Đăng Ký Nhận Báo Giá

Rfm là gì

RFM Analysis là gì? Lợi ích của mô hình RFM Analysis

Khái niệm RFM Analysis là gì?

RFM (Recency – Frequency – M (Monetary Value) đây chính là một phần của Marketing Analysis. Nó được dùng để phân tích giá trị khách hàng (Customer Value). Nhờ đó, doanh nghiệp có thể phân khách hàng ra thành từng nhóm riêng. Và đưa ra những chiến lượng marketing và chăm sóc phù hợp cho từng đối tượng khách hàng.

RFM Analysis dùng để phân tích giá trị khách hàng

RFM được cấu tạo bởi 3 yếu tố, điểm cho mỗi yếu tố sẽ được tính từ 1 đến 5. Nhưng thường thì các doanh nghiệp cũng chỉ sử dụng 2 trong 3 yếu tố này, có thể là RF, RM hoặc FM.

R (Recency)

Đây là biểu thị cho khoảng thời gian mà khách mua hàng gần đây nhất. Chúng ta sẽ đặt điểm 5 cho khách hàng có thời gian mua gần đây nhất. Đặt 1 điểm cho nhóm khách hàng rất lâu rồi chưa mua. Nhưng bạn cũng nên lưu ý, tùy vào mỗi doanh nghiệp có thể sắp xếp các thang điểm cho hợp lý nhất.

Ví dụ:

  • Lần mua hàng gần nhất trong khoảng 2 ngày trước: 5 điểm
  • Lần mua hàng gần nhất nằm trong khoảng 1 tuần trước: 4 điểm
  • Lần mua hàng gần nhất trong khoảng 3 tuần trước: 3 điểm
  • Lần mua hàng gần nhất trong khoảng 1 tháng trước: 2 điểm
  • Lần mua hàng gần nhất trong khoảng 5 tháng trước: 1 điểm

F (Frequency)

Đẩy chính là ký hiệu thể hiện tần suất mua của khách hàng. Thường thì các doanh nghiệp dịch vụ, sản phẩm có giá trị lợi nhuận thấp sẽ quan tâm đến chỉ số này. Vì họ chỉ có thể tồn tại nếu như nhận được sự ủng hộ thường xuyên của khách hàng. Ta sẽ chia điểm phù hợp với tần suất mua của khách hàng.

Ví dụ:

  • 3 lần/ tuần: 5 điểm
  • 1 lần/ 1 tuần: 4 điểm
  • 1 lần/ 3 tuần: 3 điểm
  • 1 lần/ 2 tháng: 2 điểm
  • 1 lần/ năm: 1 điểm

M (Monetary Value)

Chỉ số này thể hiện giá trị mỗi lần mua hàng của khách. Nhờ chỉ số này, doanh nghiệp có thể tính được giá trị về vật chất thu được mỗi khi khách hàng sử dụng dịch vụ. Các lĩnh vực quan tâm đến chỉ số này thường có giá trị dịch vụ cao, nhưng không sử dụng thường xuyên. Ví dụ như là ngành khách sạn, bất động sản,…

Ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại của RFM

RFM Analysis tồn tại cả những ưu điểm và nhược điểm.

RFM AnalRFM Analysis tồn tại cả những ưu điểm và nhược điểmy

Ưu điểm

  • RFM Analysis có thể áp dụng trong rất nhiều loại hình kinh doanh khác nhau.
  • Nó còn giúp giảm chi phí tiếp thị nhờ cách nhắm đúng mục tiêu khách hàng.
  • Lấy được nguồn dữ liệu để chăm sóc khách hàng mới và cũ tốt hơn.
  • Nó còn giúp doanh nghiệp xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng.

Nhược điểm

  • Tính điểm RFM khá khó khăn vì cần phải kiên trì, mất nhiều thời gian.
  • Khi phân tích RFM sẽ phải phụ thuộc vào dữ liệu lịch sử và nó không phải là triển vọng trong tương lai.
  • Phân tích RFM không phù hợp với những doanh nghiệp chỉ bán một sản phẩm.

Những lợi ích mà RFM Analysis mang lại

RFM Analysis mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

RFM Analysis mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Giúp nắm bắt đối tượng khách hàng

Nhờ RFM Analysis bạn có thể biết được ai là khách hàng trung thành với doanh nghiệp. Biết được những khách hàng nào không hài lòng với dịch vụ. Hoặc cũng có thể biết khách hàng cũ nào đã rời bỏ đi. Nhờ nắm bắt được đối tượng khách hàng nên doanh nghiệp sẽ đề ra được phương án “giữ chân” người dùng hợp lý nhất.

Giúp tăng doanh số

Thông qua ba yếu tố của RFM, doanh nghiệp có thể xem xét được nhu cầu của khách hàng. Hiểu được các mong cầu của họ và đáp ứng điều đó vào những chiến lược kinh doanh tiếp theo. Hơn nữa, nó còn giúp cho doanh nghiệp cải thiện kỹ thuật tiếp thị của mình. Giá trị cuối cùng của điều này mang lại chính là giúp doanh nghiệp tăng doanh số.

Giúp giữ khách hàng cũ

Với RFM Analysis, bạn có thể phân loại khách hàng thành một số danh mục. Số lượng danh mục sẽ phụ thuộc vào bản chất của doanh nghiệp, cùng bản năng của nhà phân tích. Khi đó, bạn sẽ biết được khách hàng nào tiềm năng, khách nào ở lại và ai là người rời đi. Sau đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra các hành động phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Tùy chiến lược sẽ đưa ra các mức độ ưu tiên khác nhau. Ví dụ như là: Bạn tặng voucher cho những khách hàng tiềm năng, gửi email khuyến mãi cho cho những khách có nguy cơ rời đi,…

Qua bài viết trên, bạn đã hiểu RFM Analysis là gì chưa nhỉ? Với công cụ phân tích khách hàng này, sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Hy vọng bạn sẽ áp dụng các kiến thức về RFM Analysis để xây dựng doanh nghiệp chuyên nghiệp và phát triển.