Mỗi một công trình xây dựng để tính toán được trị giá và giá xây dựng chính xác thì phải dựa vào rất nhiều các chỉ số khác nhau. Trong đó unit rate giữ vai trò quan trọng khi đưa ra được chi phí dự toán khá chính xác.
Vậy unit rate là gì, cách tính chỉ số này như thế nào và có điểm gì khác biệt so với định mức?
Khái niệm unit rate là gì?
“Unit rate dịch ra có nghĩa là đơn giá dự toán xây dựng. Unit rate giống như một bảng giá dự trù về các chi phí của một dự án, công trình.”
Dự toán này được chia thành từng chương mục cụ thể, trong các chương mục đó sẽ có các mã hiệu, đơn vị giá khác nhau. Trong ngành xây dựng, khái niệm đơn giá dự toán được viết đầy đủ là Unit rate for construction cost estimating.
Để đưa được bảng giá dự toán thì phải trải qua quá trình tra cứu, tìm hiểu, đánh giá và dựa vào các căn cứ khác nhau. Cụ thể, chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công là những định mức cơ bản nhất không thể thiếu. Nó như kim chỉ nam giúp người có nhiệm vụ lập đơn giá dự toán phù hợp.
Trong đó, tại thời điểm ban hành đơn giá dự toán thì chi phí vật liệu được khảo sát dựa theo giá thị trường. Chi phí vật liệu bao gồm: chi phí vật liệu chính và phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời lẻ, vật liệu hoàn thành đơn vị khối lượng xây dựng…
Chi phí nhân công cũng sẽ được tính với những lao động trực tiếp tham gia xây dựng. Còn chi phí máy thi công sẽ được tính là chi phí sử dụng máy và thiết bị thi công trực tiếp bao gồm máy móc, thiết bị phục vụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công trình xây dựng. Người lập bảng giá có thể dựa vào bảng giá ca máy trước đó để khảo sát và đưa ra dự toán phù hợp.
Phân loại đơn giá dự toán trong xây dựng
Từ năm 1994 theo theo thông tư 23/BXD-VKT ngày 15/12/1994 cho đến nay, Việt Nam đang áp dụng các dạng đơn giá dự toán sau:
Đơn giá dự toán xây dựng chi tiết
Đây là dạng đơn giá chi tiết những chi phí cụ thể, từ chi phí về nhân công, máy móc xây dựng tới vật liệu được tính theo từng đơn vị cụ thể hoặc theo từng bộ phận nhỏ trong tổng thể công trình, dự án. Đơn giá dự toán này yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn thận vì nó thiên về số liệu chi tiết và muốn nhìn đơn giá dự toán tổng thể thì nhà đầu tư phải tổng hợp nhiều đơn giá dự toán của công trình nhỏ.
Đơn giá dự toán xây dựng tổng hợp
Khác với đơn giá dự toán chi tiết thì đơn giá dự toán tổng hợp bao gồm toàn bộ chi phí về nhân công, máy móc, nguyên vật liệu của công trình, kể cả lãi, thuế cho từng loại công việc. Đơn giá dự toán xây dựng tổng hợp được xác định trên cơ sở định mức dự toán tổng hợp.
Đơn giá công trình
Đơn giá này được dùng để lên bảng dự toán chi tiết các hạng mục công trình riêng biệt trong trường hợp được cho phép áp dụng.
Giá chuẩn
Để đưa ra được giá chuẩn nhất thì người lập bảng dự toán chi phí sẽ xác định chi phí bình quân của một đơn vị diện tích xây dựng phải bỏ ra để hoàn tất công trình. Từ đó lấy giá trung bình để nhân lên với tổng diện tích công trình và lấy nó làm giá chuẩn.
Tuy nhiên, giá chuẩn này chỉ bao gồm giá trị dự toán trong nội hàm công trình, ví dụ trong phạm vi ngôi nhà, phạm vi công trình giao thông. Khi đó giá chuẩn không bao gồm chi phí cấu thành trực tiếp ngôi nhà hay các loại chi phí để xây dựng các hạng mục công trình ở ngoài nhà hoặc công trình.
Vì thế mọi tính toán hay dự toán đều chỉ có tính tương đối. Sự phân loại này giúp cho các nhà thầu tính toán được giá cụ thể của một công trình xây dựng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, nhà thầu, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ áp dụng từng loại unit rate khác nhau thậm chí tham khảo nhiều loại cùng lúc.
Sự khác biệt giữa định mức và đơn giá dự toán unit rate là gì?
Rõ ràng, để đưa ra được dự toán đơn giá thì cần phải dự trên các định mức về hao phí, tức để hiểu rõ unit rate là gì thì cần dựa vào chi phí nhân công, chi phí vật liệu và chi phí máy móc.
Từ điểm này cũng thấy rõ sự khác biệt giữa đơn giá và định mức. Định mức là hao phí về vật liệu, nhân công, máy móc để hoàn thành khối lượng công việc nhất định còn đơn giá dự báo là mức giá được ban hành dựa trên trên khảo sát trong thời điểm cụ thể.
Điều đó có nghĩa là cần phải có định mức mới đưa ra được đơn giá dự báo chính xác. Ngược lại unit rate phản ánh những hao phí cơ bản của công trình. Vì thế hai nội dung này hoàn toàn không thể tách rời trong tính chi phí và giá trị của một công trình
Khi đơn giá dự toán được áp dụng, nhà đầu tư cần cân nhắc sự phù hợp với từng địa phương. Đặc biệt là cân nhắc sự chênh lệch giữa lúc lập đơn giá dự toán và thời điểm ban hành đơn giá. Lợi thế của cách này là có mức giá sẵn để tham khảo, sau đó tìm các nguồn giá vật liệu, nhân công, máy móc để cân đối.
Còn định mức sử dụng các bộ đơn giá thông thường được Nhà nước, cụ thể bên Sở xây dựng ban hành sau khi tiến hành dự toán. Nhưng việc tính toán khá tốn thời gian và công sức nên thông thường 4-5 năm mới thay đổi một lần. Trước khi ban hành thì đơn giá dự toán phải được sự đồng ý của ban ngành có thẩm quyền.
Một khó khăn nữa khi áp dụng định mức là toàn bộ các mức giá đều phải được khảo sát và nhập vào để cấu thành đơn giá nhưng lại không có mức giá gốc để dựa vào. Điều này gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong việc đưa ra định mức và đơn giá để các doanh nghiệp và địa phương thực hiện. Nó đòi hỏi sự tỉ mẩn, công tâm, sự hiểu biết cũng như nắm chắc nghiệp vụ mới có thể đưa ra đơn giá phù hợp, đảm bảo không có sự chênh lệch quá nhiều giữa giá dự toán và khi đưa vào áp dụng. Tuy nhiên với sự phát triển của các ứng dụng, nền tảng hỗ trợ nên ngày nay việc lập dự toán chi phí đã trở nên dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều.
Trên đây là một số nội dung cơ bản là khái niệm unit rate là gì, các loại unit rate khác nhau, cơ sở để tính unit rate chính xác cũng như điểm khác biệt giữa định mức và đơn giá dự toán. Hi vọng chia sẻ này giúp bạn hiểu thêm về cách tính giá trị của công trình xây dựng và có kế hoạch đầu tư hay kinh doanh phù hợp.
Nguyễn Lý