Proposal Research – Đề tài nghiên cứu có khó viết như bạn nghĩ?

Research proposal là gì

Proposal Research hay còn gọi là Đề cương nghiên cứu cùng với bản Kế hoạch học tập (Study Plan) mình đã trình bày rất chi tiết ở bài viết trước đều là phần rất quan trọng trong quá trình làm hồ sơ du học, cũng là bước gian nan nhất, bạn có thể phải tốn rất nhiều thời gian cho công trình này đấy.

Hiểu một cách đơn giản Proposal Research là một bản tóm tắt về đề tài nghiên cứu mà bạn sẽ làm trong tương lai trong khoảng từ 5 – 10 trang bao gồm các nội dung quan trọng nhất trong đề tài, cung cấp cho hội đồng một cái nhìn khái quát về đề tài bạn muốn hướng tới và cũng là cái mà hội đồng xem xét khả năng nghiên cứu của bạn trong tương lại.

Thường áp dụng cho các bậc học Thạc sỹ và Tiến sỹ và không phải trường nào cũng yêu cầu nhưng nếu được bạn hãy cung cấp cho trường cũng là một cách đánh bóng hồ sơ apply học bổng của mình đấy.

Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cho cho các bạn về cách viết một bản Proposal Research hoàn chỉnh đính kèm thêm với bản Study Plan thì quá đẹp rồi.

I. Cấu trúc Proposal Research

1. Tiêu đề (Title)

Bao gồm tên đề tài nghiên cứu, tên tác giả bài nghiên cứu.

2. Tóm tắt nghiên cứu (Abstract)

Một đoạn ngắn chừng 5-10 dòng nói khái quát về vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết quả dự kiến có thể đạt được. Trong đó có thể mở rộng bằng các ý như tại sao lại nghiên cứu vấn đề này hay tầm quan trọng của nó đối với xã hội, hoặc nói qua về thiếu sót trong các nghiên cứu trước đó chưa đề cập và dẫn dắt tới đề tài của mình.

Phía dưới sẽ đặt vài Keywords của đề tài nữa nhé.

3. Giới thiệu (Introduction)

Dùng 5-10 câu nói tổng quan về vấn đề mình nghiên cứu đó là cái gì, ra sao và có ảnh hưởng gì …

4. Bố cục – Các chương, mục (Chapter outlines)

Bạn trình bày khung của bài nghiên cứu. Mục I, II rồi trong từng mục lớn có mục nhỏ gì. Và có thể viết thêm một vài nội dung sơ lược trong các phần này.

5. Literature Review

Phần này các bạn sẽ cần phải đọc, và tổng hợp lại tất cả các tài liệu nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài gồm vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả đạt được của của họ, khéo léo chỉ ra điểm mới trong bài của mình để chứng minh cho hội đồng thấy đây là đề tài có giá trị nghiên cứu.

6. Phương pháp nghiên cứu (Methodology)

Dùng phương pháp đánh giá định tính, khảo sát và thu thập dữ liệu( SPSS), hay phương pháp tối ưu hoá,…Để có được phương pháp nghiên cứu tốt bạn nên tham khảo thêm ý kiến của các thầy cô dạy mình nhé.

7. Kết quả nghiên cứu – Results

Rõ ràng là chúng ta không thể có ngay kết quả ở giai đoạn đề xuất nghiên cứu này. Tuy nhiên, bạn cần có một số ý tưởng về loại dữ liệu mà mình sẽ thu thập, và quy trình mình làm thống kê và xử lí dữ liệu hoặc đưa ra dự đoán về kết quả đạt được để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu hoặc kiểm tra giả thuyết.

8. Discussion – Kết luận

Khẳng định lại tầm quan trọng của vấn đề, khái quát về phương pháp và kết quả nghiên cứu dự kiến, cũng như nói thêm về giới hạn đề tài. Đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu, như chưa thể áp dụng trên diện rộng,…

9. Tài liệu tham khảo (References)

Chú ý trích dẫn về phần này, tất cả các bài viết được trích dẫn cần thống nhất form. Mẹo để trích dẫn được chuẩn xác bạn chọn mục Cite của đề tài vào chọn chuẩn APA để tải về nhé.

II. Một số Tips để tìm được đề tài nghiên cứu

Thường chúng ta mất khá nhiều thời gian vào tìm ý tưởng, câu hỏi nghiên cứu hay vấn đề nghiên cứu. Để biết được có nên chọn đề tài này hay không thường chúng ta sẽ tập trung vào vấn đề mà bản thân mình quan tâm và rồi có thể nhờ thầy cô gợi ý thêm hoặc nếu tự mày mò thì cũng khá cực.

1. Lên ý tưởng nghiên cứu

Bạn có thể vào thư viện của trường để tìm các đề tài nghiên cứu khoa học hoặc luận văn mới nhất để tham khảo hoặc thậm chí là lấy ý tưởng cho đề tài của mình. Gợi ý nhỏ về cách lấy tài nghiên cứu là bạn tập trung vào các vấn đề của Local như sự tương quan gì đó giữa Việt Nam và Đài Loan sẽ dễ viết hơn đó.

2. Tìm nguồn và tổng hợp tài liệu nghiên cứu

Sau khi có ý tưởng và hướng nghiên cứu bạn có thể truy cập vào các trang như Sciencedirect , Ieeexplore ( thiên về khoa học kĩ thuật và thông tin) Tandfonline) để tìm các bài báo đã công bố về các đề tài liên quan đến chủ đề của bạn để lấy nguồn tài liệu viết cho Literature Review của bạn. Ngoài ra cấu trúc của các bài báo này khá chuẩn bạn cũng có thể dựa vào đó để viết lên bài Proposal của mình

Đây là các trang báo uy tín quốc tế bạn cứ yên tâm sử dụng nhé. Thậm chí có cả Cite cho bạn luôn. Hoặc vào trang này để tải cuốn sách cần cho nghiên cứu của bạn: Gen.lib

3. Công cụ nghiên cứu không thể thiếu

Công cụ mà mình hay tổng hợp trích xuất trong khi làm nghiên cứu đó là EndNote hoặc thêm Excel hơi thủ công nhưng cũng được. Ngoài ra với những anh chị apply học bổng tiến sĩ để tránh bị phát hiện đạo văn thì anh chị có thể check trước bằng phần mềm Turnitin hoặc check lỗi ngữ pháp Grammarly nhé.

Ngoài ra các bạn làm về phương pháp khảo sát, nghiên cứu về sự ảnh hưởng của cái gì lên cái gì thì cũng nên tìm hiểu về phần mềm SPSS nhé.

Vẫn một sự gợi ý nữa nếu bạn cần scholling check giúp bạn Proposal research thì có thể click vào phần apply cho trường bạn muốn và upload dữ liệu lên webstite, các chuyên gia sẽ review giúp bạn. Và nếu bạn có biết thêm các nguồn và phương pháp nghiên cứu hay cũng có thể để lại comment cho nhóm mình nhé.

Chúc các bạn có một bộ hồ sơ hoàn chỉnh.