Nghiệm pháp Spurling là gì? Cách phòng hội chứng cổ vai tay

Nghiệm pháp Spurling là gì? Cách phòng hội chứng cổ vai tay

Spurling test là gì

Video Spurling test là gì

Nghiệm pháp Spurling là phương pháp giúp chẩn đoán triệu chứng dây thần kinh bị chèn ép. Thông thường, người bệnh sẽ ngồi trên bàn hoặc ghế xét nghiệm để bác sĩ thực hiện nghiệm pháp Spurling. Nghiệm pháp này có nhiều biến thể nhưng phổ biến nhất là Test A và Test B. Nếu kết quả dương tính nghĩa là người bệnh cảm thấy cơn đau lan vào cánh tay trong lúc làm nghiệm pháp và bác sĩ sẽ dừng thực hiện. Tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể làm thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác. Nếu kết quả bình thường nghĩa là người bệnh không cảm thấy đau trong quá trình làm nghiệm pháp Spurling. Tuy nhiên, kết quả này chưa hoàn toàn chính xác nên bác sĩ sẽ làm thêm một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.

Hội chứng cổ vai cánh tay là gì?

Hội chứng cổ – vai – cánh tay là một nhóm các triệu chứng lâm sàng xảy ra do bệnh lý ở cột sống cổ không bị viêm nhưng kèm theo rối loạn chức năng tủy cổ, rễ, dây thần kinh. Hội chứng này có nhiều tên gọi khác nhau gồm: Bệnh lý rễ tủy cổ và hội chứng vai cánh tay. Bệnh thường gây cảm giác đau nhiều ở cổ, cơn đau lan rộng qua vai, di chuyển xuống một bên cánh tay. Bên cạnh đó, một số rối loạn về cảm giác và vận động có thể xuất hiện ở vùng chi phối của rễ dây thần kinh cột sống cổ, khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong các hoạt động.

Nguyên nhân gây hội chứng cổ vai cánh tay

Nguyên nhân thường gặp

  • Thoái hóa khớp xương: Theo thống kê, có đến 80% trường hợp bị hội chứng cổ vai cánh tay là do thoái hóa xương khớp (thoái hóa những khớp liên đốt, liên mỏm bên và cột sống cổ). Tình trạng này làm giảm kích thước lỗ tiếp hợp, khiến các rễ hoặc dây thần kinh bị chèn ép, gây đau.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Khoảng 20% trường hợp bị mắc hội chứng này là do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, khiến chất nhầy chèn ép lên dây thần kinh. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường xuất hiện đơn độc hoặc đồng thời với bệnh thoái hóa cột sống cổ.
  • Chấn thương: Hội chứng cánh tay cổ thường xuất hiện ở người trẻ do chấn thương làm vỡ đĩa đệm. Đĩa đệm có thể thoát vị khi bạn té ngã do chơi thể thao, lao động hoặc tai nạn xe. Ngoài ra, bạn có thể bị thoát vị đĩa đệm nếu cúi người để kéo, nâng vật nặng.
Thoái hóa khớp xương là nguyên nhân dẫn đến hội chứng cổ, vai, cánh tay
Thoái hóa khớp xương là nguyên nhân dẫn đến hội chứng cổ, vai, cánh tay

Nguyên nhân ít gặp

  • Nhiễm trùng cột sống.
  • Khối u cột sống do ung thư.
  • Khối u lành tính phát triển ở đốt sống cổ hoặc bị bệnh lý phần mềm cạnh cột sống.
  • Viêm cột sống.
  • Loãng xương.

