Sút lưng là bệnh gì?
Sút lưng không phải là bệnh mà là tình trạng lưng bị đau nhức cấp tính. Cơn đau lưng bất chợt xuất hiện, cơn đau tăng nặng, dữ dội khi bị tác động bởi một ngoại lực, gây ảnh hưởng đến cột sống, gân cơ và hệ thống dây chằng ở lưng. Sút lưng xảy ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ cho đến người cao tuổi, gặp ở bất kỳ ai bị tổn thương ở cột sống lưng.
Nguyên nhân gây sút lưng
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng sút lưng và được chia thành 2 nhóm: Do tính chất cơ học và do ảnh hưởng của bệnh lý. Cụ thể như sau:
Do tính chất cơ học
Khi chịu phải tác động từ bên ngoài các cơ, dây chằng cột sống bị tổn thương, căng giãn dẫn đến các cơn đau nhức lưng cấp tính. Các cơ, dây chằng bị tổn thương là do:
- Chấn thương, tai nạn ở vùng lưng, cột sống
- Vận động chơi thể thao quá sức, rung xóc người khi di chuyển bằng xe đường dài hoặc vặn người đột ngột
- Ngồi sai tư thế, ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế
- Mang vác vật nặng sai tư thế, đi giày dép cao gót, cúi khom lưng, cố gắng với lấy vật ở trên cao hoặc ở quá xa…
- Cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột
Do ảnh hưởng của bệnh lý
Một số căn bệnh có thể gây sút lưng như:
- Bệnh về cột sống như thoái hóa cột sống, gai cột sống, u lao cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống dính khớp…
- Bệnh tiết niệu: Thận ứ nước, thận yếu, thận hư, sỏi thận, sẩn niệu quản…
- Viêm tụy cấp hoặc viêm phần phụ (chị em phụ nữ)
Triệu chứng sút lưng
Để nhận biết sút lưng, bạn có thể dựa vào các biểu hiện sau:
- Các cơn đau nhức cấp tình vùng lưng thường kéo đến hỏi thăm một cách bất ngờ, đột ngột.
- Cơn đau tăng nặng hơn, dữ dội hơn khi di chuyển, ngửa hoặc cúi người.
- Khi đi phải khom lưng, khi ngồi dậy phải dùng tay để chống cho đỡ đau nhức lưng
- Cơn đau nhức song hành cùng với co cứng khối cơ ở bên cạnh của cột sống
Sút lưng có nguy hiểm không?
Tình trạng các cơn đau nhức lưng cấp có nguy hiểm không phụ thuộc vào mức độ tổn thương cột sống, cơ, dây chằng ở vùng lưng và nguyên nhân gây sút lưng. Hầu hết các trường hợp đau nhức do bị sút lưng sẽ giảm dần và khỏi sau khoảng thời gian từ 3 – 5 ngày.
Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây sút lưng là do bệnh lý, nhất là bệnh về cột sống thì khá nguy hiểm. Nếu như chủ quan không điều trị hoặc điều trị muộn thì cơn đau nhức tăng nặng, diễn tiến thành mãn tính, dần dần gây khó khăn khi vận động di chuyển. Nguy hiểm hơn cả là người bệnh có thể bị bại liệt.
Cách chữa sút lưng hiệu quả nhanh
Mặc dù tình trạng sút lưng sẽ hết trong thời gian từ 3 – 5 ngày và không cần thiết chữa trị y tế nhưng đế đẩy lùi cơn đau nhức cấp tính nhanh hơn, bạn nên áp dụng một số biện pháp khắc phục dưới đây:
Nghỉ ngơi
Vùng lưng bị các cơn đau nhức dữ dội hành hạ thì bạn cần phải nghỉ ngơi, ngừng thực hiện mọi hoạt động. Nằm ở giường có đệm cứng, cơ thể thả lỏng, thư giãn, sử dụng một gối mỏng mềm kê ở dưới thắt lưng.
Bạn cũng cần phải tránh vận động mạnh, di chuyển, đi lại khiến cho tình trạng đau nhức dữ dội hơn.
Chườm nóng, chườm lạnh
Chườm nóng có tác dụng làm các cơ bị co cứng ở vùng lưng nóng lên và kéo giãn ra, máu lưu thông tốt hơn, giảm đau nhức hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Có thể sử dụng khăn sạch, nhúng vào chậu nước ấm, vắt bớt nước rồi chườm khăn ẩm ấm lên vùng bị đau nhức.
- Cũng có thể rang nóng một ít muối hạt to lên rồi bọc vào miếng vải sạch, mỏng, chườm vào vị trí bị đau.
- Hoặc rang nóng một ít gạo, dùng miếng vải mỏng bọc vào rồi chườm lên vùng da ở lưng bị đau nhức.
Chườm lạnh: Sử dụng khăn sạch mỏng bọc cùng vài viên đá lạnh sau đó chườm vào vùng lưng bị đau nhức do sút lưng gây ra.
Thời gian chườm nóng hoặc chườm lạnh là 30 phút.
Các liệu pháp vật lý trị liệu
Bạn nên nhờ người thực hiện massage vùng lưng bằng tinh dầu thơm như bạc hà, bạch đàn, oải hương… nhẹ nhàng. Cách này giúp cho hệ tuần hoàn lưu thông tốt hơn. Hoặc thực hiện châm cứu, bấm huyệt để giảm đau nhức.
Kéo giãn cột sống lưng
Thực hiện tập một số bài tập yoga nhẹ nhàng hoặc đu mình trên xà đơn… Các bài tập này giúp giảm đau nhức và thư thái đầu óc, tinh thần thoải mái hơn. Đây là cách vừa hỗ trợ giảm đau vừa ngăn ngừa cơn đau tái phát và tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
Sử dụng mẹo dân gian
Bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian như sử dụng lá lốt, ngải cứu… để đẩy lùi cơn đau nhức nhanh và hiệu quả hơn. Những mẹo này còn có tác dụng phòng ngừa cơn đau quay trở lại hỏi thăm
Thuốc giảm đau
Nếu cơn đau nhức quá dữ dỗi, bạn không chịu đựng được nữa thì có thể sử dụng thuốc giảm đau. Các loại thuốc giảm đau cho tác dụng giảm đau nhanh chóng, tức thì nhưng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Một số loại thuốc giảm đau như piroxicam, diclofenac…
Ngoài ra, người bệnh nên có thể sử dụng kết hợp An Cốt Nam với chế độ ăn uống, luyện tập khoa học, phù hợp sẽ đẩy lùi được cơn đau nhức lưng triệt để, ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Bên cạnh áp dụng các cách chữa sút lưng trên, trường hợp cơn đau nhức vùng lưng dữ dội, hành hạ người bệnh do mắc bệnh về cột sống thì nên đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức. Vậy khám đau lưng ở đâu, ở bệnh viện nào thì tốt? Tham khảo những địa chỉ uy tín, khám chính xác được nhiều người lựa chọn trong bài viết sau: Khám đau lưng ở đâu, ở bệnh viện nào tốt Hà Nội và TPHCM?
Qua trên, chắc hẳn mỗi người đã nắm được sút lưng là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cũng như cách phòng ngừa như thế nào. Nếu đã áp dụng các biện pháp điều trị mà cơn đau nhức lưng cấp tính không khỏi thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và có phương pháp điều trị đem lại hiệu quả.
Nguồn: An Cốt Nam