Giới thiệu khái quát huyện Tánh Linh
Huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận có diện tích tự nhiên là 117,442 km2, trong đó chủ yếu là rừng và đất lâm nghiệp chiếm khoảng 65%, gồm 14 đơn vị hành chính (13 xã và 01 thị trấn), là huyện miền núi nằm cuối dãy Trường Sơn, điểm cuối cùng của cực Nam Trung bộ, có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, quốc phòng – an ninh của tỉnh Bình Thuận, cực Nam Trung bộ và Nam Tây nguyên. Toạ độ địa lý từ 10050’24” đến 11020’56” vĩ độ Bắc, từ 107030’50” đến 107050’22” kinh độ Đông. – Phía Bắc giáp: Tỉnh Lâm Đồng (huyện Đạ Huoai, Bảo Lâm và TP Bảo Lộc). – Phía Nam giáp: Huyện Hàm Tân (Bình Thuận), huyện Xuân Lộc (Đồng Nai). – Phía Tây giáp: Huyện Đức Linh (Bình Thuận), Tân Phú, Định Quán (Đồng Nai). – Phía Đông giáp: Huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam. Tánh Linh có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, là địa bàn quan trọng về an ninh quốc phòng của địa phương cũng như của cả tỉnh Bình Thuận. Là một huyện miền núi giáp với tỉnh Lâm Đồng, ảnh hưởng rõ khí hậu của Nam Tây Nguyên với hai mùa mưa nắng trong năm; tỉnh lộ ĐT 717 nối quốc lộ 55 đến huyện Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng dài 29,3km ra quốc lộ 20; Quốc lộ 55 từ Xuyên Mộc – Bà Rịa Vũng Tàu đi qua huyện Tánh Linh là 54km đến nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi sang huyện Bảo Lâm và Thành phố Bảo Lộc ra quốc lộ 20 đi Đà Lạt, Đak Nông và Đak Lak. Tánh Linh cách Trung tâm thành phố Phan Thiết 100km, thành phố HCM, Bà Rịa Vũng Tàu khoảng 170 đến 180km, cách Buôn Mê Thuột 350km, thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa phát triển kinh tế xã hội.
Từ những tài liệu tham khảo cho thấy đất huyện Tánh Linh được chia thành 7 nhóm và 13 đơn vị đất cụ thể như sau: -Đất phù sa(FL): chủ yếu là phù sa của sông La Ngà phân bổ hầu hết ở các xã trong huyện . Diện tích 9.936 ha , chiếm 8,26% diện tích tự nhiên. Thành phần cơ giới tương đối phức tạp đất có tầng dày, phần lớn đều trên 100 cm có 3 đơn vị đất sau: + Đất phù sa trung tính ít chua; có diện tích 3.969,49 ha chiếm 3,38% tổng diện tích tự nhiên , thành phần cơ giới từ thiệt trung bình đến thịt nặng đất ít chua có độ phì tương đối khá. + Đất phù sa Sagley: diện tích 4.662,09 ha chiếm 3,97% diện tích tự nhiên ở địa hình thấp , bị ngập nước , thành phần cơ giới từ thịt pha cát đến thịt nặng có màu xám xanh , vàng xám hoặc xám đen đạm trung bình. + Đất phù sa có tầng đến rĩ : Diện tích 1.305,02 ha chiếm 1,11% diện tích tự nhiên . Đất có tầng dày, độ dóc thấp là một loại đất có tiềm năng sản xuất lớn. -Đất Gley (GL) : diện tích 7.324,78 ha chiếm 6,24% tổng diện tích tự nhiên, có 1 đơn vị đất là đất Gley chua, đất có địa hình trũng thường bị ngập nước quanh năm , đất có màu xám xanh , xám hơi nâu hoặc xám đen có tầng dày trên 100 cm . Thành phần cơ giới tương đối phức tạp ( thay đổi từ thịt trung bình đến sét ) hàm lượng giàu loại đất này thích hợp cho cây lúa nước nếu có thuỷ lợi tốt. -Đất xám (AC): diện tích 21.019,34 ha chiếm 17,9% diện tích đất tự nhiên , có thành phần cơ giới nhẹ , tầng dày đất thường trên 100 cm lượng mùn tương đối thấp , có 2 đơn vị đất sau : + Đất xám điển hình có diện tích 8.321,06 ha chiếm 7,09% diện tích tư nhiên . + Đất xám pha cát có diện tích 12.698,28 ha chiếm 10,81% tổng diện tích tự nhiên. -Đất đỏ(ER): diện tích 62.596,06 ha chiếm 53,31% diện tích đất tự nhiên có thành phần cơ giới trung bình , cấu tượng viên, cục nhỏ, đất từ chua đến ít chua đại bộ phận có tầng dày trên 100 cm . có độ phì tương đối khá có 3 đơn vị đất nâu vàng, đất nâu đỏ và đất đỏ vàng. -Đất đen (LV) : Diện tích 9.282,13 ha chiếm 7,9% diện tích đất tự nhiên , thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng pha sét . Có độ phì tương đối cao , đất có tầng dày thích hợp cho cây có giá trị kinh tế cao như cây cao su, điều, cà phê và hoa màu khác gồm có 2 đơn vị đất là đất nâu thẩm trên đá bazan và đất đen tầng mỏng. -Đất màu vàng đỏ trên núi(AL) : có diện tích 4.811,23 ha chiếm 4,1% diện tích đất tự nhiên . Phân bổ ở vùng núi phía bắc của huyện , thành phần cơ giới tương đối phức tạp thay đổi từ thịt pha cát đến thịt nặng pha sét . Đất có tầng dày tương đối từ 70- 100 cm hàm lượng mùn cao đất ít chua. -Đất xói mòn từ sỏi đá(LP): diện tích 2.149,89 ha chiếm tỷ lệ 1,83% diện tích tư nhiên của huyện , đất có tính chất cơ bản là không có tầng dày . Do quá trình sử dụng đất không hợp lý như chặt phá rừng bừa bải , canh tác theo phương thức du canh du cư, kinh doanh bốc lột đất , thực hiện không đúng quy trình, quy phạm khai hoang đất đồi núi… đất bị rửa trôi trên mặt còn lại đá mẹ. Tổng diện tích tự nhiên 117.442 ha, bao gồm: – Đất nông nghiệp: 28.553,4 ha, chiếm 24,32 % diện tích tự nhiên, trong đó: + Đất trồng cây hàng năm: 14.597,79 ha. + Đất vườn tạp: 1.832,09 ha. + Đất trồng cây lâu năm:12.044,59 ha. + Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản: 78,93 ha.. – Đất lâm nghiệp có rừng: 64.894,7 ha, chiếm 55,27 % diện tích tự nhiên, trong đó: + Rừng tự nhiên: 63.386,7 ha. + Rừng trồng: 1.508 ha. – Đất chuyên dùng: 2.367,69 ha, chiếm 2,02 % diện tích tự nhiên, trong đó: + Đất xây dựng: 241,45 ha + Đất giao thông: 848,9 ha. + Đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng: 825,95 ha. + Đất quốc phòng an ninh: 16,45 ha. + Đất làm nguyên vật liện xây dựng: 157,84 ha. + Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 83,8 ha. + Đất chuyên dùng khác: 189,25 ha. – Đất ở: 551,12 ha, chiếm 0,47 % diện tích tự nhiên, trong đó: + Đất ở đô thị: 73,44 ha. + Đất ở nông thôn: 477,68 ha. – Đất chưa sử dụng và sông suối, đồi núi: 21.055,09 ha, chiếm 17,93 % diện tích tự nhiên, trong đó: + Đất bằng chưa sử dụng: 11.717, 59 ha. + Đất đồi núi chưa sử dụng: 7.504,4 ha. + Đất có mặt nước chưa sử dụng: 719,7 ha. + Sông suối: 943,5 ha. + Núi đá không có rừng cây: 148,9 ha. + Đất chưa sử dụng khác: 21 ha.
Dân số, dân tộc và tôn giáo
Trong những năm qua, dân số tăng nhanh nhưng lại phân bố không đồng đều, dân số toàn huyện đến nay là 103.520 người, các địa phương có mật độ dân số cao như Lạc Tánh 148 người/km2, Đồng Kho 166người/km2, Huy Khiêm 156 người/km2, Đức Tân 341người/km2, Đức Phú 158 người/km2 … các xã có mật độ dân số thấp nhất như La Ngâu, Măng Tố, Suối Kiết, Gia Huynh từ 13-45 người/km2. Ngoài số dân tộc kinh, còn có 12 dân tộc ít người phân bố ở các xã với dân số là 15.075 người/3.211 hộ, chiếm 14,6% dân số toàn huyện; gồm các dân tộc: Chăm, Ra-glai, Chơ-ro, Cơ-ho, Dao, Hrê, Hoa, Khơ-me, Mường, Nùng, Tày, Thái; các dân tộc Mường, Nùng, Tày, Thái di dân tự do vào sinh sống từ năm 1995-2000; các dân tộc định canh, định cư tại 13 thôn xen ghép của 06 xã, 01 thị trấn và 01 xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Đa số đồng bào dân tộc thiểu số sống bằng nghề nông, sản xuất trên tổng diện tích đất nông nghiệp 2.610,8 ha. Trong đó diện tích cây hàng năm 1.442,5 ha (chủ yếu diện tích lúa nước và bắp lai); diện tích cây dài ngày 1.168,3 ha, gồm: cây cao su 568,3 ha, cây điều 538 ha; diện tích còn lại cây khác; bình quân đất sản xuất 0,81 ha/hộ; tỷ lệ hộ nghèo hiện nay trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là 20,06%. Tánh Linh Có 7 tổ chức tôn giáo chính gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hồi giáo Bàni, Phật giáo Hoà hảo, Baha’i; có 41.013 tín đồ chiếm khoảng 39,4% dân số toàn huyện, trong đó: Phật giáo 25.072 tín đồ, Công giáo 12.884 tín đồ; Tin lành Việt Nam (Miền Nam) 920 tín đồ; Tin lành cơ đốc Truyền giáo 47 tín đồ; Tin lành Phúc âm 20 tín đồ; Tin lành Báp tít 50 tín đồ; Cao đài 362 tín đồ; Hồi giáo Bàni 1.632 tín đồ; Baha’i 26 tín đồ. Có 38 cơ sở thờ tự, trong đó: Phật giáo 14 Chùa, 2 Tịnh xá, 2 điểm nhóm; Công giáo 8 Giáo xứ, 2 điểm nhóm; Tin lành 2 Chi hội, 6 điểm nhóm; Cao đài 1 điểm nhóm; Hồi giáo Bàni: 1 Chùa. Về chức sắc có 33 người, trong đó: Phật giáo 18, Công giáo 9, Tin lành 4, Cao đài 1, Hồi giáo 1; Nhà tu hành có 83 người, trong đó: Phật giáo 17, Công giáo 23, Tin lành 2, Cao đài 1, Hồi giáo 40 người và khoảng 80 chức việc phục vụ tại các cơ sở thờ tự tôn giáo. Hoạt động của các tôn giáo cơ bản theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đồng bào có đạo đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội và giữ vững an ninh chính trị của địa phương. Tuy nhiên, về hoạt động của thiên chúa giáo tại khu vực Tà Pao xã Đồng Kho nơi có tượng Đức mẹ được chính quyền tay sai của Ngô Đình Diệm dựng nên từ năm 1959, đến năm 1999 dưới sự chỉ đạo của giáo hội, giáo phận Phan Thiết đã tung tin “Đức mẹ hiện hình, Đức mẹ xoay, Đức mẹ khóc, Đức mẹ phát sáng” để lôi kéo giáo dân các tỉnh khu vực phía Nam, trong đó có các tỉnh Nam Tây Nguyên về đây để đọc kinh cầu nguyện và tổ chức nhiều hoạt động gây xáo trộn đến an ninh chính trị, trật tự xã hội xảy ra nhiều phức tạp, ô nhiễm môi trường…Quá trình hoạt động đến năm 2005, thì Ban Tôn Giáo chính phủ và tỉnh Bình Thuận cho phép tòa giám mục Phan Thiết trùng tu, nâng cấp và hoạt động tôn giáo tại khu vực này. Hàng năm giáo hội tổ chức nhiều cuộc lễ, đặc biệt một số lễ trọng thì giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân lên đến 50 ngàn người, cùng với hàng ngàn phương tiện xe ô tô, xe gắn máy gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực tại địa phương, nhất là về an ninh chính trị. Đầu năm 2013, Tòa giám mục Phan Thiết đang có đơn xin mở rộng đất đai xây dựng và hoạt động tôn giáo tại khu vực này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bình Thuận đang chỉ đạo cho huyện Tánh Linh phối hợp với các Sở, ngành liên quan tỉnh Bình Thuận rà soát kiểm tra đối chiếu với quy hoạch chi tiết trung tâm xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh để tham mưu cho Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bình Thuận xem xét giải quyết
Tài nguyên – Khoáng sản
a/- Tài nguyên đất: Đất huyện Tánh Linh được chia thành 7 nhóm và 13 đơn vị đất cụ thể như sau:-Đất phù sa (FL): chủ yếu là phù sa của sông La Ngà phân bổ hầu hết ở các xã trong huyện . Diện tích 9.936 ha, chiếm 8,26% diện tích tự nhiên. Thành phần cơ giới tương đối phức tạp đất có tầng dày, phần lớn đều trên 100 cm có 3 đơn vị đất sau:+ Đất phù sa trung tính ít chua; có diện tích 3.969,49 ha chiếm 3,38% tổng diện tích tự nhiên, thành phần cơ giới từ thiệt trung bình đến thịt nặng đất ít chua có độ phì tương đối khá.+ Đất phù sa Sagley: diện tích 4.662,09 ha chiếm 3,97% diện tích tư nhiên ở địa hình thấp, bị ngập nước, thành phần cơ giới từ thịt pha cát đến thịt nặng có màu xám xanh, vàng xám hoặc xám đen đạm trung bình.+ Đất phù sa có tầng đến rĩ: Diện tích 1.305,02 ha chiếm 1,11% diện tích tự nhiên. Đất có tầng dày, độ dóc thấp là một loại đất có tiềm năng sản xuất lớn.-Đất Gley (GL): diện tích 7.324,78 ha chiếm 6,24% tổng diện tích tự nhiên, có 1 đơn vị đất là đất Gley chua, đất có địa hình trũng thường bị ngập nước quanh năm, đất có màu xám xanh, xám hơi nâu hoặc xám đen có tầng dày trên 100 cm. Thành phần cơ giới tương đối phức tạp (thay đổi từ thịt trung bình đến sét) hàm lượng giàu loại đất này thích hợp cho cây lúa nước nếu có thuỷ lợi tốt.-Đất xám (AC): diện tích 21.019,34 ha chiếm 17,9% diện tích đất tự nhiên, có thành phần cơ giới nhẹ, tầng dày đất thường trên 100 cm lượng mùn tương đối thấp, có 2 đơn vị đất sau:+ Đất xám điển hình có diện tích 8.321,06 ha chiếm 7,09% diện tích tư nhiên.