Cung cầu vẫn luôn là vấn đề được các nhà kinh tế học chú ý nhiều khi nghiên cứu các vấn đề kinh tế cơ bản. Giữa cung và cầu có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau. Giá cả hàng hóa tăng thì lượng cung tăng và lượng cầu giảm. Không những thế, cung và cầu còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác. Cung là thuật ngữ được sử dụng để nhằm biểu thị lượng hàng hóa hay dịch vụ mà chủ thể là người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Có những thuật ngữ cụ thể liên quan đến nguồn cung.
1. Tìm hiểu về cung:
Định nghĩa về cung:
Cung là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán lượng hàng hóa hay dịch vụ đó ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
Lượng cung được hiểu cơ bản là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán và có khả năng bán ở một mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định.
Cung trong tiếng Anh là gì?
Cung trong tiếng Anh là Supply.
Đặc trưng của cung:
Cũng tương tư như cầu, cung bao gồm hai yếu tố cơ bản đó chính là khả năng bán và ý muốn sẵn sàng bán.
Ví dụ cụ thể như nếu trong kho của các chủ thể có sẵn hàng hóa nhưng hiện tại thị trường trả giá quá thấp nên chủ thể đó không muốn bán. Khi đó cung trong trường hợp đó bằng 0.
Và, ngược lại có lúc giá rất cao nhưng trong kho của các chủ thể lại không có hàng và trong trường hợp này cung của chủ thể đó cũng bằng 0.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cung:
– Thứ nhất: Giá cả của hàng hóa – dịch vụ:
Giá cả luôn được đánh giá là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp muốn sản xuất và cung ứng. Nếu giá cả tăng lên thì khi các chủ thể bán sản phẩm doanh nghiệp sẽ có mức lãi cao hơn.
Do đó nếu doanh nghiệp sẽ làm việc nhiều hơn, mua thêm máy móc thiết bị, thuê thêm nhân công và sản lượng cung ứng cũng sẽ tăng lên. Ngược lại khi giá cả thấp thì mức lãi của các chủ thể cũng sẽ giảm xuống, vì vậy các chủ thể đó cần phải thu hẹp sản xuất, thậm chí có thể ngừng sản xuất hoàn toàn và lượng cung của chủ thể đó sẽ giảm dần xuống 0.
– Thứ hai: Giá cả các yếu tố sản xuất (giá cả các yếu tố đầu vào):
Để nhằm mục đích có thể sản xuất ra sản phẩm thì các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vào khác nhau như: nhà xưởng, máy móc thiết bị, lao động, nguyên vật liệu…
Nếu giá của một trong các yếu tố đầu vào tăng lên thì chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm sẽ cao hơn và do đó doanh nghiệp sẽ lãi ít hơn. Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ phải giảm sản lượng sản xuất.
Ngược lại, nếu giá của các yếu tố đầu vào giảm xuống thì việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ lãi nhiều hơn và doanh nghiệp sẽ sản xuất nhiều sản phẩm hơn.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, cung về một mặt hàng hóa có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với giá cả của cá yếu tố đầu vào được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó.
– Thứ ba: Công nghệ.
Công nghệ sản xuất cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến cung. Nếu các chủ thể sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại thì năng suất lao động sẽ tăng lên, chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm sẽ ít đi, chất lượng sản phẩm sẽ cao hơn, chủ thể đó cũng sẽ lãi nhiều hơn và vì thế số lượng sản phẩm mà các chủ thể cung ứng ra thị trường sẽ tăng lên.
– Thứ tư: Kì vọng.
Lượng sản phẩm mà các chủ thể cung ứng hôm nay cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chính kì vọng của các chủ thể đó về tương lai. Chẳng hạn nếu dự kiến giá bán sản phẩm của chủ thể đó trong thời gian tới tăng lên thì bạn sẽ để lại một phần sản phẩm vào kho và hiện tại lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường sẽ ít hơn.
– Thứ năm: Chính sách của chính phủ.
Chính sách của chính phủ cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến lượng cung. Cụ thể như mức thuế cao sẽ làm chi phí sản xuất tăng lên, thu nhập của doanh nghiệp sẽ ít hơn và do đó doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng sản xuất.
Ngược lại, chính phủ nếu có sự ưu đãi về thuế thì thu nhập của doanh nghiệp sẽ tăng lên và doanh nghiệp sẽ muốn sản xuất nhiều hơn.
– Thứ sáu: Điều kiện vận chuyển.
Chuỗi cung ứng phụ thuộc nhiều vào việc quản lý nguồn cung và logistics hiệu quả để có thể nhanh chóng và thuận tiện vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm từ nơi này đến nơi khác. Giao thông vận tải từ trước đến nay vẫn luôn gắn liền với việc cung cấp sản phẩm, vì các sản phẩm sẽ không thể có sẵn đúng thời hạn khi điều kiện vận chuyển nghèo nàn.
Nếu các doanh nghiệp không quản lý tốt đội xe chở hàng, doanh nghiệp không thể vận chuyển nguyên liệu kịp thời tới nhà máy trong tình trạng tốt. Thiếu sự quản lý về vận tải cũng sẽ ngăn công ty phân phối sản phẩm của mình cho các chủ thể lag người tiêu dùng khi nhu cầu bất ngờ tăng vọt. Điều này sẽ không chỉ làm giảm lợi nhuận của công ty mà còn gây hại cho khả năng cạnh tranh của công ty đối với các đối thủ trên thị trường.
