Self-harm là gì
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), self-harm được định nghĩa là: Hành động không gây nguy hiểm đến tính mạng mà một người có thể thực hiện không thường xuyên và không có sự xen vào của người khác. Họ có thể gây thương tích cho bản thân, cố tình lạm dụng, sử dụng quá liều các loại thuốc điều trị nhằm đạt được thoả mãn tâm lý hay thể chất họ mong muốn.
Nói ngắn gọn, self-harm là khi một người cố tình tự gây thương tích, đau đớn cho bản thân để đạt được sự thoải mái, thoả mãn trong ngắn hạn.
Những thương tích này thường không nguy hiểm đến tính mạng và xảy ra không quá thường xuyên.
Dấu hiệu của self-harm
Có thể bạn sẽ thấy khó chấp nhận khi người thân, bạn bè đang rơi vào trạng thái muốn tổn thương bản thân (self-harm). Bởi những hành động self-harm thường xảy ra trong bóng tối và những người ấy không muốn chia sẻ, bộc lộ với ai.
Các dấu hiệu và triệu chứng của self-harm là khác nhau tuỳ vào cách thức người đó sử dụng, gồm:
Các thay đổi về hành vi:
-
Mặc quần áo dài tay, ngay cả trong những ngày nóng
-
Các lý do cho những vết thương là do bất cẩn, hay do tai nạn, sự cố
-
Cần nhiều thời gian ở một mình hơn
-
Căng thẳng với các mối quan hệ (bạn bè, tình yêu, gia đình, v.v.)
-
Hay cầm nắm các vật sắc nhọn
-
Không còn hứng thú, tham gia các hoạt động ưa thích trước đây
-
Hành động khó đoán, bột phát
Các dấu hiệu trên cơ thể:
-
Nhiều vết sẹo
-
Những vết gãi hay xước
-
Những vết bầm, thâm tím
-
Gãy xương
-
Mất một hay nhiều mảng tóc
Các dấu hiệu về nhận thức:
-
Hay tự vấn về danh tính bản thân
-
Cảm giác vô vọng
-
Cảm giác không có ai giúp được bạn
-
Cảm giác vô dụng
Các dấu hiệu tâm lý:
-
Bối rối khi thể hiện cảm xúc
-
Trạng thái cảm xúc không ổn định
-
Thay đổi tâm trạng
-
Trầm cảm
-
Ngày càng trở nên lo âu, đặc biệt là khi không thể làm đau cơ thể
-
Cảm giác tội lỗi
-
Cảm giác xấu hổ, ghê tởm về bản thân
Nguyên nhân gây ra self-harm
Có nhiều nguyên nhân khiến một người chủ đích làm tổn thương cơ thể chính mình. Các nguyên nhân chung gồm:
-
Họ đang cố giải toả căng thẳng
-
Cố gắng kiểm soát tình hình
-
Tìm cách tự trừng phạt bản thân
-
Cần được giải thoát khỏi một tình huống căng thẳng
-
Rất mong muốn được giúp đỡ
-
Phản ứng lại những suy nghĩ rối rắm
Self-harm có thể có nguyên nhân từ những trải nghiệm tồi tệ ở hiện tại hoặc trong quá khứ. Tuy nhiên, một số trường hợp không có lý do cụ thể cho hành động tự làm đau cơ thể.
Những nguyên nhân trên cũng có thể thay đổi theo thời gian và không giống nhau giữa những người có xu hướng self-harm.
Với những nguyên nhân do căng thẳng tâm lý, đó có thể là hậu quả của rất nhiều vấn đề nhỏ nhặt tích tụ lâu ngày. Dần dần tích tiểu thành đại, chúng sẽ khiến một người muốn làm đau bản thân bằng self-harm.
Một vài ví dụ gồm:
-
bị tẩy chay, miệt thị
-
áp lực học tập, làm việc
-
cãi vã trong gia đình hay vấn đề trong các mối quan hệ
-
gặp khủng hoảng tài chính cá nhân
- tự ti về bản thân
-
chật vật kiểm soát căng thẳng, lo âu hay trầm cảm
-
bối rối về xu hướng giới tính, tình dục của bản thân
- đau khổ trước sự ra đi của người thân
- bị lạm dụng thể chất hay tình dục
-
trải qua những khó khăn, sự thay đổi phức tạp về tâm lý hay do những khủng hoảng, đau khổ trong quá khứ khiến họ khó kiểm soát cảm xúc.
Cách tự giúp bản thân
Khi bạn đang trong cơn “nghiện” làm tổn thương bản thân, sẽ rất khó để nghĩ ra cách khác đánh lạc hướng bản thân. Nhưng có phương pháp để bạn có thể cải thiện tình hình theo thời gian
Trong ngắn hạn
Hiểu về tình trạng, mức độ self-harm hiện tại của bạn
Hiểu mức độ tổn thương cơ thể của bạn sẽ giúp bạn nhận ra yếu tố nào kích thích thực hiện hành động self-harm.
Ngay cả khi bạn không thể cưỡng lại mong muốn bị đau đớn, việc nhận ra được nguyên nhân kích thích sẽ giúp bạn xử trí tốt hơn cho những lần sau.
