San lấp mặt bằng là gì?
Trong ngành xây dựng yếu tố đầu tiên của việc thi công các công trình và san lấp mặt bằng. San lấp mặt bằng tiếng anh là gì? Các giai đoạn san lấp mặt bằng? Qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về những vấn đề liên quan về san lấp mặt bằng tiếng anh là gì?.
San lấp mặt bằng tiếng anh là gì?
San lấp mặt bằng tiếng anh là Ground Filling – Đây là loại hình dịch vụ thi công chuẩn bị mặt bằng để tiến hành xây dựng công trình. Giải quyết một khoảng đất trống có địa hình tự nhiên lồi lõm khác nhau thành một mặt phẳng. Dùng các trang thiết bị cơ giới đào chỗ cao lấp chỗ thấp. San phẳng theo yêu cầu của nhà thầu và đúng theo thiết kế. Trong quá trình san phẳng sẽ gặp nhiều vấn đề về đất, xảy ra 2 trường hợp như sau: Thiếu đất do quá nhiều hục, lỗ cần lấp, dư do địa hình cao cầm bỏ bớt.
Trong công tác san lấp có 2 dạng thi công:
- Tiến hành san lấp mặt bằng theo yêu cầu số lượng đấng cần khi san phẳng. San lấp sao cho có độ cân bằng giữa khối lượng đất đào và đắp. San lấp theo điều kiện chủ định sẽ để dư ra một khoảng đất cần thiết hoặc bổ sung thêm đất.
- Tiến hành san lấp theo điều kiện do nhà thầu quy định độ cao, rộng mặt bằng. Không cần thiết phải quan tâm đến số lượng đất có sẵn.
Xem thêm: Công xôn là gì?
Lập bản thiết kế công tác thi công san lấp mặt bằng tiếng anh là gì?
Thiết kế công tác san lấp
Trong hai dạng san lấp ở trên đã nêu ra thì thiết kế công tác san lấp đều cần được thực hiện qua 2 bước đầu tiên như sau:
- Thiết kế mặt bằng cần san lấp: Tiến hành khảo sát và xác định tương đối khối lượng đất cần thi công.
- Thiết kế các biện pháp thi công san lấp: Tính toán khoảng đường tương đối để vận chuyển số lượng đất cần cũng như dư thừa.
Thiết kế mặt bằng cần san lấp
Được thể hiện trên bản đồ địa hình chúng ta có thể biết khái quát được độ cao tự nhiên trong vùng. Để tính toán chính xác khối lượng đất cần thi công các kỹ sư xác định chi tiết độ cao của nền đất cần san lấp
Mô phỏng thực địa san lấp mặt bằng
Trường hợp đơn giản nhất trong thi công san lấp mặt bằng là các đường đồng mức tương đối song song với nhau. Đối với trường hợp này thì dùng mặt cắt duy nhất tiến hành cắt vuông góc qua tất cả các đường đồng mức để biết được toàn bộ độ cao của địa hình nơi cần san lấp. Từ đó xác định khối lượng đất được tính toán một cách dễ dàng. Phương pháp này được gọi là xác định khối lượng đất theo mặt cắt.
Trường hợp phức tạp hơn trường hợp trên là các đường mức không thẳng mà uốn lượn nhưng vẫn có tính song song tương đối. Sử dụng phương pháp cắt không thể tính toán chính xác được tất cả thông số cần thiết. Gặp phải trường hợp này, tiến hành chia thành các vùng thành các ô vuông dọc theo đường đồng mức. Khối lượng từng ô đất sẽ là tích số giữa các cao độ trung bình. Đây là giải pháp xác định khối lượng đất cần san lấp theo ô lưới.
Trường hợp khó nhất là các đường đồng mức uốn lượn không song song, thay đổi tại mọi vị trí. Sử dụng 2 phương pháp ở trên sẽ không tính toán được. Khi đó chúng tách chúng ra thành ô vuông nhỏ, trong mỗi ô vuông quy gần đúng mặt phẳng nghiêng. Chia lưới ô vuông theo các đường chéo, miễn sao các đường chéo này phải song song nhất có thể. Khối lượng của ô đất tam giá được tính bởi tích số cao độ trung bình và diện tích hình chiếu bằng của ô tam giác đó. Đây là phương pháp xác định khối lượng đất theo lưới ô tam giác.