Xem thêm: Khái niệm, đặc điểm của hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại
2. Nguồn cung không có sẵn:
Trong kinh tế học, nguồn cung luôn được xem là một khái niệm cơ bản mô tả tổng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định có sẵn cho người tiêu dùng. Các chủ thể là người tiêu dùng thể hiện nhu cầu đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó sau đó làm cạn kiệt nguồn cung sẵn có, điều này thông thường sẽ dẫn đến sự gia tăng trong nhu cầu.
Khái niệm nguồn cung không có sẵn:
Nguồn cung không có sẵn được sử dụng nhằm mục đích để đề cập đến lượng dự trữ không xác định của loại hàng hóa mà cuối cùng sẽ phải có sẵn để giao hàng khi thanh toán hợp đồng tương lai.
Nguồn cung không có sẵn giao dịch cho một hợp đồng tương lai, nhưng nguồn cung này vẫn chưa được thu thập, lưu trữ và dành riêng ra để giao hàng.
Tât cả các hàng hóa trong kho mà tính toán được đều là nguồn cung có sẵn. Ngược lại thì nguồn cung không tính được, liên quan đến một hợp đồng tương lai cụ thể, là nguồn cung không có sẵn.
Ta hiểu về nguồn cung có sẵn như sau:
Nguồn cung có sẵn được hiểu cơ bản là số lượng hàng hóa hóa hiện đang được lưu trữ hoặc vận chuyển có sẵn để mua hoặc bán. Nguồn cung có sẵn này rất quan trọng vì loại nguồn cung này được sử dụng để xác định lượng hàng hóa nhất định có sẵn để mua hoặc giao hàng theo kí kết của hợp đồng tương lai.
Nguồn cung có sẵn trái ngược với nguồn cung không có sẵn và có liên quan đến lượng dự trữ không xác định hoặc không đủ điều kiện, không có sẵn để giao khi thanh toán hợp đồng tương lai.
Khác với nguồn cung có sẵn, nguồn cung không có sẵn này nằm trong hợp đồng tương lai, nhưng chưa được tích lũy, dự trữ hoặc tách riêng ra cho việc giao hàng; trong những hàng hóa khác đã lưu trữ và được tính là có sẵn.
Giá cả trên thị trường được cho là được xác định bởi quy luật cung cầu. Nguồn cung có sẵn của hàng hóa càng nhiều thì càng ảnh hưởng đến nguồn cầu, và ngược lại.
Vị thế, việc tính đến nguồn cung hàng hóa có sẵn rất quan trọng đối với các thị trường này và thị trường tương lai liên quan.
Nói tóm lại thì sự gia tăng nguồn cung có sẵn được coi là tín hiệu giảm giá, trong khi mức giảm nguồn cung được coi là tăng giá.
Nguồn cung trong tương lai, hay nguồn cung hiện đang trong quá trình chế biến hoặc chuẩn bị, được cho là một phần của nguồn cung không có sẵn, vì nguồn cung này không thể (chưa) được tính tới.
Nguồn cung không có sẵn trong tiếng Anh là gì?
Nguồn cung không có sẵn trong tiếng Anh là Invisible Supply.
Đặc điểm của Nguồn cung không có sẵn:
Như đã phân tích nêu trên thì nguồn cung đã sẵn sàng để được giao hàng đến người nhận hàng đó chính là nguồn cung có sẵn. Nó đã được lưu trữ và ghi lại.
Tất cả các nguồn cung cấp khác, dù nó ở bất cứ nơi nào cụ tể như: nằm trong lòng đất; trong hầm chứa hoặc bể chứa; trên xe tải giao hàng, tàu hỏa hoặc tàu vận chuyển; tại kho cảng; tại các cơ sở lưu trữ của nhà sản xuất đều được xem là nguồn cung không có sẵn.
Tuy nhiên, hàng lưu kho này sẽ có thể giao được nếu các chủ thể là nhà giao dịch ở vị thế bán này chọn thanh toán hợp đồng tương lai cho những người có vị thế mua thay vì bù đắp hay kéo dài hợp đồng trước khi hết hạn.
Trong phần lớn các trường hợp, việc giao hàng thực tế đều sẽ không diễn ra theo hợp đồng tương lai. Tuy nhiên, khi một công ty thương mại đưa ra quyết định thực hiện giao hàng thì các chủ thể đó phải bắt đầu chuyển nguồn cung không có sẵn để làm cho nguồn cung đó thành có sẵn, hiện diện trong nhà kho cho người mua.
Công ty thương mại đó cũng phải có một biên nhận kho hoặc chứng nhận vận chuyển, chúng sẽ đóng vai trò quan trọng và là bằng chứng cho thấy hàng hóa đã có sẵn tại tại kho.
Bên kí kết hợp đồng tương lai sẽ có trách nhiệm trả tiền cho công ty thương mại cung cấp hàng hóa theo đúng hợp đồng giao dịch giữa hai bên.