Nhận diện các yếu tố kích thích
Các yếu tố kích thích này có thể là con người, tình huống, sự kiện, cảm giác hay những suy nghĩ, cảm xúc nhất định.
Luyện cách viết xuống những điều đã xảy ra với bạn trước khi bạn làm đau bản thân:
-
Mình đã suy nghĩ điều gì trước khi làm vậy?
-
Là ai, tình huống hay sự việc nào ảnh hưởng đến tình huống này?
Nhận diện cảm giác bất đầu muốn tổn thương cơ thể
Các cảm giác, dấu hiệu có thể rất rõ ràng như:
-
Trống đập trong ngực hay cảm giác nặng ngực
-
Cảm xúc mạnh như buồn bã hay tức giận sadness or anger
-
Cảm giác mất kết nối với bản thân hay mất cảm giác
-
Những suy nghĩ lặp lại về làm đau cơ thể hay cách bạn có thể cảm thấy đau đớn
-
Đưa ra những quyết định không tốt như uống rượu, làm việc quần quật để né tránh cảm xúc.
Biết những nhân tố gây xao nhãng mong muốn self-harm
Đánh lạc hướng bản thân khỏi cơn thèm đau là cách giúp bạn có thể thời gian và không gian để xoa dịu căng thẳng.
Trong dài hạn
Có rất nhiều cách để tự giúp bản thân trong dài hạn. Đó bao gồm khám phá, tìm hiểu kỹ về lý do tại sao bạn lại thực hiện những hành vi self-harm và cách giải quyết:
-
Học cách chấp nhận và yêu thương bản thân
-
Trở nên tự tin hơn về khả năng và tính cách của bạn
-
Hiểu rõ tại sao bạn lại thực hiện những hành vi self-harm
-
Quan tâm đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của bạn
-
Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người bạn tin tưởng hoặc bác sĩ tâm lý
Cách hỗ trợ người thân, bạn bè
Dù là họ nói trực tiếp với bạn hay là bạn nghi ngờ các dấu hiệu một người đang self-harm, rất khó để có cách tốt nhất tiếp cận và đối mặt với vấn đề.
Bạn có thể cảm thấy shock, tức giận, bất lực hay thấy mình cần chịu trách nhiệm cho vấn đề về tâm lý của người khác.
-
Cố gắng không biểu lộ sự hoảng loạn hay tức giận. Cách bạn phản ứng với bạn bè hay người thân sẽ ảnh hưởng tới sự sẵn sàng mở lòng của họ với bạn hay người khác trong tương lai.
-
Hãy nhớ rằng self-harm không phải một căn bệnh. Nó chỉ là cách một người gặp khó khăn khi giải tỏa cảm xúc trong một số trường hợp nhất định. Trong đa số các trường hợp self-harm không liên quan đến suy nghĩ muốn tự tử.
Có nhiều cách để bạn giúp đỡ người có hành động self-harm. Thái độ và cách bạn quan tâm đến họ sẽ giúp họ được trấn an và ủng hộ. Bạn cần lưu ý những điểm sau:
-
Cố gắng không cư xử kiểu phán xét.
-
Hãy cho họ biết rằng bạn sẵn lòng giúp đỡ trong khả năng của bản thân.
-
Quan tâm đến họ ở nhiều khía cạnh khác chứ không chỉ là vấn đề self-harm.
-
Cố gắng thấu cảm và thấu hiểu lý do họ làm như vậy.
-
Giúp họ tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý chuyên nghiệp.
-
Gợi nhớ họ về những phẩm chất hay việc tốt đẹp mà họ đã từng làm.
-
Cố gắng giao tiếp chân thành, cởi mở.
Đôi khi kể cả người tuyệt vời nhất trên thế giới cũng sẽ cảm thấy bất lực và bối rối khi giúp đỡ người khác. Bạn cần tránh những điều sau:
-
Cố gắng ép buộc họ thay đổi.
-
Cư xử và hành động, giao tiếp theo cách lấn át, đe doạ sẽ tước quyền tự do của họ.
-
Hoặc là ngó lơ những vết thương của họ hay quá mức quan tâm đến chúng.
-
Gắn mác cho họ là người ưa được chú ý.
Thông thường, self-harm không phải là cách một người tìm kiếm sự chú ý. Và ngay cả là vậy, hãy nhớ rằng họ không sai khi muốn được người khác quan tâm và giúp đỡ.
Tổng kết
Self-harm không phải một căn bệnh. Đó chỉ là cách một người gặp khó khăn trong việc giải toả căng thẳng và các cảm xúc tiêu cực. Việc nhận biết bản thân đang làm những hành động self-harm và hiểu rõ nguyên do sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này. Đừng quên tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người bạn tin tưởng hay bác sĩ tâm lý để có một cuộc sống chất lượng.
Tư vấn trực tuyến với chuyên gia tâm lý uy tín trên ứng dụng Doctor Anywhere để nhận hỗ trợ kịp thời.
Tham khảo từ: NHS, Mind Org UK, Valley Behavioral
Xem thêm:
- Khủng hoảng bản sắc cá nhân: Có phải vấn đề của gen Z?
- Dấu hiệu nhận biết 5 bệnh tâm lý thường gặp
- Lo lắng và rối loạn lo âu khác nhau như thế nào?