Xem thêm về: Huyệt bách hội

Phân loại và dấu hiệu nhận biết hội chứng cánh tay cổ vai

Hội chứng cột sống cổ

  • Đau nhiều ở vùng cổ, gáy: Cơn đau có thể khởi phát cấp tính sau khi vận động mạnh hoặc quá mức ở vùng cổ, sau chấn thương hoặc khi ngủ dậy. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể kéo dài, âm ỉ, tăng từ nhẹ đến nặng và mãn tính.
  • Khả năng vận động cổ bị hạn chế: Thường xuyên bị cứng khớp. Đồng thời, khả năng vận động ở cột sống cổ bị hạn chế, có hoặc không kèm theo vẹo cổ, thường xảy ra ở những người bị đau cột sống cổ cấp tính.
  • Vị trí đau: Thường đau cạnh cột sống, sau các gai ở cổ. Để xác định vị trí đau, bạn có thể dùng tay ấn vào khu vực có rễ dây thần kinh (tương ứng với vị trí của vai sau, cạnh cột sống cổ).

Hội chứng rễ thần kinh

Dưới đây là một số biểu hiện của hội chứng rễ thần kinh.

  • Rối loạn cảm giác, vận động kiểu rễ: Người bệnh thường bị yếu cơ, rối loạn cảm giác với các biểu hiện: kiến bò tê, rát bỏng ở ngón tay, cánh tay, hai bàn tay và vùng vai.
  • Mức độ đau: Cơn đau thường bắt đầu từ vùng gáy, tăng dần mức độ rồi lan lên vùng chẩm, xuống vai và di chuyển xuống cánh tay, bàn tay. Khi thực hiện gập cổ hoặc xoay đầu về bên đau thì mức độ đau sẽ tăng lên.
Mức độ đau của hội chứng rễ thần kinh có thể lan xuống bàn tay
Mức độ đau của hội chứng rễ thần kinh có thể lan xuống bàn tay

Những tổn thương của bệnh rễ thần kinh cổ được đánh giá thông qua các nghiệm pháp sau:

  • Nghiệm pháp kéo giãn cổ: Người bệnh nằm trên sàn với tư thế ngửa, bác sĩ dùng lực từ bàn tay giữ cằm, chẩm rồi kéo theo trục dọc. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng sẽ có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Nghiệm pháp dạng vai: Người bệnh ngồi thẳng lưng, đưa tay lên đầu và ra sau (cánh tay bên đau). Hành động này sẽ làm giảm hoặc mất đi các triệu chứng trên.
  • Nghiệm pháp Spurling: Người bệnh nằm nghiêng trên sàn hoặc ngồi nghiêng đầu về bên đau. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng lực từ tay ép lên đỉnh đầu của bệnh nhân. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau sẽ tăng lên.
  • Dấu hiệu chuông bấm: Cơn đau xuất hiện khi ấn vào điểm cạnh cột sống (vị trí tương ứng với lỗ tiếp hợp) rồi lan rộng từ cổ xuống vai và cánh tay.

Hội chứng tủy cổ

  • Chèn ép tủy cổ: Tủy cổ bị chèn ép bởi đĩa đệm bị lồi hoặc thoát vị. Triệu chứng này thường xảy ra và tiến triển trong thời gian dài.
  • Rối loạn cảm giác, giảm chức năng vận động (triệu chứng biểu hiện sớm): Khả năng vận động và sự khéo léo của hai bàn tay giảm hoặc mất đi, teo cơ hai tay, tê bì bàn tay, dễ mỏi và đi lại khó khăn.
  • Liệt tứ chi, rối loạn phản xạ đại, tiểu tiện (triệu chứng biểu hiện muộn): Tùy vào mức độ, vị trí tổn thương, người bệnh có thể bị liệt trung ương tứ chi, hai chân, tay và rối loạn phản xạ đại, tiểu tiện.

Chẩn đoán hội chứng cổ vai cánh tay

Chẩn đoán lâm sàng

Trước tiên, người bệnh sẽ được chẩn đoán lâm sàng với các bước như sau.

  • Kiểm tra tiền sử mắc bệnh: Kiểm tra chi tiết các bệnh lý, chấn thương và tổn thương ở vùng cổ trước đó.
  • Kiểm tra triệu chứng, mức độ đau ở vùng cổ, vai và cánh tay.
  • Kiểm tra rối loạn cảm giác, phản xạ, độ linh hoạt, các bất thường và khả năng vận động của vai, cánh tay, cổ, bàn tay, ngón tay.
  • Thực hiện các động tác để xác định vị trí, thời điểm đau. Đồng thời, tìm động tác có thể gây đau để kiểm tra mức độ đau.
  • Kiểm tra các triệu chứng đi kèm.
  • Xác định các động tác giúp giảm đau hoặc làm cơn đau mất đi.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Dưới đây là các kỹ thuật cận lâm sàng có thể giúp bác sĩ chuyên khoa xác định rõ mức độ nghiêm trọng và căn nguyên của bệnh.

