Trong quá trình giao nhận hàng hóa, đôi lúc chúng ta sẽ gặp phải 2 loại vận đơn là vận đơn tàu chợ và vận đơn tàu chuyến. Vậy căn cứ vào yếu tố nào xuất hiện tên gọi vận đơn tàu chợ và vận đơn tàu chuyến, cách phân biệt Vận đơn tàu chợ và Vận đơn tàu chuyến như thế nào?
>>>>Xem thêm: Phân biệt Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill of Lading) và vận đơn không hoàn hảo (Claused Bill of Lading)
1.Thuê tàu chợ là gì? Thuê tàu chuyến là gì?
Vận đơn tàu chợ và vận đơn tàu chuyến được phát hành khi chủ hàng lựa chọn phương thức thuê tàu chợ hoặc phương thức thuê tàu chuyến. Để hiểu rõ hơn về 2 cách thức thuê tàu này, chúng ta cần biết tàu chợ là gì và tàu chuyến là gì?
1.1.Tàu chợ là gì
Thuê tàu chợ hay người ta còn gọi là lưu cước tàu chợ (liner booking). Nghĩa là chủ hàng (shipper) trực tiếp hay thông qua người môi giới (broker) yêu cầu chủ tàu (ship owner) để mua một chỗ trên tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng đi đến cảng đích.
Hãng tàu sẽ giao containers rỗng cho chủ hàng/ người xuất khẩu đóng hàng vào containers, sau đó hãng tàu bắt đầu vận chuyển containers.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản thì tàu chợ cũng giống như xe bus vậy. Xe bus chỉ ghé đúng trạm, đúng giờ. Ai muốn đi thì phải ra đúng giờ, đúng trạm. Xe bus thì đi theo tuyến, mỗi hãng xe bus có thể chạy nhiều tuyến. Trên chuyến xe bus này có nhiều người, không chỉ mình bạn. Mỗi người chỉ ngồi 1 chỗ, muốn đi thì cần mua vé trước.
Cũng tương tự như vậy thì tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua những cảng quy định và theo một lịch trình định trước. Do vậy chủ hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt thời gian giao hàng lên tàu.
Tàu chợ hoạt động trên tuyến đường nhất định nên người ta còn gọi là tàu định tuyến. Lịch tàu chạy thường được các hãng tàu công bố trên phương tiện thông tin đại chúng để thuận lợi cho khách hàng.
Ưu điểm
+ Số lượng hàng hóa không hạn chế.+ Việc bốc dỡ thường do chủ tàu đảm nhận cho nên đơn giản được thủ tục.+ Việc tính toán điều kiện giao nhận trong mua bán dễ dàng, vì tàu chạy theo một lịch trình đã định trước.
+ Thuận tiện cho chủ hàng trong việc tính toán hiệu quả kinh doanh: vì căn cứ vào biểu cước có thể tính toán được tiền cước trước.+ Chủ hàng sẽ rất chủ động trong việc lưu cước.+ Thủ tục thuê tàu đơn giản, nhanh chóng (có thể đặt trước chỗ thuê tàu qua điện thoại hoặc internet).
Nhược điểm
Cước thuê tàu trên một đơn vị hàng hóa chuyên chở thường cao hơn cước thuê tàu chuyến: do đã tính cả chi phí xếp dỡ và do tàu chợ thường không tận dụng hết trọng tàu (tương đương 75%) nên phải tính luôn cả phần tàu chạy không hàng.
+ Về mặt pháp lý người thuê tàu chợ thường ở thế yếu vì không được tự do thỏa thuận các điều kiện chuyên chở mà phải chấp nhận các điều kiện in sẵn trong vận đơn
+ Phương thức này không linh hoạt trong việc tổ chức chuyên chở nếu như cảng xếp hoặc dỡ nằm ngoài hành trình quy định của tàu.
