Hệ thống giáo dục Nhật

Trường cao trung nhật bản là gì

Thứ Sáu – 10/09/2021

Hệ thống giáo dục Nhật Bản hiện hành đã được thiết lập ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai vào giữa những năm 1947 và 1950, lấy hệ thống của Mỹ làm kiểu mẫu. Với chính sách ‘”Không để một trẻ em nào trong gia đình và không để một gia đình nào trong cộng đồng không được giáo dục”, Nhật Bản hướng đến sự bảo đảm phát triển hài hòa của trẻ em về mọi mặt từ trái tim, trí tuệ, tình cảm, tinh thần, thái độ, hệ thống giá trị, nhân văn… và trở thành triết lý giáo dục cơ bản (kokoro) của nước Nhật.

Hệ thống giáo dục ở Nhận Bản bao gồm 6 năm Cấp I, 3 năm Cấp II, 3 năm Cấp III và 4 năm Đại học. Trong đó, hệ thống giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc, do đó mọi trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 15 đều phải đến trường.

Các loại hình trường học tại Nhật Bản:

  • Mẫu giáo (1 đến 3 năm)
  • Tiểu học (6 năm, từ 6 đến 12 tuổi)
  • Trung học cơ sở (3 năm, từ 13 đến 15 tuổi)
  • Trung học phổ thông (3 năm)
  • Cao đẳng (2 năm, có khoa học 3 năm)
  • Cao đẳng kỹ thuật (Từ 5 đến 5,5 năm)
  • Đại học ngắn hạn (2 năm)
  • Đại học chính quy (4 năm)
  • Trường dạy nghề (1 năm trở lên)
  • Trường trung cấp (1 năm trở lên)

Hiện nay Nhật Bản đang thực hiện các chính sách thu hút sinh viên nước ngoài đến học tập. Rất nhiều trường Dự bị tiếng được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho sinh viên nước ngoài. Như trường Kurume, Koiwa, Ngoại ngữ Osaka… Ngoài ra chính phủ Nhật còn hỗ trợ cho lưu học sinh thông qua các chương trình học bổng như Học bổng toàn phần, miễn học phí, hỗ trợ tiền thuê nhà, ăn ở…

Lịch học và các học kỳ

Năm học ở Nhật thường bắt đầu từ tháng 4 hàng năm và kết thúc vào tháng 3 năm sau. Rất nhiều trường của Nhật áp dụng chế độ semester (chế độ 2 học kỳ), học kỳ đầu từ tháng 4 đến tháng 9, học kỳ sau từ tháng 10 đến tháng 3. Cũng có trường áp dụng chế độ 3 học kỳ và chế độ quarter (chế độ 4 học kỳ).

Hệ thống giáo dục Nhật được phân thành các bậc:

I. PHỔ THÔNG

1. Tiểu học và Trung học cơ sở

Bậc tiểu học và trung học là giáo dục bắt buộc nên những gia đình có con em mang quốc tịch Nhật Bản, đủ tuổi đi học sẽ nhận được thông báo từ cơ quan nhà nước quản lý trên địa bàn sinh sống và tiến hành các thủ tục như khám sức khỏe… để chuẩn bị cho việc nhập học.

Tuy nhiên đối với người nước ngoài do không phải là giáo dục bắt buộc nên hình thức thông báo nhập học cũng không giống với người Nhật. Nhưng nếu muốn theo học các trường quốc lập thì cần phải có đơn xin nhập học. Đơn xin nhập học sau khi nộp sẽ được thông báo lại sớm trước khi nhập học và đối tượng xin học phải tiến hành các thủ tục đăng kí như là giấy chứng nhận đăng kí của người nước ngoài (của con em mình), giấy thông báo nhập học và mang đến trụ sở hành chính của thành phố, quận, huyện sở tại.

Với trường hợp nhập học tại trường do tỉnh lập thì không mất học phí nhưng phải mất tiền ăn. Hầu hết khi học trong các trường tiểu học và trung học cơ sở Quốc lập thì có thể học đại học mà không cần thi tuyển đầu vào. Trường hợp công dân trên 16 tuổi chưa có quốc tịch Nhật Bản hoặc người lao động học bổ túc trung học vào buổi tối cũng có thể học đại học. Đối với những người không thể tốt nghiệp tiểu học hay trung học ở nước mình cũng có thể học đại học. Hoàn toàn không cần lo lắng về học phí hay trình độ học vấn.

2. Trung học phổ thông

Sau khi tốt nghiệp THCS bạn có thể học tiếp lên PTTH (Cấp 3) hay trường trung học chuyên nghiệp (trường nghề). Tuy nhiên vì không phải là giáo dục bắt buộc nên nếu muốn học tiếp nên thì phải đăng kí dự tuyển. Trường PTTH học trong 3 năm (đối với hình thức học bán thời gian hay học từ xa phải mất trên 3 năm).

Tại Nhật, trường Trung học dạy các kĩ năng chuyên môn để đi làm: Trung học Nông nghiệp, Trung học Công nghiệp, Trung học Thương mại, …; Trường Trung học chuyên nghiệp (trung cấp dạy nghề) kéo dài trong 5 năm học chuyên sâu hơn về chuyên môn. Học viên sau khi tốt nghiệp có thể đi làm ngay hoặc liên thông lên Đại học. Các chuyên ngành đào tạo phổ biến bao gồm: công nghiệp, ngành thương thuyền, điện từ, hàng hải… Trung học bán thời gian và trung học đào tạo từ xa sau khi tốt nghiệp vẫn đủ tư cách dự thi vào CĐ hay ĐH.

Tham khảo danh sách các trường Phổ thông Nhật

II. GIÁO DỤC BẬC CAO:

Các cơ sở giáo dục sau trung học phổ thông mà du học sinh có thể vào học gồm 5 loại:

  1. Trường kỹ thuật chuyên nghiệp
  2. Trường dạy nghề (Khóa chuyên môn Trường dạy nghề)
  3. Cao đẳng
  4. Đại học

Tùy vào cơ quan thành lập trường, các cơ sở giáo dục được chia thành:

  • Quốc lập: do nhà nước quản lý
  • Tỉnh lập: các trường do chính quyền địa phương như các tỉnh thành lập và quản lý
  • Dân lập: do tư nhân thành lập và quản lý. Từ những năm 1970 trở lại đây, Nhật Bản đã có những chính sách cụ thể để hạn chế sự cạnh tranh hỗn loạn của các loại hình dân lập này, bảo đảm chất lượng của sinh viên đại học khi ra trường.

Hiện nay có tất cả khoảng 60 trường cao đẳng và 700 trường đại học. Thời gian học cao đẳng từ 1 đến 3 năm và thời gian học Đại học đa số là 4 năm; Riêng các ngành Y, Nha khoa, Thú y sẽ học là 6 năm.

Tham khảo:

  • Các trường Cao đẳng tại Nhật
  • Các trường Đại học tại Nhật

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.

Tag xem thêm: Du học, du học anh, du học úc, du học mỹ, du học new zealand, du học canada, du học singapore