30: Được chụp ngày 16/12/2020. Sự biểu diễn trong quá khứ không phải chỉ báo đáng tin cậy để dự đoán sự biểu diễn trong tương lai.
Pullback – Chiến lược giao dịch Throwback: Ví dụ
Trong biểu đồ dưới đây, trader có thể thấy ví dụ về throwback sử dụng kênh giá tăng làm đường hỗ trợ và kháng cự.
Trong trường hợp này, xu hướng tăng bị gián đoạn tạm thời. Giá đang di chuyển tới mức kháng cự cũ, chạm tới phần dưới của kênh và bật trở lại tiếp tục xu hướng tăng.
Nguồn: Admirals MetaTrader 5. Biểu đồ H4 Iberdrola.Được chụp ngày 16/12/2020. Sự biểu diễn trong quá khứ không phải là chỉ báo đáng tin cậy để dự đoán sự biểu diễn trong tương lai.
Nếu muốn sử dụng chiến lược throwback và pullback trading, trader cần chờ đến khi giá đảo chiều trong một xu hướng tăng hoặc giảm, nghiên cứu khối lượng giao dịch và xác nhận xem liệu xu hướng chinh có tiếp tục nữa hay không để tìm ra điểm vào lệnh tốt nhất.
Giao dịch Pull back và Throw back – Kết luận
Pullback trong giao dịch xảy ra khi giá thoái lui về mức hỗ trợ trước đó (hiện giờ chuyển thành mức kháng cự) và tạm thời làm gián đoạn xu hướng giảm. Trader có thể dễ dàng nhận ra hiện tượng pullback nhờ vào đường hõ trợ và kháng cự trên biểu đồ. Pullback có thể được hình thành với đường trung bình động, đường ngang hoặc đường xu hướng hoặc thông qua các hình (tam giác, cờ, kênh…).
Throwback thì ngược lại. Nó xảy ra khi giá thoái lui về mức kháng cự trước đó (giờ chuyển thành mức hỗ trợ) và tạm thời làm gián đoạn xu hướng tăng.
Nếu có thể xác định 2 điểm giá thoái lui trên, trader sẽ tìm thấy các tín hiệu gia nhập thị trường, như sau:
➤ Nếu gặp xu hướng tăng và tìm ra hiện tượng throwback, trader có thể đặt lệnh mua
➤ Nếu gặp xu hướng giảm và tìm thấy hiện tượng pullback, trader có thể đặt lệnh bán.
Để nâng cao kinh nghiệm và kỹ năng giao dịch, trader có thể tham khảo các bài viết của chúng tôi. Và cách luyện tập giao dịch tốt nhất??? Hãy đăng ký tài khoản demo MIỄN PHÍ, nhận tiền ảo và luyện tập giao dịch trong môi trường an toàn, không rủi ro ngay hôm nay với Admirals!
Bài viết liên quan
- Làm thế nào để đầu tư vào thị trường chứng khoán
- Phần mềm giao dịch forex tự động trên thị trường chứng khoán
- Đầu tư vàng là gì? Có nên giao dịch vàng trực tuyến không?
Về Admirals
Admirals là sàn giao dịch chứng khoán đã giành được rất nhiều giải thưởng Forex và CFD trên thế giới. Chúng tôi giao dịch trên hơn 8.000 công cụ tài chính thông qua các nền tảng phổ biến như MetaTrader 4 và MetaTrader 5. Hãy bắt đầu giao dịch ngay hôm nay!
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm : Những dữ liệu được cung cấp trong bài viết có liên quan đến phân tích, đánh giá, dự đoán, nghiên cứu thị trường, báo cáo hằng tuần hay các thông tin tương tự (trong phần “Phân tích” dưới đây) đều được đăng tải trên trang web Admirals. Trước khi ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, vui lòng lưu ý những điểm sau đây:
1. Đây là một bài viết truyền thông marketing. Nội dung được đăng tải chỉ để cung cấp thông tin cho trader chứ không thể coi là những lời tư vấn hay khuyến khích đầu tư. Nó không phải một nghiên cứu đầu tư được chuẩn bị theo các yêu cầu pháp lý, và vì thế không thể bị cấm phát tán.
2. Bất kỳ quyết định đầu tư nào đều được thực hiện bởi quý khách hàng và Admirals không chịu bất kỳ trách nhiệm nào có liên quan đến thua lỗ hay mất mát từ quyết định này, dù cho nó có dựa trên nội dung của bài báo hay không.
3.Để bảo vệ quyền lợi của khách hàng và tính khách quan của bài Phân Tích, Admirals đã đăng tải các quá trình nội bộ có liên quan để ngăn chặn và quản lý sự xung đột lợi ích.
4.Bài Phân tích này được chuẩn bị bởi chuyên gia phân tích của Admirals (ở đây được gọi là “Tác giả”) dựa trên đánh giá cá nhân.
5.Với tất cả sự nỗ lực để đảm bảo rằng các nguồn thông tin trong bài viết là đáng tin cậy và được trình bày một cách dễ hiểu, rõ ràng và kịp thời, Admirals không thể đảm bảo bất kỳ thông tin nào trong bài Phân tích cũng diễn ra chính xác và đầy đủ trong hiện thực.
6.Bất kỳ sự biểu diễn nào trong quá khứ của các công cụ giao dịch chứng khoán được đề cập đến trong bài viết này không thể được diễn giải thành các nhận định hay lời hứa, đảm bảo hoặc ám chỉ đến kết quả tương lai bởi Admirals. Giá trị của công cụ giao dịch chứng khoán có thể tăng hoặc giảm chứ không thể đảm bảo giá trị của tài sản được giữ nguyên theo thời gian.
7.Các sản phẩm đòn bẩy (bao gồm cả hợp đồng chênh lệch) có tính chất đầu cơ tích trữ và có thể gây thua lỗ hoặc tạo ra lợi nhuận. Trước khi bắt đầu giao dịch chứng khoán, xin hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn.