1. ADN là gì?
– ADN (hay DNA) là thuật ngữ viết tắt của axit deoxyribonucleic, được xác định là vật liệu di truyền ở hầu hết các cơ thể sống, trong đó có sinh vật và con người.
– Hiểu một cách đơn giản hơn, ADN chứa đựng các thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ khả năng nhân đôi trong quá trình sinh sản. Đồng thời ADN sẽ quyết định toàn bộ các đặc điểm của chúng ta. ADN có ở trong nhân tế bào và một lượng nhỏ nằm trong ty thể, ở thực vật thì một số ít có ở lục lạp.
– Thông tin trong ADN được mã hóa dưới dạng các nuclêôtit, được cấu trúc từ bốn loại bazơ nitơ là: adenin (A), guanin (G), xytozin (X) và tymin (T). Các bazơ này bắt cặp với nhau theo nguyên tắc bổ sung (NTBS), A với T và X với G, thông qua các liên kết hidro để tạo thành các đơn vị. Những đơn bị này còn được gọi là cặp bazơ.
2. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở đâu?
Quá trình nhân đôi ADN diễn ra chủ yếu ở pha S của kỳ trung gian trong chu kỳ tế bào. Vị trí diễn ra quá trình nhân đôi ADN có thể khác nhau tùy vào loài đó là sinh vật nhân sơ hay sinh vật nhân thực hoặc ADN nằm ở trong nhân hay ngoài tế bào chất, nhằm chuẩn bị cho sự phân chia tế bào diễn ra tốt nhất.
2.1. Đối với sinh vật nhân sơ
Ở các loài sinh vật nhân sơ thì quá trình nhân đôi ADN sẽ diễn ra ở tế bào chất. Hay nói cụ thể hơn chính là diễn ra ở plasmit của vi khuẩn. Nó diễn ra khi các nhiễm sắc thể trong tế bào đang ở trạng thái duỗi xoắn cực đại, cụ thể là ở pha S của kì trung gian.
2.2. Đối với sinh vật nhân thực
Ở tế bào sinh vật nhân thực thì quá trình nhân đôi sẽ diễn ra ở 3 nơi chính: tại nhân tế bào, lục lạp và ở ty thể. Ở người và động vật do không có lục lạp nên quá trình nhân đôi chỉ ở 2 vị trí là tại nhân và ty thể. Cũng giống như sinh vật nhân sơ, quá trình này sẽ được diễn ra tại pha S của kì trung gian giữa 2 lần phân bào trong chu kỳ tế bào. Lúc này này các nhiễm sắc thể sẽ duỗi xoắn tới mức cực đại, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhân đôi diễn ra một cách nhanh chóng và hoàn chỉnh để tạo ra 2 ADN con giống hệt mẹ.
3. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra như thế nào?
– Nhân đôi ADN là quá trình tổng hợp hai phân tử ADN mới có cấu trúc giống với tế bào mẹ ban đầu đó,quá trình này xảy ra theo các nguyên tắc:
-
Nguyên tắc bổ sung
-
Nguyên tắc bán bảo toàn
-
Nguyên tắc nửa gián đoạn
– Kết quả của sự thực hiện quá trình nhân đôi theo các nguyên tắc này là giúp cho thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được truyền đạt nguyên vẹn.
Để thực hiện quá trình nhân đôi ADN cần có các thành phần sau:
-
Hai mạch đơn thuộc phân tử ADN mẹ.
-
Các nucleotit tự do trong môi trường (A, T, G, X) để tổng hợp mạch mới và các ribonucleotit A, U, G, X để tổng hợp đoạn mồi.
-
Hệ thống các enzyme tham gia vào quá trình tái bản.
Để nắm rõ hơn về quá trình nhân đôi ADN và các thành phần tham gia quá trình này, các bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Quá trình nhân đôi ADN diễn ra như thế nào? Kết quả và ý nghĩa
4. Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra khi nào?
-
NST nhân đôi ở pha S của kì trung gian, điều này được quyết định bởi thành phần ADN trong NST.
-
Trạng thái duỗi xoắn của NST sẽ thúc đẩy cho 2 mạch của ADN tách nhau ra, từ đó quá trình nhân đôi ADN diễn ra.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết liên quan đến lý thuyết của quá trình nhân đôi ADN. Đây là một phần kiến thức cơ bản nhưng vô cùng quan trọng trong chương trình sinh 12 và đòi hỏi các em phải nắm thật chắc kiến thức, chúc các em ôn tập tốt. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết khác ở Vuihoc.vn để có kiến thức tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới nhé!