1.2.Tàu chuyến là gì
Tàu chuyến là loại hình vận tải đường biển do hãng tàu cung cấp dịch vụ. Đặc trưng cơ bản nhất của tàu chuyến là được thuê trước lịch trình chuyển hàng, chứ không chạy theo lịch trình có sẵn. Đối tượng chở hàng sẽ là những loại hàng đặc thù, số lượng lớn.
Thuê tàu chuyến (Voyage) là chủ tàu (Ship-owner) cho người thuê tàu (Charterer) thuê toàn bộ chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này sang cảng khác. Trong phương thức thuê tàu chuyến, mối quan hệ giữa người thuê tàu (chủ hàng) với người cho thuê tàu (chủ tàu) được điều chỉnh bằng một văn bản gọi là hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage charter party) được viết tắt là C/P. Hợp đồng này do hai bên thỏa thuận ký kết.
Phương thức thuê tàu chuyến
Vì vậy, có thể hiểu một cách ngắn gọn thì thuê tàu chuyến giống như việc thuê cả một chiếc xe hơi cho riêng mình. Người thuê chủ động thỏa thuận sòng phẳng với chủ xe về giờ giấc, loại xe, tiền thuê,.. Nên có thể hình dung, thuê tàu chuyến là hành động chủ hàng (người thuê tàu) thuê toàn bộ chiếc tàu từ người cho thuê để chở hàng từ cảng này đến cảng khác. Ưu điểm
Thuê tàu chuyến được nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng, bởi những điểm thuận lợi sau:+ Tính linh hoạt cao: Có thể yêu cầu xếp dỡ ở bất kỳ cảng nào và có thể thay đổi cảng xếp dỡ dễ dàng.+ Giá cước thuê tàu rẻ hơn so với tàu chợ (thường rẻ hơn 30%).+ Người thuê tàu được tự do thỏa thuận mọi điều khoản trong hợp đồng chứ không bắt buộc phải chấp nhận như trong phương thức thuê tàu chợ.+ Tốc độ chuyên chở hàng hóa nhanh vì tàu thuê thường chạy thẳng từ cảng xếp đến cảng dỡ, ít ghé các cảng dọc đường.
Nhược điểm
Mặc dù hình thức thuê tàu chuyến giúp người thuê tàu chủ động trong hoạt động vận tải, nhưng cũng tồn tại rất nhiều nhược điểm sau:+ Kỹ thuật thuê tàu, ký kết hợp đồng khá phức tạp vì đòi hỏi thời gian đàm phán.+ Giá cước biến động thường xuyến và rất mạnh, đòi hỏi người thuê phải nắm vững thị trường nếu không sẽ phải thuê với giá đắt hoặc không thể thuê được.+ Trong thực tế, người ta thường thuê tàu chuyến để chở hàng rời, có khối lượng lớn như than, quặng, ngũ cốc… hoặc hàng có đủ số lượng cho trọng tải.
2.Phân biệt Vận đơn tàu chợ và Vận đơn tàu chuyến như thế nào?
Để có thể phân biệt sự khác nhau giữa vận đơn tàu chợ và vận đơn tàu chuyến, cần hiểu rõ vận đơn tàu chợ là gì? Vận đơn tàu chuyến là gì?
2.1.Vận đơn tàu chợ
Tàu chợ (Liner) là tàu chở hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé vào các cảng quy định và theo một lịch trình đã định trước. Như vậy, khi hàng hóa được gửi theo tàu chợ, người chuyên chở sẽ cấp cho người gửi hàng một vận đơn, gọi là vận đơn tàu chợ.
Khác với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, trên mặt sau vận đơn tàu chợ in sẵn các điều khoản và điều kiện về chuyên chở hàng hóa, còn mặt trước vận đơn có chữ ký của người chuyên chở. Khi có tranh chấp xảy ra, người ta dùng vận đơn (các điều khoản ghi ở mặt sau) hoặc Công ước quốc tế để giải quyết.
Như vậy, vận đơn tàu chợ có giá trị không những là chứng từ sở hữu hàng hóa, mà còn có giá trị pháp lý đầy đủ như một hợp đồng chuyên chở.
