SUCROSE là gì? SUCROSE có cấu tạo phân tử như thế nào hay những đặc điểm lý hóa của chất đường này ra sao và nguồn gốc cũng như vai trò, tác hại khi lạm dụng quá nhiều Sucrose. Nơi nào tại Tp Hồ Chí Minh bán Sucrose này?
Sucrose là gì? Có lẽ còn là khái niệm xa lạ với chúng ta. vậy tại sao chúng ta không bỏ ra ít phút của mình để cùng công Ty Trung Sơn chúng tôi tìm hiểu về nó.
ĐỊNH NGHĨA VỀ SUCROSE LÀ GÌ? CẤU TẠO PHÂN TỬ CỦA SUCROSE
SUCROSE LÀ GÌ?
SUCROSE là loại đường được tạo thành từ một glucose và fructose liên kết với nhau bằng liên kết 1,2 glucoside. Sucrose là loại đường được lấy từ củ cải đường hoặc mía đường. Trái cây và rau quả cũng chứa sucrose tự nhiên. Nó được biết đến nhiều vì vai trò của nó trong khẩu phần dinh dưỡng của con người.
SUCROSE còn có tên gọi khác là Sucroza hay saccarôzơ, saccharose, đường kính, đường ăn, đường cát, đường phèn, đường mía, đường thốt nốt, Sucrose pure, …
SUCROSE có công thức hóa học C12H22O11
CẤU TẠO PHÂN TỬ
Trong phân tử SUCROSE gốc -glucose và gốc -fructose liên kết với nhau qua nguyên tử O giữa C1 của glucose và C2 của fructose (C1 – O – C2)
Không còn nhóm OH hemiaxetal không có khả năng mở vòng.
CÁC ĐẶC ĐIỂM TÍNH CHẤT CỦA SUCROSE?
Tính chất vật lý Sucrose
– Là chất bột kết tinh màu trắng, không mùi, có vị ngọt dễ chịu, là loại đường dễ hòa tan ( 204g/100g nước ở 20oC.
– Đột nhớt của dung dịch đường tăng khi nồng độ tăng và giảm khi nhiệt độ tăng.
– Sucrose tan tốt trong nước.
– Công thức: C12H22O11
– Khối lượng phân tử: 342,3 g/mol
– Điểm nóng chảy: 186 °C
– Khối lượng mol: 342.29648 g/mol
– Độ hòa tan trong nước: 211,5 g/100 ml (20 °C)
– Phân loại: Thực phẩm chứa carbohydrate
– Khối lượng riêng: 1,587 g/cm³.
Tính chất hóa học của Sucrose
Sucrose không có tính khử, chỉ có tính chất của ancol đa chức và có phản ứng thuỷ phân của disaccarit.
Phản ứng với Cu(OH)2 :
Cho kết tủa Cu(OH)2 tan trong dung dịch Sucrose sẽ gây ra hiện tượng đó là tạo ra một dung dịch màu xanh lam gọi là Phức đồng-saccharose tan
Phương trình phản ứng:
-
- 2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
Giải thích : Sucrose là 1 poliol có nhiều nhóm OH.
Phản ứng thủy phân
Dù dung dịch Sucrose không có tính khử nhưng khi đun nóng với axit thì tạo thành dung dịch có tính khử là do nó bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ:
-
- C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6
Xem thêm: Axit oxalic – Công thức phân tử, cách điều chế và ứng dụng
NGUỒN GỐC CỦA SUCROSE ?
SUCROSE có nguồn gốc hình thành từ trong thực vật chứ không phải từ các sinh vật khác, ví dụ như động vật.
Ta có thể tìm thấy SUCROSE được tách ra chủ yếu từ mía đường hay củ cải đường. Và Sucrose thường có nhiều trong mía, mật ong, củ cải đường, thốt nốt và một số loại trái cây.
QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT ĐƯỜNG SUCROSE
Sau khi được tách đường tự nhiên từ các cây mía thì chúng ta sẽ có sơ đồ để tiến hành sản xuất đường kính như sau:
VAI TRÒ CỦA SUCROSE TRONG ĐỜI SỐNG
Vai trò của Sucrose cho con người.
-
- Sucrose cung cấp năng lượng 3.94 kilocalo trên 1 gam.
- Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, stress hay đói bụng, các thực phẩm chứa sucrose sẽ cung cấp năng lượng rất tốt cho tế bào, giúp cơ và não bộ có thể hồi phục nhanh chóng.
