Thượng nguồn ký sự- Sông Đuống. – Văn Thành Nhân

Sông đuống ở đâu

còn gọi là sông Thiên Đức hay Thiên Đức Giang, là một con sông dài 68 km, nối sông Hồng với sông Thái Bình. Điểm đầu từ ngã ba Dâu, thôn Xuân Trạch, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội tại địa giới giữa 2 đơn vị hành chính là huyện Đông Anh và thôn Bắc Cầu, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên của thành phố Hà Nội). Điểm cuối là ngã ba Mỹ Lộc (xã Trung Kênh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh). Về tổng thể sông Đuống chảy theo hướng tây-đông. Nó là một phân lưu của sông Hồng, trước đây chỉ là một dòng sông nhỏ, do cửa nối với sông Hồng bị cát bồi cao nên chỉ khi sông Hồng có lũ lớn mới tràn qua được Từ năm 1958, cửa sông được mở rộng để trở thành một phân lưu quan trọng giảm sức uy hiếp của lũ sông Hồng đối với Hà Nội. So với lượng lũ của sông Hồng tại Sơn Tây thì sông Đuống tiêu được 20-30 %. Đoạn chảy qua Bắc Ninh dài 42 km.

Sông Đuống là đường giao thông thuỷ nối cảng Hải Phòng với Hà Nội và các tỉnh ở phía bắc Việt Nam

[Nguồn: wikipedia ].

Bến đò đầu tiên trên sông Đuống, bến đò Đông Ngàn nối hai xã Xuân Canh, Đông anh và phường Ngọc Thụy quận Long biên. Bên kia sông là thôn Đông ngàn, đây cúng là bến đò dan sinh duy nhất còn lại nối một quận với một huyện ngoại thành của Hà nội.

Những năm trước, đoạn sông Đuống này có 2 bến đò ngang Đông Trù và Đông Ngàn, người dân hai bên sông và các vùng xung quanh thường mang nông sản ra Hà nội để bán. Hai bến đò này đã trở nên rất đỗi thân quen với chúng tôi mỗi khi được về thăm quê ngoại.

Ngồi đợi chờ chuyến đò sang sông trong quán nước được cất sơ sài bằng tre, lá. Được ăn một cái bánh Dậm, hoặc một phong chè Lam, uống một bát nước chè xanh nóng hổi… đối với chúng tôi khi đó đã là cả một Thiên đường.

Ngày nay, khi phương tiện giao thông đã hiện đại hơn xưa rất nhiều, người đi đò đã ít hẳn đi. Nhưng không hiểu vì sao mỗi lần về quê tôi vẫn thích được đi bằng xe đạp và ngồi đò hơn đi xe máy bằng lối cầu Đuống. Mặc dù tiếng ì oạp của mái chèo đã được thay bằng tiếng máy nổ, nhưng dẫu sao vẫn còn có được một chút của cái ngày xưa ấy khi bồng bềnh trên dòng sông Đuống quê ngoại của tôi.

Phải chăng mình đã già, mà người già thường hay nghĩ về quá khứ. Có người đã nói với tôi như thế. Chắc là đúng, nói “chắc” bởi vì tôi vẫn chưa già nên chưa thể kiểm định đúng, sai.

Cột thủy văn đứng trên doi đất của phường Ngọc Thụy chia đôi dòng nước của sông Hồng làm nên dòng sông Đuống. Phía xa là phường Nhật Tân quận Tây hồ và phường An dương quận Ba Đình.

Ngã ba Dâu – từ đây con sông này đã mang một cái tên mới. Sông Đuống.

Đàn bò thong thả đi bên bờ sông Đuống. Chỉ đi thêm vài chục bước nữa thôi, hai con bò sẽ đi bên bờ sông Hồng.

Đôi bạn trẻ ngồi tâm sự bên dòng sông Đuống quê hương mình. Có lẽ họ đang bàn tính chuyện sang bên kia sông tìm kiếm việc làm, vì những ngôi làng của họ gần bên sông Đuống đoạn đầu nguồn này có rất ít làng nghề.

Xa xa là khu chung cư cao cấp Ciputra quận Tây Hồ.

Những đoàn xà lan chở hàng ngược xuôi dòng sông Đuống về với Bắc ninh, Quảng ninh, Hải phòng….

Chùa thôn Xuân Trạch, nơi có ngã sông.

Cây gạo cổ thụ – Không hiểu đã đứng ở cái ngã ba sông này từ bao giờ chỉ biết rằng khi còn bé mỗi lần về quê ngồi trên đò nhìn sang đã thấy cây gạo đứng đó rồi.

Toàn cảnh Ngã ba sông nhìn từ phía Đông Ngàn.

Chiếc Sà lan này đang đi ngược dòng sông Đuống và chuẩn bị rẽ trái sang sông Hồng.

Quê hương ai cũng có một dòng sông.