Spam là một thuật ngữ không còn xa lạ với chúng ta trong thời đại công nghệ hiện nay. Chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi từ Email cho tới các trang mạng xã hội như Facebook, Skype, Zalo… Thế nhưng có rất nhiều người vẫn còn mơ hồ chưa hiểu rõ về Spam là gì cũng như cách xử lý Spam sao cho hiệu quả nhất. Hãy cùng LPTech giải đáp thắc mắc qua những thông tin dưới đây.
Spam là gì?
Spam(Stupid Pointless Annoying Messages) là những bức thư ngu ngốc, khiếm nhã gây khó chịu. Hay nói một cách đơn giản spam là khi bạn nhận được những bức thư không mong muốn với nội dung, thông điệp là các tin nhắn trêu đùa, tin quảng cáo,… mà bạn không hề muốn tiếp nhận. Đây là một thuật ngữ quen thuộc trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay.
Chúng ta thường bắt gặp spam nhất là ở trên nền tảng mạng xã hội facebook, twitter, skype hay ứng dụng trò chuyện như zalo, viber,… thậm chí đến các tin nhắn từ gmail. Người dùng bị tấn công bởi các tin không mong muốn mà họ cũng không biết vì sao lại nhận được chúng.
Nguồn gốc của Spam
Spam xuất hiện vào năm 1978, khi một người đàn ông gửi thư quảng cáo sản phẩm mới của mình đến cùng lúc nhiều người. Thay vì gửi thư cho từng người, ông ta đã gửi bức thư có nội dung y hệt nhau đến 393 người cùng lúc.
Như vậy, ban đầu spam chính là một thuật ngữ nói về việc gửi thư điện tử (email) đến nhiều người cùng một lúc. Nội dung của những bức thư được xem là thư rác, thư linh tinh có có thể không có ý nghĩa, hoặc mang tính chất quảng cáo về sản phẩm mà không được sự đồng ý của những người nhận.
Có rất nhiều trường hợp người dùng mất cảnh giác, click vào những đường link trong tin nhắn spam và làm theo hướng dẫn, kết quả thông tin cá nhân bị lấy cắp. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bạn gửi thư sai cách (đặc biệt trong email) dẫn tới tin nhắn rơi vào mục spam của người nhận mặc dù nội dung thư không phải mục đích quảng cáo.
Mục đích của Spam
Spam mang đến những trải nghiệm KHÔNG TỐT cho người dùng, vậy mục đích của spam là gì?
Quảng cáo
Nhiều doanh nghiệp hiện nay muốn giới thiệu nội dung quảng cáo thương hiệu đến nhiều khách hàng với mong muốn một trong số họ sẽ quan tâm và chuyển đổi hành vi mua hàng. Nhưng hình thức quảng cáo này đạt tỷ lệ hiệu quả cao và spam sẽ không có gì nghiêm trọng khi thông tin gửi 1 lần cho 1 người.
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lại spam quảng cáo quá nhiều lần làm hình thức này phản tác dụng, khách hàng cảm thấy phiền và mất thời gian xóa các tin nhắn vô ích thậm chí có ấn tượng xấu về thương hiệu.
Phát tán virus
Một vài đối tượng cố ý gửi những tin nhắn spam cho người dùng để phát tán virus gây hại. Nếu ai đó không may nhận được spam có chứa mã độc có thể bị mất thông tin, dữ liệu quan trọng. Thậm chí nguy hiểm hơn là làm hỏng máy tính hay điện thoại của bạn.
Spam “đơn thuần”
Spam “đơn thuần” thường xuất hiện trên mạng xã hội nhưng không gây hại nghiêm trọng gì cả. Nó còn là cách thức mà các bạn trẻ ngyaf nay hay trêu nhau. Mục đích spam này thể hiện thông qua những hành vi như:
- Mạng xã hội của bạn nhận thông báo các bài đăng hình ảnh, status được thả like trong cùng thời điểm.
- Spam comment nhiều lần trong bài đăng của một người dùng khác.
- Spam inbox thường trong các cuộc trò chuyện giữa bạn bè khi một người chưa trả lời tin nhắn.
Có thể thấy, loại spam này không mang nghĩa tiêu cực gì cả cũng không thực sự gọi là spam.
Các hình thức spam hiện nay là gì?
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển kéo theo các hình thức Spam ngày càng tinh vi và trở nên phức tạp gây nguy hiểm cho người dùng. Nếu như trước đây hình thức spam chủ yếu từ Spam Email và tin nhắn SMS thì ngày nay, spam còn phổ biến trên các mạng xã hội không chỉ với mục đích bán hàng mà còn là lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Spam Email
Đây là hình thức spam cơ bản được biết tới nhiều nhất và là nguồn gốc của thuật ngữ Spam. Những bức thư rác tự động không chỉ gây khó chịu mà còn khiến người dùng có thể gặp nguy hiểm vì nội dung thư có thể chứa các liên kết dẫn đến các website lừa đảo hoặc các trang web đang lưu trữ phần mềm độc hại.
Những kẻ gửi thư rác thu thập địa chỉ gmail từ các nhóm chat, website, danh sách khách hàng và thậm chí sử dụng virus để thu thập địa chỉ của người dùng.
Spam tin nhắn SMS
Khác với SMS Marketing thường được gửi từ các Brand lớn đã được đăng kí nội dung tin nhắn với nhà mạng. Tin nhắn SMS được cho là Spam thường đến từ những đầu số lạ hoặc mạo danh thương hiệu lớn gửi những nội dung rác thậm chí là lừa đảo tới người dùng. Việc doanh nghiệp gửi hàng loạt tin nhắn tới người dùng mà không đúng nhu cầu cần đọc của họ sẽ khiến khách hàng khó chịu và dẫn đến kết quả không như mong muốn.
Nhiều doanh nghiệp chọn cách giới thiệu minh khi mới bắt đầu cuộc trò chuyện để rút ngắn khoảng thời gian tiếp cận khách hàng. Điều này không những không những không mang lại hiệu quả cao mà còn khiến khách hàng cảm thấy nhàm chán, thiếu sự tò mò, không muốn tìm hiểu doanh nghiệp.
Spam Facebook
Hình thức spam trong facebook khá phổ biến hiện nay, cứ lặp đi lặp lại nhiều lần cùng một nội dung và gây khó chịu cho người dùng. cụ thể:
- Các bình luận không liên quan đến bài viết: Các tài khoản mạng xã hội ảo thường vào các bài viết có lượng tương tác cao để đăng tải các tin nhắn quảng bá, giới thiệu một sản phẩm nào đó.
- Đăng liên tục các bài tin tức: Khi bạn kết bạn hoặc like một trang nào đó trên Facebook, bạn sẽ gặp phải tình trạng các tài khoản, trang này liên tục đăng các thông tin không cần thiết làm loãng bảng tin của bạn, giảm sự tiếp xúc với những tài khoản bạn bè.
Nếu bạn là một người thường xuyên sử dụng mạng xã hội sẽ để ý thấy rằng trong các bài đăng, đặc biệt bài tin tức có thu hút nhiều người bên dưới bình luận sẽ có những liên kết website, nội dung không liên quan vào chủ đề của bài viết chính đó. Điều này không những chính chủ cảm thấy phiền phức mà ngay cả người dùng khác xem cũng vậy và thường được đánh dấu là spam. Để tránh bị đánh dấu bạn nên cung cấp thông tin có giá trị mà người dùng muốn đọc để thu hút sự quan tâm, tương tác của nhiều người.
Ngoài ra các trường hợp spam qua zalo, skype, messenger… cũng khá phổ biến hiện nay và đều chung một đặc điểm là các tài khoản người dùng thường xuyên nhận được tin nhắn quảng cáo, tin nhắn vô nghĩa mà bản thân người dùng không mong muốn nhận nó.
Cách xử lý spam hiệu quả mà bạn chưa biết
Spam làm bạn cảm thấy khó chịu không muốn nó xuất hiện nữa thì đã có giải pháp xử lý chúng, hãy làm theo cách sau đây:
Cách ngăn chặn Spam Email
Để ngăn chặn những email spam thì ngay sau khi đăng nhập gmail các bạn cần thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Truy cập vào hộp thư đến và mở mail của người mà bạn muốn chặn.
- Bước 2: Bạn nhấn vào biểu tượng dấu ba chấm ở góc bên phải mail sẽ có một list những tùy chọn hiện ra.
- Bước 3: Nhấn vào “Block + tên người dùng” để chặn email từ người gửi đó.
- Bước 4: Bạn chỉ cần nhấn “Chặn” là xác nhận hoàn thành.
>> Xem thêm: Cách làm Email Marketing hiệu quả và những điều mà bạn cần nắm rõ
Cách ngăn chặn Spam SMS
Do việc quản lý sim thẻ tại Việt Nam chưa thực sự chặt chẽ nên hiện tại vẫn chưa có biện pháp nào có thể ngăn chặn hiệu quả được vấn đề spam sms. Người dùng di động chỉ có cách chặn trực tiếp số điện thoại gửi tin nhắn cho mình để không còn nhận được tin nhắn rác.
Chống spam Facebook
Để chặn spam trên Facebook không có gì khó, bạn chỉ cần thiết lập lại các chế độ truy cập trên Facebook thành “bạn bè của bạn bè” sẽ hạn chế người lạ spam Facebook.
Bằng máy tính:
1. Bước 1: Đăng nhập tài khoản trên máy, sau đó nhấp vào biểu tượng tam giác chỉ xuống ở góc thanh thông báo, chọn Cài đặt.
2. Bước 2: Chọn Quyền riêng tư, chọn mục “Cách mọi người tìm và liên hệ với bạn” và điều chỉnh phần “Chỉnh sửa” từng mục mà bạn giới hạn như: Gửi lời mời kết bạn, tìm kiếm bằng email, hay số điện thoại. Sau đó bạn chọn chế độ: “Mọi người”, “bạn của bạn bè”, “bạn bè”, “chỉ mình tôi” hoặc “tùy chỉnh” theo ý muốn.
Bằng điện thoại
- Bước 1: Ở phần giao diện chính của Facebook,, bạn nhấp vào biểu tượng 3 gạch ngang của “menu” và chọn mục “Cài đặt & Quyền riêng tư”.
- Bước 2: Tiếp tục ở mục “Lối tắt quyền riêng tư”, ở phần “Quyền riêng tư” bạn tiếp tục chọn “Xem các cài đặt quyền riêng tư khác”.
- Bước 3: Lướt màn hình xuống bạn sẽ thấy “Cách mọi người tìm và liên hệ với bạn”, nhấp chọn mục và chọn thiết lập các chế độ cài đặt và thực hiện tương tự như với máy tính.
Đối với những trường hợp bị người khác add vào các group facebook mà bạn không thích thì có thể ngăn chặn bằng cách sau:
- Bước 1: Báo spam nhóm facebook mà bạn vừa bị add vào
- Bước 2: Chọn rời khỏi nhóm
- Bước 3: Sau khi rời khỏi nhóm facebook thì sẽ có một thông báo gửi đến bạn, lúc này bạn sẽ chọn mục “Ngăn người khác thêm bạn trở lại nhóm này”.
Còn đối với vấn đề spam bài viết trên Facebook, bạn chỉ cần chọn dấu ba chấm ở góc phải bài viết và chọn Tìm hỗ trợ hoặc báo cáo bài viết, sau đó thực hiện theo các yêu cầu của hệ thống. Hoặc đơn giản hơn bạn có thể chọn Ẩn/Bỏ theo dõi/Chặn nội dung hoặc người viết nội dung đó.
Chặn spam messenger app
Ở mục tin nhắn trò chuyện, khi nhấn vào tên người gửi ở phía trên cùng, kéo xuống dưới sẽ có tùy chọn cho bạn lựa chọn: Chặn, Có gì đó không ổn (Gửi phản hồi hoặc báo cáo cuộc trò chuyện).
Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đều đã nhận những tin nhắn Spam ở bất kỳ hình thức nào. Vì vậy, việc hiểu rõ spam sẽ giúp bạn hạn chế những rủi ro, bảo vệ an toàn thông tin cá nhân và tránh lãng phí thời gian vào những nội dung thư rác. Hy vọng những thông tin mà LPTech chia sẻ trên đây sẽ hữu ích đối với bạn.