  • Chụp X-quang: Kết quả thu được sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa tìm kiếm chấn thương và các khe hở đốt sống bị thu hẹp. Đồng thời, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ nghiêm trọng, xác định nguyên nhân gây bệnh.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Bác sĩ yêu cầu CT scan kèm chụp tủy cản quang. Kỹ thuật này cho hình ảnh chi tiết về cột sống cổ, các vị trí đang bị tổn thương, giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán. CT scan thường được thực hiện để thay thế MRI.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này cho hình ảnh rõ nét hơn về các tổn thương tại mô mềm và rễ thần kinh. MRI thường được chỉ định cho các bệnh nhân có cơn đau ở vai, cổ, cánh tay, kéo dài từ 4 đến 6 tuần, mức độ của cơn đau tăng dần theo thời gian, biểu hiện liên quan đến bệnh lý tủy cổ, tổn thương thần kinh đang tiến triển. Ngoài ra, MRI còn dùng cho những bệnh nhân có nguy cơ bị các bệnh lý ác tính, nhiễm trùng.
  • Điện cơ: Là phương pháp giúp xác định khả năng hoạt động của các cơ khi co lại hoặc trong trạng thái nghỉ ngơi. Từ đó, giúp xác định vị trí, mức độ tổn thương dây thần kinh. Ngoài ra, điện cơ còn giúp phân biệt bệnh lý tủy cổ, tránh nhầm lẫn bệnh lý rễ thần kinh.
  • Xạ hình xương: Nếu nghi ngờ viêm tủy xương, viêm đĩa đệm đốt sống hoặc ung thư di căn, bệnh nhân được chỉ định thực hiện xạ hình xương.

Chẩn đoán phân biệt

Người bệnh cần được chẩn đoán phân biệt các bệnh lý sau:

  • Viêm quanh khớp vai, bệnh lý khớp vai.
  • Bệnh lý tủy sống do viêm, đa xơ cứng hoặc nhiễm trùng.
  • Hội chứng lối ra lồng ngực, đường hầm cổ tay và viêm đám rối thần kinh cánh tay.

Nghiệm pháp Spurling

Nghiệm pháp Spurling là gì?

Nghiệm pháp Spurling là phương pháp giúp chẩn đoán triệu chứng dây thần kinh bị chèn ép. Bệnh lý chèn ép dây thần kinh xảy ra khi dây thần kinh ở cổ bị chèn ép gần khu vực dây thần kinh đó tách ra khỏi tủy sống. Thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa tự nhiên là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Các triệu chứng phổ biến của bệnh gồm tê, đau, cảm thấy yếu ở cánh tay hoặc cơ tay. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể cảm thấy đau ở phần lưng trên, cổ hoặc vai.

Chi tiết thêm về Luân xa

Cách thực hiện nghiệm pháp Spurling

Nghiệm pháp Spurling được thực hiện khi bệnh nhân ngồi trên bàn hoặc ghế làm xét nghiệm. Có nhiều biến thể của nghiệm pháp Spurling nhưng phổ biến nhất là Test A và Test B.

  • Nghiệm pháp Spurling Test A: Bác sĩ sẽ nghiêng đầu bệnh nhân về nơi có triệu chứng và tác động một số áp lực lên đỉnh đầu người bệnh.
  • Nghiệm pháp Spurling Test B: Ngoài nghiêng đầu sang một bên, bác sĩ sẽ mở rộng và xoay cổ của bệnh nhân trong khi tác động áp lực lên đỉnh đầu.
Nghiệm pháp Spurling được thực hiện khi bệnh nhân ngồi trên ghế làm xét nghiệm
Nghiệm pháp Spurling được thực hiện khi bệnh nhân ngồi trên ghế làm xét nghiệm

Ý nghĩa kết quả của nghiệm pháp Spurling

Kết quả dương tính khi thực hiện nghiệm pháp Spurling

Kết quả dương tính được xác định khi người bệnh cảm thấy cơn đau lan vào cánh tay trong lúc làm nghiệm pháp và bác sĩ sẽ dừng thực hiện. Tùy vào triệu chứng của người bệnh, bác sĩ có thể làm một số xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán chính xác.