2.2.Vận đơn tàu chuyến
Tàu chuyến (Voyage Charter) là tàu được thuê theo chuyến để chuyên chở hàng hóa giữa các cảng theo yêu cầu của chủ hàng mà không theo một tuyến đường nhất định. Khi hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng thuê tàu chuyến, thì chủ tàu hay thuyền trưởng sẽ phát hành một vận đơn tàu chuyến và trên vận đơn có ghi cầu ” sử dụng với hợp đồng thuê tàu – to be used with charter party” hoặc câu “phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu – Issued pursuant to charter party dated…”, nghĩa là biểu hiện sự phụ thuộc của vận đơn vào hợp đồng thuê tàu.
Thông thường, trên vận đơn theo hợp đồng thuê tàu chỉ dẫn chiếu đến một số điều khoản nhất định ghi ở mặt trước, các điều khoản khác được dẫn chiếu đến hợp đồng thuê tàu. Do có tính ràng buộc như vậy, nên vận đơn theo hợp đồng thuê tàu không có tính độc lập, mà phụ thuộc vào một văn bản khác, đó là hợp đồng thuê tàu; trong khi đó, các nội dung của hợp đồng thuê tàu lị do các bên ký kết thỏa thuận.
Chính vì vậy, việc chuyển nhượng vận đơn theo hợp đồng thuê tàu phức tạp hơn so với vận đơn thông thường, vì vậy việc chuyển nhượng phải phụ thuộc vào các nội dung quy định trong hợp đồng thuê tàu.
Hơn nữa, khi có tranh chấp về việc chuyên chở hàng hóa, thì người ta dùng hợp đồng thuê tàu làm căn cứ giải quyết, vì hợp đồng điều chỉnh mới quan hệ giữa chủ tàu và người thuê tàu. học xuất nhập khẩu ở đâu
Về nguyên tác, vận đơn theo hợp đồng thuê tàu muốn có tác dụng phải được đính kèm với hợp đồng thuê tàu. Vậy, nếu một L/C cho phép xuất trình một vận đơn theo hợp đồng thuê tàu thì ngân hàng có phải kiểm tra chính bản thân hợp đồng thuê tàu hay không?
Theo tập quán và thông lệ quốc tế, các ngân hàng được phép không liên quan đến việc thực hiện các loại hợp đồng dẫn chiếu trong L/C, hơn nữa, nội dung các điều khoản trong hợp đồng thuê tàu do chủ tàu và người thuê tàu thỏa thuận, ngoài sự kiểm soát của ngân hàng.
Do đó, ICC đã quyết định là: trong trường hợp L/C yêu cầu xuất trình hợp đồng thuê tàu liên quan đến vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, thì ngân hàng cần kiểm tra hợp đồng thuê tàu, nhưng sẽ chuyển bó theo bộ chứng từ mà không chịu trách nhiệm gì.
Kết luận:
Trong phương thức tàu chợ thường áp dụng vận đơn loại thông thường “conline bill” và phương thức thuê tàu chuyến thường áp dụng vận đơn cấp theo hợp đồng thuê tàu “congen bill”
Điểm khác nhau cơ bản của 2 loại vận đơn này là: conline bil có đầy đủ mọi quy định để điều chỉnh quan hệ giữa người nhận hàng và người chuyên chở như phạm vi trách nhiệm, miễn trách, thời hiện tố tụng, nơi giải quyết tranh chấp và luật áp dụng, mức giới hạn bồi thường, các quy định về chuyển tải, giải quyết tổn thất chung, những trường hợp bất khả kháng,…
Ngược lại, congen bill được cấp phát theo một hợp đồng thuê tàu chuyến nào đó. Loại này thường chỉ có chức năng là một biên nhận receipt của người chuyên chở xác nhận đã nhận lên tàu, số hàng hóa được thuê chở như đã ghi trên đó và là bằng chứng của hợp đồng đã thỏa thuận.
Mong rằng bài viết của xuất nhập khẩu Lê Ánh hữu ích với bạn.
>>>>> Bài viết tham khảo: Học khóa học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Nơi đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu, và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước