Làm thế nào để áo phản quang kỹ sư phát sáng ? Là một trong những câu hỏi được nhiều người tìm kiếm nhất trên thanh công cụ của Google. Phải chăng hiện nay có quá nhiều người không biết về cách làm áo phản quang phát sáng ? Nếu bạn một trong những người như vậy, thì hãy đọc bài viết này của chúng tôi. Tất cả những gì bạn cần biết sẽ có ở những chuyên mục dưới đây.
Áo phản quang là gì ?
Là loại áo ra đời với mục đich giúp cho những công nhân làm việc ở những nơi thiếu điều kiện ánh sáng . Áo phát phát sáng nhờ vào các vật liệu phản chiếu được khảm trên quần áo. Đây được xem như là một thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE)
Ngoài áo phản quang kỹ sư thì còn có các loại thiết bị bảo hộ khác như nón bảo hộ, giày bảo hộ và găng tay chúng đều là những vật dụng cơ bản trong an toàn lao động. Một số lĩnh vực thường xuyên phải sử dụng để đồ bảo hộ như lính cứu hỏa, công nhân làm đường, công nhân hầm mỏ… Những người làm ở các lĩnh vực này thông thường khi làm việc sẽ được phát đồng phục áo phản quang dành riêng cho từng nghành nghề khác nhau.
Lịch sử ra đời của áo
Vào năm 1964, Tại Anh áo đã được đưa vào sử đụn lần đầu tiên dành cho các công nhân làm đường sắt. Áo được sử dụng như một chiếc áo khoác mặc ở bên ngoài, Nếu trong thời tiết thuận lợi thì chúng ta vẫn có thể nhìn thấy người trong khoảng cách 800m trở lại.
Thời đầu thì áo được làm ra có màu cam điều này giúp cho những người quản lý ở đây dễ dàng theo dõi các công nhân Pollokshields trên đường đến tàu điện ngầm. Sau một thời giàn thử nghiệm ở đây thì họ đã tiến hành kiểm tra độ an toàn ở nhiều nơi và nhiều lĩnh vực khác nữa, để từ đó đảm bảo an toàn trước khi sản xuất hàng loạt.
Đến năm 1965 thì áo được sử dụng cho các kỹ sư cũng như các nhân viên trên các tuyến tàu điện của London. Ngày nay nhờ vào các tiêu chuẩn dành riêng cho đồ phản quảng như EN510, EN471 và tiêu chuẩn về hiển thị EN ISO 20471 : 2013 đã làm cho quần áo phản quang ngày càng an toan hơn và cảm giác mặc dễ chịu hơn.
Nguyên tắc hoạt động của Áo Phản Quang
Giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem áo phản quang nó sẽ phát sáng khi nào ? Nguyên tắc áp dụng chính là Retro, Một phương pháp phản chiếu ánh sáng nhờ vào các hạt vi thủy tinh ( Hạt thủy tinh siêu nhỏ bé ). Hầu hết vải làm áo phản quang đều được làm từ vải thô, sau đó sử dụng chất kết dính để gắn thêm các hạt vi thủy tinh.
Những hạt thủy tinh này được phủ trên bề mặt một lớp nhôm điều này giúp cho việc phản chiếu của chiếc áo có độ phản ánh sao rất cao và đạt hiệu quả tốt. Loại hạt này bình thường chỉ phản xạ lại ánh sang ở những nơi có nguồn ánh sáng tối hơn nó.
Bạn có thể tưởng tượng một cách đơn giản khi bạn vào bóng tôi bạn cầm một thứ gì đó màu khác với tông màu tối như đỏ, vàng, cam xanh… thì việc bạn nhìn thấy những màu này không phải là điều khó khăn. Giờ bạn chọn ngay màu mà đối lập hoàn toàn với mau đen đó chính là màu trắng (bạc) là loại màu có khả năng tự phát sáng tốt nhất theo phương pháp đối nghịch màu.
Hiện nay bạn có thể thấy có rất nhiều loại áo phản quang là màu xanh lá, nhưng đó chỉ là tông màu chính mà thôi. Theo quy luật phối máu thì màu xanh lá là một trong ba màu tạo nên màu trắng vì vậy khi chúng ta kết hợp thêm màu xanh vá chung với các hạt thủy tính được bọc bạc điều này sẽ làm tăng thêm khả năng phát sáng của áo. Trên đây chính là cách để làm cho áo phản quang có thể phát sáng được trong những nơi có điều kiện ánh sáng không tốt.
Các loại áo phản quang
Thời đầu phần lớn áo phản quang được sử dụng để làm áo khoác bên ngoài của những người công nhân nhưng giờ đây thì với sự sáng tạo của mình các nhà thiết kế đã áp dụng nguyên lý phát sáng từ áo phản quang để gắn lên các loại áo khác như áo thun hoặc là áo khoác giữ ấm cơ thể.
Áo thun phản quang
về cơ bản cũng được làm từ các loại vải như Cotton, lanh… nhưng có sử dụng thêm vật liệu phản chiêu ở một số vị trí nhằm tạo thêm điểm nhấn cho chiếc áo. Những vị trí này sẽ được in lên bằng một loại mực đặc biệt.
Thông thường áo chia thành 2 nhóm là áo thun phản quang bạc và áo thun 7 màu có phản quang. Nhưng điều đặc biệt chúng hầu hết chỉ được sử dụng trong loại áo Unisex mà thôi. Tại sao lại gọi với hai cái tên ấy ? Vì chúng được gọi dưa trên quá trình chụp hình thì áo sẽ phát ra màu bạc hoặc là 7 màu tùy vào kết cấu của áo.
Áo khoác phản quang
Là loại áo khoác phản quang thường có màu vàng, cam hoặc là đỏ. Được kết hợp thêm một số sọc màu bạc. Nguyên tắc sản xuất thì cũng tương tự với các loại áo khoác bình thường đặc biệt là giống lớp áo gió và áo da. Nhưng bên ngoài thì lại sử dụng một vật liệu khác để có thể phản chiếu ánh sáng vào ban đêm khi đi rang đường hoặc làm việc ở một số khu vực lạnh. Những loại áo này được sử dụng rất nhiều ở các nước như Nga, Ireland, Thụy Sĩ….
Cách để lựa chọn áo đạt tiêu chuẩn
Để có thể tìm mua được các loại áo có tiêu chuẩn tốt đầu tiên chúng ta cần phải xác định được nơi chúng ta sẽ mua hàng, địa chỉ bán đó có thực sự uy tín hay không, có thể lên xem các trang đánh giá hoặc là hỏi bạn bè người thân, những người có hiểu biết về loại áo này.
Tiếp đến khi bạn xem áo nên đem áo vào chỗ có ít ánh sáng nhất càng tối càng tốt để kiểm tra khả năng phát sáng của áo, nếu đảm bảo độ sáng rõ,cảm thây hơi lóa mặt thì độ sáng của áo chứng tỏ đang còn tốt.
Chất liệu vải cũng là điều bạn cần quan tâm, bạn phải hỏi kỹ xem vải lớp bên trong của áo được làm từ loại nào Cotton, PE, CVC hay là một loại vải nào khác. Để không bị lừa khi lựa chọn vải bạn nên đọc thêm về bài viết giới thiệu các loại vải của chúng tôi.
Kiểm tra nhãn mác, nguồn gốc xuất sứ của hàng hóa. Nên chọn những nơi có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm chứng. Điều cuối cùng không thể không nhắc khi mua chính là size áo, bạn đừng nên lựa chọn loại áo quá chật, bó sát điều này sẽ làm cho việc vận động của bạn trở nên khó khăn. Hãy lựa chọn những kiểu áo thoải mãi và thoáng đãng.
=>> Tìm hiểu thêm bài viết: Các loại vải may mặc cao cấp phổ biến.
Cách bảo quản áo phản quang
Thông thường cách này chủ yếu áp dụng cho các loại áo thun còn những bộ đồ công nhân hoặc áo khoác thì ít khi sử dụng.
- Lúc ủi áo không được ủi trực tiếp lên bề mặt có phản quảng điều này sẽ làm cho những vị trí có in phản quang sẽ bị bong tróc ra khỏi áo.
- Không nên phơi áo dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời, nên phơi ở những nơi thoáng khí, mát mẻ.
- Khi giặt áo không được sử dụng các loại nước nóng để giặt, vì khi giặt sẽ làm cho áo bị nhăn và mất đi form áo.
- Nên cho một chút muối rắc lên các vị trí bám bẩn sau đó vò nhẹ rồi sử dụng một chút bột giặt để làm sạch các chỗ còn bám bẩn. Lưu ý khi chà cần phải sử dụng loại có lông mềm và hạn chế chà mạnh, nên vò bằng tay nhiều hơn.
Một số câu hỏi thường gặp
1. Áo phản quang là gì ?
=>> Là loại áo ra đời với mục đich giúp cho những công nhân làm việc ở những nơi thiếu điều kiện ánh sáng
2. Lịch sử ra đời của áo phản quang như thế nào ?
=>> Áo được ra đời vào năm 1964 tại Anh
3. Các loại áo phản quang ?
=>> Áo thun phản quang, Áo khoác phản quang,
4. Làm thế nào để bảo quản áo phản quang ?
=>> Không ủi trực tiếp lên các bề mặt phản quang, không phơi dưới ánh nắng trực tiếp, chỉ giặt bằng nước lạnh.
5. Áo phản quang sử dụng ở đâu ?
=>> Thông thường áo phản quang sẽ được dùng trong các môi trường làm việc thiếu ánh sáng hoặc bị khuất tầm nhìn như các công trình xây dựng, cầu cảng…