Kết quả bình thường khi thực hiện nghiệm pháp Spurling

Kết quả được xác định là bình thường nếu người bệnh không cảm thấy đau trong quá trình kiểm tra. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra bình thường không có nghĩa là bạn không mắc chứng chèn ép thần kinh.

Sau khi thực hiện nghiệm pháp Spurling và cho kết quả là bình thường, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm bổ sung để kiểm tra dấu hiệu hoặc tìm nguyên nhân tiềm ẩn gây ra các triệu chứng của bệnh nhân.

Tham khảo: 36 huyệt nguy hiểm trên cơ thể người

Cách điều trị hội chứng vai cánh tay

Điều trị bằng cách sử dụng thuốc

Nếu người bệnh đau cổ, vai, cánh tay nhiều, không cảm thấy giảm khi thực hiện phương pháp điều trị không dùng thuốc, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như: paracetamol, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giảm đau dạng phối hợp, thuốc giãn cơ, thuốc tăng cường truyền dẫn thần kinh, thuốc giảm đau thần kinh,…

Điều trị bằng vật lý trị liệu và thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống, sinh hoạt sẽ giảm hội chứng đau cổ vai gáy. Theo khuyến cáo của bác sĩ, nếu bệnh nhân thường ngồi làm việc lâu thì nên tập một số bài vận động vùng cổ, vai, gáy và cánh tay.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để giảm đau cổ, vai, gáy: liệu pháp nhiệt, kích thích điện, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,…

Điều trị bằng phương pháp khác

Ngoài phẫu thuật, bệnh nhân có thể điều trị bằng cách tiêm corticosteroid ngoài màng cứng hoặc tiêm khớp liên mỏm sau cạnh cột sống cổ. Để thực hiện phương pháp này, người bệnh cần nhận sự chỉ định từ bác sĩ và được tiêm ở cơ sở y tế uy tín.

Điều trị đốt dây thần kinh cạnh hạch giao cảm cổ bằng sóng cao tần hoặc phong bế rễ thần kinh chọn lọc là những thủ thuật giảm đau được sử dụng trong điều trị hội chứng cánh tay cổ.

Sử dụng con lăn nhiệt

Các chuyên gia hàng đầu về xương khớp cho biết việc dùng thuốc hoặc phẫu thuật không thể điều trị hoàn toàn bệnh lý về hội chứng cổ vai cánh tay. Do đó, người bệnh cần tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Hiện nay, các bài tập với con lăn nhiệt Hecquyn là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho bệnh nhân mắc hội chứng cổ, vai, cánh tay. Con lăn nhiệt Hecquyn được Công ty TNHH Thiết bị Y tế 130 Quân đội nghiên cứu, phát triển và ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng. Sử dụng con lăn nhiệt với các thao tác lăn, day, giúp kéo giãn cột sống một cách tự nhiên. Từ đó, làm giảm áp lực lên nội đĩa đệm, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép và phục hồi khả năng vận động. Thêm vào đó, hệ thống 700 núm silicon y tế cùng nhiệt tỏa ra từ đá thạch anh trong suốt quá trình luyện tập giúp giảm đau, mềm cơ, tăng cường lưu thông khí huyết tới nuôi dưỡng cột sống, gia tăng hiệu quả điều trị.

