Sợ hãi kéo dài là một trong những vấn đề đe dọa đến cuộc sống bình thường của mỗi người, đặc biệt là về mặt tâm lý. Nếu không nhận diện kịp thời sợ hãi là gì và có cách cải thiện phù hợp thì không chỉ tâm lý mà sức khỏe cũng bị ảnh hưởng không kém.
Sự sợ hãi là gì?
Theo nhiều nghiên cứu về tâm lý học cho thấy, sự sợ hãi là một trong những cảm xúc nguyên thủy nhất của con người, là dấu hiệu tâm lý e ngại, lo lắng trước một điều gì đó. Việc xuất hiện sự sợ hãi có liên quan đến những phản ứng sinh hóa phổ quát ở con người, với sự kết hợp với phản ứng cảm xúc của mỗi cá nhân.
Nỗi sợ hãi xuất hiện khi bản thân một người cảm thấy bị đe dọa đến an toàn cá nhân, cảm nhận được sự nguy hiểm, cả về tinh thần và thể chất. Mặc dù mối nguy hiểm ấy không đáng sợ như tưởng tượng nhưng nỗi sợ hãi là do bản chất cá nhân mỗi người nên không thể đánh giá một cách chủ quan.
Ngoài xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, nỗi sợ hãi còn do cảm nhận được những mối nguy hiểm thực sự từ môi trường hoặc đối tượng xung quanh, hoặc do bản thân mỗi người tưởng tượng ra nỗi sợ hãi đó. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Ví dụ như bạn là người không thích các loài bò sát thì việc tưởng tượng hay suy nghĩ đến các loài như rắn, trăn,… cũng làm bạn cảm thấy sợ hãi.
Đồng thời, sự xuất hiện nỗi sợ hãi còn là do những vấn đề về mặt tinh thần, có thể liên quan đến bệnh lý thần kinh. Những chứng bệnh tâm lý dẫn đến sự sợ hãi như rối loạn hoảng sợ, rối loạn âu lo xã hội, ám ảnh cưỡng chế hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương,…
Nguyên nhân dẫn đến sự sợ hãi là gì?
Ngoài tìm hiểu sợ hãi là gì thì nguyên nhân gây nên sự sợ hãi cũng là điều khiến nhiều người không khỏi thắc mắc. Theo nghiên cứu khoa học, nỗi sợ hãi ở con người xuất phát từ 2 nguyên nhân chính, đó là:
Phản ứng sinh hóa của cơ thể
Nguyên nhân gây nên sợ hãi là gì? Sợ hãi là một trong những tình trạng cảm xúc tự nhiên, nguyên thủy nhất của con người, đây cũng nằm trong số những cơ chế sinh tồn tự nhiên. Khi con người phải đối mặt với những mối nguy hiểm hoặc đe dọa phía trước, sự nhận thức được kích hoạt và cơ thể phản ứng theo cách tự nhiên nhất, như một phản xạ tự nhiên.
Các phản ứng sinh hóa khi cơ thể cảm nhận nỗi sợ hãi bao gồm đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh hơn, mức hormone adrenaline tăng cao hơn mức bình thường và sự sợ hãi xuất hiện.
Theo góc độ khoa học, phản ứng này của cơ thể còn được gọi là phản ứng “chiến đấu và bỏ chạy”, có nghĩa là cảm nhận thấy mối đe dọa, cơ thể sẽ tự có những phản ứng chuẩn bị cho việc chiến đấu hoặc chọn lựa phương án bỏ chạy. Đây là một phản ứng sinh hóa tự nhiên của cơ thể hình thành sau quá trình tiến hóa và cũng là phản xạ vô cùng quan trọng đối với sự sinh tồn và sống còn của loài người.
Phản ứng cảm xúc
Nỗi sợ hãi do cá nhân hóa thường đáng sợ hơn rất nhiều so với nỗi sợ do phản ứng sinh hóa tự nhiên của cơ thể người. Bởi những nỗi sợ này mang tính cá thể cao hơn, hình thành trong quá trình phát triển và dựa nhiều vào môi trường giáo dục, sinh hoạt của mỗi người. Ví dụ như khi bé, bạn bị rắn cắn thì khi lớn lên, mỗi lần nhìn thấy hoặc tưởng tượng về loài động vật này đều có thể khiến bạn cảm thấy sợ hãi.
Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng trong một vài trường hợp, nỗi sợ hãi có thể tạo được niềm vui cho con người, ví dụ như khi xem phim kinh dị. Những người muốn tìm kiếm hormone adrenaline thông qua những môn thể thao mạo hiểm hoặc các trò chơi kinh dị. Nhưng cũng có những trường hợp không đối mặt được với nỗi sợ hãi cá nhân nên khi cảm thấy bị đe dọa sẽ luôn tìm cách trốn tránh hoặc bỏ chạy khỏi nỗi sợ hãi.
Ngoài 2 nguyên nhân chính trên, sợ hãi còn gây ra bởi:
- Một số tình huống nguy hiểm một cách cụ thể như tai nạn hoặc các loài động vật như nhện, gián, chuột, rắn,…
- Một số sự kiện quan trọng trong tương lai cũng dễ khiến con người nảy sinh cảm giác sợ hãi và muốn bỏ trốn.
- Sự kiện đáng sợ được tưởng tượng ra.
- Những mối nguy hiểm thực sự tồn tại trong không gian, thời gian xung quanh.
Các kiểu sợ hãi phổ biến nhất
Sợ hãi là gì? Sợ hãi có những kiểu nào? Thực tế cho thấy sự sợ hãi không cố định 1 kiểu mà có rất nhiều kiểm sợ hãi khác nhau. Bởi những vấn đề liên quan đến tâm lý con người thường tương đối phức tạp, vấn đề ở mỗi người là không hoàn toàn giống nhau.
Một số kiểu sợ hãi đặc trưng nhất có:
Chứng sợ hãi đám đông: Thường đến từ sự thiếu tự tin, dẫn đến khi đứng trước đám đông sẽ xảy ra những triệu chứng của sự sợ hãi. Chứng sợ đám đông có thể điều trị và cải thiện được thông quá quá trình điều trị cụ thể về mặt tâm lý.
Rối loạn lo âu lan tỏa: Luôn có cảm giác lo lắng không ngừng trước nhiều vấn đề. Chứng rối loạn lo âu lan tỏa là một vấn đề tâm lý phức tạp.
Rối loạn hoảng sợ: Người bệnh bị rối loạn hoảng sợ thường trong trạng thái âu lo, sợ hãi cực độ và hoảng loạn trước nhiều vấn đề với mức độ cực hạn, tần suất cao.
Rối loạn căng thẳng sau chấn thương: Là một trong những dạng sợ hãi phổ biến nhất, thường xuất hiện sau tai nạn hoặc cú sốc tâm lý.
Rối loạn lo âu phân ly: Là dạng sợ hãi xuất hiện khi người bệnh phải rời xa những thứ vốn đã rất quen thuộc, thường là người mẹ của mình. Biểu hiện khi bị rối loạn âu lo phân ly là sợ hãi, hoang mang và căng thẳng không ngừng.
Rối loạn âu lo xã hội: Là một dạng rối loạn tâm thần tương đối phổ biến mà người bệnh luôn có cảm giác sợ hãi, căng thẳng trước lời nhận xét, phê bình từ người khác về vấn đề của bản thân.
Ám ảnh cụ thể: Những nỗi sợ hình thành do những trải nghiệm cá nhân trước đó dẫn đến ám ảnh thời gian dài.
Như vậy, thắc mắc sợ hãi là gì đã được giải đáp qua những thông tin trên đây. Nếu nhận thấy bản thân thường xuyên rơi vào trạng thái sợ hãi kéo dài dẫn đến tinh thần căng thẳng, bạn cần đến gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn và điều trị sớm nhất nhé.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp