Quy chế phối hợp 2222/QCPH-BKHCN-BNNPTNT-BCT

Quy chế phối hợp 2222/QCPH-BKHCN-BNNPTNT-BCT

Quy chế phối hợp là gì

Quy chế là quy phạm điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, công tác tổ chức hoạt động, công tác nhân sự, phân công và phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn, định mức, đơn giá áp dụng. Đồng thời, quy chế đưa ra yêu cầu cần đạt được và có tính định khung mang tính nguyên tắc. Hôm nay ACC sẽ giới thiệu đến các bạn nội dung về Quy chế phối hợp 2222/QCPH-BKHCN-BNNPTNT-BCT. Cùng ACC tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé !

Pvep Thong Bao Ket Qua Cuoc Thi Tim Hieu Phap Luat 2018

Quy chế phối hợp 2222/QCPH-BKHCN-BNNPTNT-BCT

1. Quy định chung

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung và phương thức phối hợp giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương trong công tác quản lý nhà nước về chỉ dẫn địa lý, hoạt động xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý của Việt Nam.

Điều 2. Mục đích phối hợp

1. Bảo đảm sự phối hợp thống nhất, hiệu quả giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương trong công tác xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý của Việt Nam.

2. Góp phần tích cực trong quản lý nhà nước về chỉ dẫn địa lý, hiệu quả kinh tế – xã hội của bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhận thức của người sản xuất và tiêu dùng đối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

3. Nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng chỉ dẫn địa lý của các tổ chức, cá nhân, hiệu quả trong hoạt động liên kết vùng để phát triển các sản phẩm chủ lực của liên tỉnh, liên vùng, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, giá trị sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.

4. Góp phần triển khai hiệu quả các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các tuyên bố chung của Việt Nam với các nước về chỉ dẫn địa lý.

Điều 3. Nguyên tắc phối hợp

1. Tuân thủ quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

2. Bảo đảm các hoạt động phối hợp được triển khai thực hiện thống nhất, thường xuyên, kịp thời và hiệu quả.

3. Không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi Bên và hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.

4. Tham vấn và tạo điều kiện hỗ trợ nhau thực hiện tốt nhiệm vụ.

5. Đảm bảo chế độ bảo mật thông tin theo quy định.

2. Nội dung và phương thức phối hợp

Điều 4. Phối hợp xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến chỉ dẫn địa lý

1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương trong các hoạt động:

a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền rà soát, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế, ban hành mới chính sách, pháp luật về bảo hộ và bảo vệ quyền đối với chỉ dẫn địa lý, đặc biệt là các nội dung về quản lý chỉ dẫn địa lý.

b) Nghiên cứu, xây dựng và ban hành mới theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Công Thương trong các hoạt động:

a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền rà soát, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế, ban hành mới chính sách, pháp luật về chỉ dẫn địa lý liên quan đến ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như: quy hoạch vùng sản xuất; quản lý nhà nước đối với giống cây trồng, vật nuôi; quản lý chất lượng đối với nông lâm thủy sản; phát triển thị trường để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

b) Xây dựng các chương trình, đề án, dự án bảo tồn, lưu trữ, khai thác nguồn gen các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý hoặc đang chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong các hoạt động rà soát, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền rà soát, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế, ban hành mới chính sách, pháp luật về chỉ dẫn địa lý liên quan đến ngành Công Thương như xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, quản lý thị trường để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về chỉ dẫn địa lý.

4. Các Bộ cử đại diện có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp tham gia Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập hoặc kịp thời đóng góp ý kiến cho các văn bản xây dựng cơ chế, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến hoạt động xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý và sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý khi có yêu cầu.

5. Các Bộ thường xuyên trao đổi thông tin về hoạt động xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý và sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

Điều 5. Phối hợp tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ khác có liên quan đến chỉ dẫn địa lý

1. Bộ Khoa học và Công nghệ:

a) Cung cấp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương danh sách cập nhật hằng năm các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ để các Bộ tham khảo trong hoạt động xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án của các Bộ đối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Kịp thời cập nhật và công bố các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ trên Cổng thông tin điện tử Bộ Khoa học và Công nghệ.

b) Tham vấn ý kiến, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương thực hiện các nội dung về xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý và các sản phẩm đặc thù của địa phương gắn với dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý.

c) Mời đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương tham gia các Hội đồng tư vấn thuộc “Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020” và các Chương trình khác có liên quan đến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đặc thù của địa phương theo hình thức chỉ dẫn địa lý.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Tham vấn ý kiến Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Công Thương những nội dung liên quan đến xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm đặc thù của địa phương dưới hình thức chỉ dẫn địa lý.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức các kỳ đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc “Chương trình mỗi xã một sản phẩm”.

c) Ưu tiên và đẩy mạnh các kế hoạch xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhằm phát triển thị trường.

3. Bộ Công Thương:

a) Tham vấn ý kiến Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn những nội dung liên quan đến xây dựng và phát triển thương hiệu ngành hàng, thương hiệu cho các sản phẩm đặc thù của địa phương gắn với chỉ dẫn địa lý thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia, Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và các chương trình, đề án, dự án do Bộ Công Thương chủ trì.

b) Ưu tiên và đẩy mạnh các kế hoạch xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài đối với các sản phẩm đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhằm phát triển thị trường trong nước và quốc tế.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương:

a) Chủ động tổ chức và phối hợp triển khai, theo dõi thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, đề án, dự án và các văn bản khác có nội dung liên quan đến hoạt động xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý và sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

b) Phối hợp xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các tuyên bố chung của Việt Nam với các nước về chỉ dẫn địa lý.

c) Thường xuyên trao đổi thông tin về các chương trình xúc tiến thương mại có liên quan đến chỉ dẫn địa lý giữa các Bộ.

d) Hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương lồng ghép chính sách, giải pháp hỗ trợ quản lý sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý vào các chính sách, chương trình, đề án, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, xúc tiến thương mại các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản và tiểu thủ công nghiệp của ngành và địa phương trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm được giao.

3. Tổ chức thực hiện

Điều 9. Cơ quan đầu mối và cơ quan tham gia thực hiện Quy chế

1. Bộ Khoa học và Công nghệ giao Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan đầu mối, điều phối các hoạt động phối hợp với các Bộ thực hiện Quy chế này. Các đơn vị thuộc Bộ tham gia phối hợp bao gồm: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Thanh tra Bộ, Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế – kỹ thuật, Vụ Phát triển Khoa học và Công nghệ địa phương và các đơn vị liên quan.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản là cơ quan đầu mối phối hợp với các Bộ thực hiện Quy chế này. Các đơn vị thuộc Bộ tham gia phối hợp bao gồm: Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Chăn nuôi, Cục Thú y, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương và các đơn vị liên quan.

3. Bộ Công Thương giao Cục Xúc tiến thương mại là cơ quan đầu mối phối hợp với các Bộ thực hiện Quy chế này. Các đơn vị thuộc Bộ tham gia phối hợp bao gồm: Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Thị trường trong nước, Cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý cạnh tranh và các đơn vị liên quan.

Điều 10. Trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế

1. Các Bộ có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện Quy chế.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương chuẩn bị báo cáo, tổ chức họp tổng kết hoạt động phối hợp hàng năm để đánh giá kết quả thực hiện Quy chế và thống nhất nội dung, chương trình phối hợp công tác năm tiếp theo.

3. Cử cán bộ phối hợp:

a) Khi phát sinh công việc cần phối hợp, bên yêu cầu phối hợp có thể đề nghị cử cán bộ tham gia phối hợp. Văn bản đề nghị gồm: mục đích, nội dung, yêu cầu phối hợp, cách thức phối hợp. Bộ được đề nghị phối hợp có trách nhiệm cử cán bộ theo đúng yêu cầu và tạo điều kiện để cán bộ được cử tham gia phối hợp hoàn thành nhiệm vụ.

b) Trường hợp bên được đề nghị phối hợp không cử được cán bộ tham gia phối hợp theo yêu cầu thì phải có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do.

Điều 11. Hiệu lực thi hành

Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về cơ quan đầu mối của các Bộ để thống nhất giải quyết theo quy định. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quy chế này, mỗi Bộ sẽ đề nghị bằng văn bản để các Bộ khác xem xét, quyết định.

Trên đây là những nội dung về Quy chế phối hợp 2222/QCPH-BKHCN-BNNPTNT-BCT do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khách hàng. ACC hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin