BỂ SBR LÀ GÌ?CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ
LÀM VIỆC CỦA BỂ SBR
Để xử lý nước thải công nghiệp chúng ta có thể sử dụng rất nhiều phương pháp, cách thức xử lý khác nhau. Ở một số công ty sử dụng một số loại bể như Aerotank, Anoxic, UASB…nhưng cũng có công ty lại dùng bể SBR. Vậy bể Sbr là gì? Hãy cùng Môi trường Phước Trình tìm hiểu qua những nội dung sau đây nhé.
Bể SBR là gì?
Bể SBR là loại bể phản ứng làm việc theo mẻ bằng bùn hoạt tính. Điểm đặc biệt là quá trình sục khí và lắng được diễn ra trong cùng một bể.
Trên thực tế, SBR đã được nghiên cứu từ những năm 1920. Cho tới nay, công nghệ xử lý nước thải bằng SBR được nhiều nước phát triển ứng dụng như các nước ở châu Âu, Mỹ, Trung Quốc,…. Loại bể SBR thường được dùng để xử lý các loại nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nhất là ở những nơi có lưu lượng nước thải thấp và thường có nhiều biến động.
Bể SBR xử lý nước thải thường phải trải qua các quá trình: Bơm nước thải, phản ứng, lắng và hút nước ra. Những quá trình này diễn ra một cách liên tục.
Với cách tính toán bể SBR khoa học, đây là loại bể hoạt động mang lại hiệu quả cao với những ưu điểm vượt trội. Nước thải sau khi được xử lý trở nên an toàn và sạch sẽ hơn.
Cấu tạo bể SBR:
Việc thiết kế bể SBR được tính toán một cách khoa học. Cùng với đó thì bể SBR được cấu tạo từ 2 cụm bể khác nhau. Đó là bể Selector và bể C-tech. Theo nguyên lý làm việc thì nước thải sẽ đi vào cụm bể Seletor trước, sau khi được xử lý sơ bộ thì sẽ chuyển qua bể C-tech.
Nguyên lý hoạt động của bể SBR:
SBR là công nghệ xử lý nước thải được sử dụng tương đối phổ biến hiện nay. Nguyên tắc vận hành của loại bể SBR này đó chính là dòng nước thải trong bể tuần hoàn tương ứng với các chu kỳ sinh trưởng gián đoạn.
Một chu kỳ hoạt động của bể SBR gồm có 5 pha:
Pha làm đầy:
Nước thải được bơm vào bể xử lý trong khoảng từ 1-3 giờ. Trong bể phản ứng hoạt động theo mẻ nối tiếp nhau, tùy thuộc theo mục tiêu xử lý, hàm lượng BOD đầu vào mà quá trình làm đầy có thể thay đổi linh hoạt: Làm đầy – tĩnh, làm đầy- hòa trộn, làm đầy- sục khí.
Pha sục khí:
Tiến hành sục khí cho bể xử lý để tạo phản ứng sinh hóa giữa nước thải và bùn hoạt tính hay làm thoáng bề mặt để cấp oxy vào nước và khuấy trộn đều hỗn hợp. Thời gian làm thoáng phụ thuộc vào chất lượng nước thải, thường khoảng 2 giờ. Trong pha phản ứng, quá trình nitrat hóa có thể thực hiện, chuyển Nitơ từ dạng N-NH3 sang N-NO2- và nhanh chóng chuyển sang dạng N – NO3-
Pha lắng:
Lắng trong nước. Quá trình diễn ra trong môi trường tĩnh, hiệu quả thủy lực của bể đạt 100%. Thời gian lắng trong và cô đặc bùn thường kết thúc sớm hơn 2 giờ.
Pha rút nước:
Lượng nước nổi sau thời gian lắng được thoát ra khỏi bể SBR. Tất nhiên, đây chỉ là lượng nước chứ không đi kèm với bất cứ lượng bùn hoạt tính nào.
Pha chờ:
Chờ đợi để nạp mẻ mới, thời gian chờ đợi phụ thuộc vào thời gian vận hành.
Các pha này sẽ được diễn ra liên tục và luân phiên căn cứ trên các phản ứng sinh học đã được nghiên cứu.
Ưu và nhược điểm của bể Sbr
Ưu điểm của bể SBR:
- Giảm chi phí cũng như thời gian khi xây dựng cũng như thiết kế bể Sbr vì không cần xây dựng bể lắng 1, bể lắng 2, bể Aerotank và bể điều hòa
- Tiết kiệm năng lượng
- Khả năng xử lý nước thải có nồng độ ô nhiễm cao, xử lý các chất hữu cơ triệt để
- Dễ kiểm soát các sự cố
- Linh hoạt trong quá trình hoạt động
- Có thể dùng cho mọi hệ thống và công suất.
Nhược điểm của bể SBR:
- Yêu cầu phải có hệ thống quan trắc các chỉ tiêu tinh vi, hiện đại.
- Việc bảo trì, bảo dưỡng khó khăn.
- Đòi hỏi người vận hành có trình độ cao.
- Hệ thống dễ bị tắc nghẽn do bùn.
- Trong trường hợp các công trình phía sau chịu sốc tải thấp thì việc thiết kế bể SBR cần phải có bể điều hòa để phụ trợ.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bể SBR. Chúng tôi hi vọng rằng, các bạn đã biết được bể SBR là gì, cấu tạo bể SBR, tính toán bể SBR về nguyên lý làm việc,…