- Đường glucose được tiêu hóa rất nhanh đồng thời kiểm soát lượng thức ăn dung nạp, tránh béo phì.
- Sucrose sẽ được lưu giữ lại làm nguồn dự trữ năng lượng sử dụng khi cơ thể cần lượng đường glucose lớn ngay lập tức như khi vận động thể thao với cường độ cao trong thời gian ngắn.
Vai trò của Sucrose cho Công nghiệp thực phẩm.
-
- Sucrose là đường nguyên liệu cực kỳ quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm như chất phụ gia tạo ngọt hoặc nguyên liệu đường chính trong bánh, kẹo, siro, mứt, …
Vai trò của Sucrose cho Lĩnh vực Y tế.
-
- Làm thuốc để điều trị, kiểm soát, phòng chống và cải thiện những bệnh, hội chứng như bỏng rát lưỡi, ho, làm đường giảm cân, …
Vai trò của Sucrose cho Lĩnh vực Khoa học – Công Nghệ.
-
- Công nghệ sản xuất isomaltulose từ sucrose sử dụng vi khuẩn enterobacter sp. Isb-25.
Thông tin tham khảo khác: Hợp chất Crôm (Cr2O3) là gì? Tính chất, cách điều chế & ứng dụng
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG ĐƯỜNG SUCROSE QUÁ NHIỀU LÀ GÌ?
- Sucrose không phải là một nguyên liệu chính bổ sung năng lượng cho khẩu phần ăn cũng chúng ta, nó chỉ được bổ sung nhằm kích thích việc ăn ngon miệng vì vậy không được lạm dụng nó quá nhiều.
- Đối với trẻ em việc sử dụng quá nhiều sucrose có thể phá hủy men răng, gây sâu răng vì nó tạo ra nồng độ pH lý tưởng cho các vi khuẩn răng miệng phát triển mạnh nên cần cho bé sử dụng hợp lý, khoa học.
- Khi thường xuyên tiêu thụ các sản phẩm chứa đường fructose như bánh kẹo, nước ngọt là nguyên nhân chính dẫn đến béo phì. Nó không chỉ khiến cơ thể bị dư thừa năng lượng mà còn gây mất kiểm soát khả năng kiềm chế cơn đói khiến bạn ăn nhiều hơn.
- Khi vào cơ thể Sucrose sẽ bị phân hủy tạo thành Glucose. Với việc tiêu hóa nhanh Sucrose gây ra sự gia tăng glucose huyết gây các chứng bệnh giảm glucose huyết hay đái tháo đường.
- Sử dụng quá nhiều đường sẽ tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường.
- Các loại đường phụ gia thường được tìm thấy trong nước ngọt có ga hay các loại đồ uống khác có thể khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao gây dư thừa và sẽ lắng tụ tại khớp dẫn đến phản ứng viêm và gây ra những cơn đau nhức khớp dữ dội trong bệnh gout.
NƠI MUA SUCROSE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nơi nào bán hóa chất SUCROSE? Đó có lẽ là câu hỏi của hầu hết mọi người khi có nhu cầu mua loại đường này. Và nếu bạn đang ở TP Hồ Chí Minh thì không nên bỏ qua Công Ty Trung Sơn của chúng tôi. Hiện tai Công ty chúng tôi có cung cấp Sucrose dùng để thí nghiệm theo yêu cầu mua hàng của bạn. Hóa chất Sucrose của Công Ty Trung Sơn với thương hiệu của Merck và có xuất xứ tại Đức đảm bảo chất lượng và giá cả lại vô cùng cạnh tranh cùng với đó là đội ngũ nhân viên tư vấn vô cùng nhiệt tình. Chắc chắn với những điều trên sẽ làm bạn cảm thấy vô cùng hài lòng về Trung Sơn chúng tôi.
Trên đây là những thông tin về SUCROSE được công ty Trung Sơn chúng tôi tổng hợp được. Hi vong sau khi đọc bài viết này bạn đã có thể tự tin trả lời được SUCROSE là gì? Nó có cấu tạo phân tử như thế nào hay những đặc điểm lý hóa của chất này ra sao và nguồn gốc cũng như vai trò, tác hại khi lạm dụng quá nhiều Sucrose.
Nếu còn bất kì thắc mắc nào về SUCROSE thì hãy để lại bình luận bên dưới, Nhân viên chúng tôi sẽ ngay lập tức hỗ trợ giúp bạn giải đáp.