Nghệ thuật điêu khắc đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, mang lại nhiều giá trị cả về vật chất và tinh thần. Vậy sculpture là gì? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu giá trị sâu xa của loại hình nghệ thuật này nhé!
Sculpture là gì? Nhà điêu khắc là gì?
Sculpture hay còn được gọi là điêu khắc. Vậy điêu khắc là gì?
Sculpture – điêu khắc
– Theo như khái niệm phương Tây thì điêu khắc chính là một ngành nghệ thuật tạo hình. Nó được sáng tạo theo nguyên tắc về thể tích, hình khối cũng như vật chất trong không gian ba chiều. Đồng thời nó còn chịu sự chi phối của những quy luật tạo hình.
– Tại Việt nam thì “điêu khắc” là từ có nguồn gốc Hán-Việt. “Điêu” ở đây là chạm khắc hay còn gọi là nghệ thuật chạm trổ. Còn “khắc” là lấy dao hoặc vật nhọn vạch vào vật gì đó. Như vậy khái niệm điêu khắc có nghĩa là sử dụng dụng cụ cứng như kim loại (đục, dao…) để tác động vào các chất liệu cứng như: đá, gỗ, xương, ngà voi… nhằm tạo nên các tác phẩm nghệ thuật. Như vậy khái niệm về điêu khắc ở đây cũng là bắt nguồn từ cách thức tạo hình trên chất liệu.
Vậy người điêu khắc gọi là gì? Người điêu khắc hay còn được gọi là nhà điêu khắc, điêu khắc gia là những người thiết kế, xây dựng các công trình nghệ thuật ba chiều bằng tay hoặc từ các công cụ hỗ trợ để tạo thành những tác phẩm nghệ thuật. Người điêu khắc sẽ sử dụng một hoặc kết hợp các vật liệu như đá, gỗ, thạch cao, kim loại, thủy tinh… nhằm tạo ra những tác phẩm nghệ thuật. Ngoài ra, các tác phẩm điêu khắc còn được điêu khắc gia tạo nên từ vật liệu như: đất sét, nhựa, polymer, bê tông, đồng, vàng…
Điêu khắc dân gian là gì?
Nghệ thuật điêu khắc dân gian
Điêu khắc dân gian cũng là một trong những loại hình điêu khắc, bởi nó khắc họa lại một hình ảnh, một chân dung hay một đề tài nào đó mang tính nghệ thuật. Nó khác với loại hình điêu khắc khác có chăng là về phương pháp và chất liệu thể hiện.
Chất liệu chính được sử dụng ở đây là những loại cây nhỏ, những nhánh cây, những loại thảo mộc . . . Qua tay của các nghệ nhân với kỹ thuật chọn lọc, trau chuốt, định hình, lắp ghép… sẽ tạo nên những tác phẩm mang tính nghệ thuật.
Gọi là điêu khắc dân gian cũng không sai bởi nó mang đậm nét trừu tượng, đơn sơ và mộc mạc. So với những tác phẩm điêu khắc khác với những đường nét sắc sảo, gần như thật thì các tác phẩm điêu khắc dân gian lại mang tính khái quát, ước lệ. Nói đúng hơn thì nó mang nặng tính chất tạo hình hơn là những đường nét điêu khắc.
Trong một góc nhìn nào đó thì ta cảm thấy điêu khắc dân gian rất gần với những bức tranh Đông Hồ. Phải thừa nhận rằng điêu khắc dân gian vẫn còn nhiều hạn chế nhưng nó vẫn mang tính chất điêu khắc cao bởi nó sở hữu những đường nét tạo hình khá lạ mắt, ngộ nghĩnh và vô cùng độc đáo, góp phần làm toát lên được cái nhìn nhân văn mang tính triết học.
Các thể loại điêu khắc
Cho đến nay thì điêu khắc vẫn luôn là một loại hình nghệ thuật được yêu thích. Nó gắn liền và tồn tại trong đời sống của con người với nhiều tác phẩm, công trình đặc sắc mang tính nghệ thuật cùng tính ứng dụng cao.
Có rất nhiều công trình, dự án điêu khắc cổ còn sót lại cho đến nay chính là một minh chứng lịch sử cho một nền văn hóa cổ xưa của dân tộc. Vì vậy mà cho đến nay, các thể loại điêu khắc cổ vẫn còn đang tồn tại và không ngừng vươn lên để khẳng định mình. Cùng với sự xuất hiện của các loại hình điêu khắc mới hiện đại được phát triển từ những nền điêu khắc cổ xưa như: Tượng tròn, tượng đài, phù điêu. Cụ thể như sau:
Tượng tròn
Tác phẩm điêu khắc tượng tròn
– Tượng tròn là các tác phẩm điêu khắc được các nhà điêu khắc thực hiện dưới dạng tượng chân dung hoặc tượng trang trí nội ngoại thất hoặc nhóm tượng… Ví dụ như: tượng Bác Hồ, tượng nữ thần thường thấy trong các viện bảo tàng…
– Nghệ thuật điêu khắc tượng tròn này đã được hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Có thể nói, nó phát triển và tồn tại song song cùng với các nền văn minh của nhân loại. Nó gắn liền cùng với các tác phẩm từ thô sơ cho đến các kiệt tác về văn hóa từ thời cổ đại cho đến ngày nay.
Trên thực tế thì nghề điêu khắc tượng tròn chưa bao giờ ngừng thay đổi và phát triển sao cho phù hợp với từng thời kỳ, cũng như đáp ứng được thị hiếu, xu hướng về nghệ thuật hiện đại.
Tượng đài
Tượng đài sẽ được các nghệ nhân điêu khắc tạc có thể là phần đầu tượng, tượng chân dung (toàn thân) hoặc là cụm tượng.
Tượng đài
– Đa phần thì các tác phẩm điêu khắc tượng đài hiện nay đều được khắc họa theo hình tượng các nhân vật trong lịch sử. Hoặc cũng có thể là để ghi dấu một chiến tích nào đó hay biểu trưng cho các sự kiện…
– Để có được các tác phẩm điêu khắc tượng đài nghệ thuật thì các nghệ nhân điêu khắc sẽ phải sử dụng các chất liệu sáng tác bền vững. Vì đa số các tượng đài này đều được đặt ở ngoài trời. Chính vì vậy mà việc sử dụng chất liệu cần được lựa chọn một cách kỹ lưỡng, phải bền với thời gian và chịu được mưa nắng cũng như sự thay đổi của thời tiết.
Phù điêu
Tác phẩm phù điêu
– Phù điêu là các tác phẩm điêu khắc được tạo nên bằng cách đắp nổi hoặc khoét lõm trên một mặt phẳng bất kỳ nào đó. Chính vì vậy mà phù điêu còn được gọi với cái tên khác là tranh đắp nổi.
– Các sản phẩm tranh điêu khắc phù điêu hiện nay đều được rất nhiều người yêu thích. Tác phẩm nghệ thuật điêu khắc này cũng được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày: trong trang trí nội thất, ngoại thất và sân vườn… Đặc biệt là khi nói về không gian trong điêu khắc thì phù điêu được sử dụng để trang trí trong các không gian xây dựng, kiến trúc… với rất nhiều cách thức mang tính độc đáo khác nhau. Nó góp phần mang đến một không gian đẹp với đầy tính nghệ thuật và ý nghĩa.
Các phương pháp tạo hình
- Tạc
Tạc tượng
Tạc là một phương pháp mà trong đó các nghệ nhân sẽ thao tác chủ yếu trên chất liệu rắn như đá, gỗ… để tạo hình. Ở phương pháp này thì người nghệ sĩ chủ yếu dùng búa đục để loại bỏ những “phần thừa” trên chất liệu nhằm tạo ra một tác phẩm mong muốn.
- Nặn
Đất là một chất liệu được sử dụng để tạo hình bằng cách nặn. Đất nặn thành tượng hoặc phù điêu có thể nung để thành các tác phẩm điêu khắc gốm hoặc cũng có thể đúc thành khuôn.
- Đúc
Đúc
Đúc là phương pháp sử dụng khuôn mẫu có sẵn do chế tác, sau đó sẽ dùng chất liệu lỏng hoặc nấu chảy lỏng để đổ vào khuôn. Sau khi đông đặc thì nghệ nhân sẽ tháo bỏ lớp khuôn bên ngoài ra và thu được một tác phẩm đúc.
Các chất liệu đúc phổ biến như: đồng, nhôm, gang, thạch cao, xi măng, nhựa…
- Gò
Gò là phương pháp sử dụng dụng cụ để tác động trực tiếp lên chất liệu cần thể hiện nhằm tạo ra hình thù mà người nghệ nhân mong muốn. Chất liệu dùng cho gò là kim loại được cán mỏng.
Các chất liệu tạo hình trong điêu khắc
Điêu khắc từ chất liệu đá
– Đá: được hình thành từ các biến đổi địa chất.
– Đồng: là nguyên tố hóa học nằm trong bảng tuần hoàn nguyên tố. Đây là kim loại dẻo có độ dẫn nhiệt và dẫn điện cao.
– Gỗ: được khai chủ yếu từ cây cối và có các thành phần cơ bản như xenluloza, hemixenluloza, lignin cùng một số chất khác.
– Gốm: được phát hiện ra khi con người bắt đầu phát minh ra lửa và rời khỏi hang để cất nhà. Gốm được lấy từ hợp chất đất sét, đất, bột và nước.
– Thạch cao: là khoáng vật trầm tích hay phong hóa, rất mềm.
– Xi măng: được tạo từ clinker, thạch cao thiên nhiên và phụ gia như vỏ sò, đất sét…
– Cát: có nguồn gốc từ tự nhiên bao gồm các hạt đá, khoáng vật nhỏ và rất mịn.
– Composite: là vật liệu rất được ưa chuộng hiện nay. Đây là loại vật liệu tổng hợp từ polime, kim loại, hợp kim, gốm hoặc cacbon…
Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi chắc hẳn đã giúp bạn hiểu được sculpture là gì cũng như các thể loại của sculpture. Để biết thêm nhiều thông tin hay và bổ ích khác, hãy thường xuyên theo dõi sieusach.info các bạn nhé!