Sử dụng con lăn nhiệt giúp giảm đau và làm mềm cơ
Sử dụng con lăn nhiệt giúp giảm đau và làm mềm cơ
Thảm và con lăn nhiệt Hecquyn hỗ trợ các bài tập giảm đau
Thảm và con lăn nhiệt Hecquyn hỗ trợ các bài tập giảm đau

Bài tập 1: Thực hiện động tác kéo giãn các đốt sống cổ

  • Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa, đặt con lăn ngang đỉnh đầu. Sau đó, bạn nâng đầu, di chuyển con lăn xuống gáy, lưng áp sát mặt sàn, hai bàn tay nắm chặt hai đầu con lăn.
  • Động tác thực hiện: Dùng lực hai tay kéo con lăn di chuyển lên trên để kéo giãn đốt sống cổ. Thực hiện thao tác 4 lần, mỗi lần 30 giây, giữa mỗi lần nghỉ 10 giây.
Hình ảnh minh họa động tác kéo giãn đốt sống cổ
Hình ảnh minh họa động tác kéo giãn đốt sống cổ

Bài tập 2: Thực hiện động tác mở góc khe gian đốt sống

  • Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa, đặt con lăn ngang đỉnh đầu. Sau đó nâng đầu, di chuyển con lăn xuống bờ dưới xương bả vai, lưng áp sát mặt sàn và hai tay úp lên đầu.
  • Động tác thực hiện: Hai tay ấn gập đầu để cằm áp chặt vào xương ức trong 30 giây. Thực hiện thao tác 4 lần, mỗi lần 30 giây, giữa mỗi lần nghỉ 10 giây.
Hình ảnh minh họa động tác mở góc khe gian đốt sống
Hình ảnh minh họa động tác mở góc khe gian đốt sống

Bài tập 3: Thực hiện động tác day ngang vùng gáy

  • Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa, đặt con con lăn nằm ngang dưới gáy, hai tay nắm hai đầu con lăn, hai chân duỗi thẳng.
  • Động tác thực hiện: Từ đầu nghiêng đầu sang phải, sang trái, cố gắng nghiêng hết cỡ. Thực hiện trong vòng 2 phút.
Hình ảnh minh họa động tác day ngang vùng gáy
Hình ảnh minh họa động tác day ngang vùng gáy

Mỗi ngày, bạn nên tập 2 lần vào buổi sáng và tối. Mỗi lần từ 20 đến 30 phút. Bên cạnh đó, người bệnh nên tập đủ 12 tư thế để khí huyết lưu thông, đẩy lùi bệnh tật và nâng cao sức khỏe.

Phương pháp phòng ngừa hội chứng cổ vai tay

  • Tránh dùng đầu, cổ quá mức, hạn chế ưỡn cổ, cúi đầu lâu. Tránh đặt vật nặng lên vùng cổ, vai.
  • Trong sinh hoạt và làm việc hàng ngày, bạn nên giữ cho đầu, cổ ở trong tư thế đúng, lưng thẳng. Đồng thời, bạn nên sử dụng ghế ngồi phù hợp.
  • Không nên đột ngột xoay cổ hoặc xoay quá mức.
  • Thường xuyên massage vai, cánh tay và vùng cổ để thư giãn xương khớp, kích thích quá trình tuần hoàn máu, hạn chế phát sinh cơn đau và hiện tượng căng cứng cơ.
  • Tập các động tác phù hợp để tăng cường sự linh hoạt, sức cơ ở vùng vai, cổ, ngực.
  • Thực hiện các bài tập cùng con lăn nhiệt Hecquyn.

Qua bài viết trên, bạn đã biết hội chứng cổ, vai, cánh tay và nghiệm pháp Spurling là gì rồi đấy! Để phòng ngừa hội chứng cổ, vai, cánh tay, bạn không nên sử dụng đầu, cổ quá mức, hạn chế đặt vật nặng lên vùng cổ, vai. Trong sinh hoạt và làm việc hàng ngày, bạn nên ngồi đúng tư thế, giữ cho lưng thẳng, thường xuyên massage vai, cánh tay, vùng cổ để thư giãn xương khớp và kích thích tuần hoàn máu. Đồng thời, bạn hãy sử dụng con lăn nhiệt Hecquyn để cải thiện sức khỏe và khả năng vận động mỗi ngày nhé!.