Tính toán phỏng đoán toàn bộ mặt bằng sau khi san phẳng
Trường hợp san phẳng theo điều kiện cân bằng thì khối lượng đất đào sẽ bằng khối lượng đất lấp. Cao độ trung bình là H0 so với mặt phẳng thủy chuẩn.
Dùng phương pháp mặt cắt: H0=ΣSi/B. Trong đó:
- ΣSi: tổng diện tích phía trên của mặt thủy chuẩn
- B: Bề ngang của địa điểm quy hoạch
Dùng phương pháp mặt cắt ô lưới vuông hay ô lưới tam giác. Cao độ trung bình được tính theo tỷ số giữa khối tích các ô lưới và diện tích hình chiếu bằng.
- Tính cho ô lưới vuông: H0=(ΣH(1)j+2ΣH(2)j+4ΣH(4)j)/4m
- Tính cho ô lưới tam giác: H0=(ΣH(1)j+2ΣH(2)j+3ΣH(3)j+… +6ΣH(6)j+… +8Σ H(8)j)/3n.
Trong đó:
- H(1)j, H(2)j, H(3)j, H(4)j, H(6)j, H(8)j: các cao độ tự nhiên ở mắt lưới ô vuông, mắt lưới tam giác.
- m: Tổng số các ô vuông có trong cùng mặt bằng.
- n: Tổng số các ô tam giác có trong các vùng mặt bằng quy hoạch.
Việc tiến hành san và chừa đất ra san sau, thêm đất từ ngoài vào. Thì độ cao trung bình khi san sẻ cân bằng việc đào đắp. Khối lượng đất ngoài V0≠0 thì độ cao H0 được tính như sau:
- Đối với ô lưới vuông: H0=((ΣH(1)j+2ΣH(2)j+4ΣH(4)j)/4m)±(V0/(ma²))
- Đối với ô lưới tam giác: H0=((ΣH(1)j+2ΣH(2)j+3ΣH(3)j+… +6ΣH(6)j+…+8 H(8)j)/3n)±(2V0/(na²)).
Trong đó:
a là khoảng cách giữa các mắt lưới với nhau
Lưu ý khi tính toán san lấp
Chỉ tiến hành san lấp theo cao độ thì sẽ không đảm bảo quá trình thoát nước trên bề mặt. Cần tạo những dốc thoát nước, tương quan khối lượng đất thi công thì chỉnh mặt bằng theo độ dốc cần đảm bảo cân bằng đào – lấp. Tại trong tâm mặt dốc lấy cao độ trung bình bằng H0. Sau đó tính toán thêm bớt cao độ ở hai phía của mỗi điểm.
Tại các điểm trọng tâm của mỗi mặt dốc thiết kế ta lấy cao độ thiết kế đúng bằng cao độ trung bình H0, sau đó chỉnh thêm và bớt các cao độ thiết kế ở hai phía của mỗi điểm trọng tâm trên, những lượng chênh cao tính theo tỷ lệ độ dốc, sao cho đảm bảo điều kiện cân bằng đào đắp. Cao độ thiết kế của các điểm hai bên điểm trọng tâm mặt dốc thiết kế là: htkj = H0±itk10. ( itk là độ dốc thiết kế, 10 là khoảng cách từ điểm cần xác định đến với trọng tâm mặt dốc thiết kế).
Để đảm bảo được sự ổn định của lớp đất sau khi san lấp không bị sạt lở cần có thêm thiết kế ta-luy viền sau khi san phẳng. Độ dốc cho lớp mái ta-luy có thể có hoặc không miễn sao thiết kế không xảy ra sự trượt.
Ở trên là một số thông tin cơ bản của tiến trình san lấp mặt bằng tiếng anh là gì. Mong những kiến thức ở trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ thêm về san lấp mặt bằng.