+ Đất xám pha cát có diện tích 12.698,28 ha chiếm 10,81% tổng diện tích tự nhiên.-Đất đỏ (ER): diện tích 62.596,06 ha chiếm 53,31% diện tích đất tự nhiên có thành phần cơ giới trung bình, cấu tượng viên, cục nhỏ, đất từ chua đến ít chua đại bộ phận có tầng dày trên 100 cm. Có độ phì tương đối khá có 3 đơn vị đất nâu vàng, đất nâu đỏ và đất đỏ vàng.-Đất đen (LV): Diện tích 9.282,13 ha chiếm 7,9% diện tích đất tự nhiên, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng pha sét. Có độ phì tương đối cao, đất có tầng dày thích hợp cho cây có giá trị kinh tế cao như cây cao su, điều, cà phê và hoa màu khác gồm có 2 đơn vị đất là đất nâu thẩm trên đá bazan và đất đen tầng mỏng.-Đất màu vàng đỏ trên núi(AL): có diện tích 4.811,23 ha chiếm 4,1% diện tích đất tự nhiên. Phân bổ ở vùng núi phía bắc của huyện, thành phần cơ giới tương đối phức tạp thay đổi từ thịt pha cát đến thịt nặng pha sét. Đất có tầng dày tương đối từ 70- 100 cm hàm lượng mùn cao đất ít chua.-Đất xói mòn từ sỏi đá(LP): diện tích 2.149,89 ha chiếm tỷ lệ 1,83% diện tích tư nhiên của huyện, đất có tính chất cơ bản là không có tầng dày. Do quá trình sử dụng đất không hợp lý như chặt phá rừng bừa bải, canh tác theo phương thức du canh du cư, kinh doanh bốc lột đất , thực hiện không đúng quy trình, quy phạm khai hoang đất đồi núi… đất bị rửa trôi trên mặt còn lại đá mẹ.b/- Tài nguyên khoáng sản:Huyện Tánh linh có những loại khoáng sản sau:-Nước khoáng Đức Bình: nằm ở tọa độ 28 – 29; 9 – 0 có trữ lượng lớn nguồn nước lộ thiên có diện tích 6 ha lưu lượng 0,36l/s thành phần nước rất tốt tổng độ khoág vừa phải , giàu hàm lượng acidsilic và bicacbonat-natri.- Sét gạch ngói Gia An: Nằm ở tọa độ 32-36; 83-84 lớp sét thuộc tích tụ sông La Ngà. Sét có màu xám xanh, chiều dày từ 2-3 m. Thành phần khoáng vật gồm caolin 80%, monnoryolit 20%, bị phủ bởi 1 lớp đất trồng dày 0,3- 0,4 m.- Sét gạch ngói Bắc Ruộng và than bùn ở Biển Lạc: nằm ở toạ độ 39-40; 90-93 sét trầm tích đệ tứ nằm ở độ sâu 2,8m sét có màu xám xanh, trắng xanh xuống dưới chuyển màu vàng loang lổ.Theo tài liệu địa chất dự đoán có than bùn ở Biển Lạc – Gia An nhưng chưa tập trung đầu tư khai thác thăm dò sản lượng để đưa vào khai thác.- Cát xây dựng phân bố theo lòng sông La Ngà, phần tập trung và có điều kiện thuận lợi để khai thác là khu vực xã La Ngâu và khu vực gần cầu Tà Pao xã Đồng Kho, cát có màu xám phớt vàng kích thước từ mịn đến trung bình thành phần hạt chủ yếu là thạch anh.-Đá Granit và cuội sỏi Laterit: nằm rải rác ở các xã nhưng tập trung chủ yếu chung quanh khu vực núi Ông có màu trắng chấm đen, đá lộ nguyên khối chủ yếu làm đá xây dựng ngoài ra còn có cuội, sỏi Leterit phân bố rải rác ở nhiều nơi có kích thước từ 1-2cm , màu đỏ, chiều dày 1-1,5 m dùng để rải đường cấp phối.