Hiện tại, việc chữa bệnh bằng âm nhạc trở nên thịnh hành và được nhiều người lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, không phải dòng nhạc nào cũng mang lại kết quả tốt đẹp. Trong đó, nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra rằng techno là thể loại nhạc giúp giảm lo lắng kém hiệu quả nhất.
Techno là một loại nhạc dance điện tử nhưng có chuẩn riêng, được phát triển vào đầu những năm thập niên 1980 và từng rất được ưa chuộng ở Detroit, Michigan, Hoa Kỳ. Nó xuất hiện khá nhiều ở những game Âm nhạc hay MO – Music online như Audition và SDO.
Cái tên Techno cũng đã bộc lộ sự liên quan đến nhạc cụ điện tử và các công cụ tạo âm thanh khác. Các nhà sản xuất và các DJ đầu tiên của Techno là Kevin Saunderson, Juan Atkins và Derrick May. Ngoài ra, còn có các nghệ sĩ của dòng nhạc khác phát triển thành Techno như Afrika Bambaataa từ dòng nhạc electro-funk hay Kraftwerk của dòng nhạc Synth-rock. Prodigy đã trở thành một nhóm có tiếng tăm đầu tiên của thể loại Techno trên toàn thế giới. Họ có khả năng sáng tác và mix những album của mình mà không một DJ nào có thể mix lại được. Đầu những năm 90 ở Anh, Techno phát triển mạnh và được phân nhánh thành những thể loại như hardcore, ambient, jungle.
Trong thể loại Hardcore-techno, nhịp trong từng phút được đẩy nhanh một cách quá đáng, đến nực cười khiến cho mọi người không thể nhảy theo nó được. Nếu nhảy theo thì giống như một con rô-bốt nhảy auto. Các beat của ambient có phần chậm hẳn, nhịp điệu âm nhạc lắng đọng vì tiếng âm thanh điện tử được sử dụng “không quá nhiều”. Các câu lạc bộ thường chơi thể loại nhạc này khi họ muốn làm giảm độ nóng của các sàn nhảy xuống và thoát ra khỏi hardcore techno.
Thí nghiệm trên cũng được dựa trên từng nhịp điệu riêng của các thể loại âm nhạc để xác định tính hiệu quả. Trên 1540 tình nguyện viên ở độ tuổi từ 18 đến 65 tuổi được lắp máy đo nhịp tim và huyết áp, sau đó phát các playlist nhạc Spotify theo từng thể loại khác nhau. Kết quả, techno – dubstep và rock ‘n’ roll của thập niên 70 là ba thể loại làm tăng huyết áp nhiều nhất ở những người tham gia. Ngược lại, nhạc heavy metal classics và nhạc pop của thập niên 1980, 2000 thì có thể làm giảm huyết áp. Ngoài ra, techno, dubstep và classical chillout là ba thể loại hàng đầu trong việc làm tăng nhịp tim của người nghe.
“Về mặt y học, chúng có rất nhiều ý nghĩa. Ví dụ như các bản nhạc pop ở thập niên 80 có thể gắn liền với những hoài niệm tích cực và lạc quan của người nghe, nên chúng sẽ kích thích cho não bộ của họ giải phóng endorphin và serotonin – hormone gia tăng cảm giác hạnh phúc và bình tĩnh. Còn về heavy metal, tôi nhận thấy rằng những bản nhạc giận dữ có thể giúp người nghe trong việc xử lý cảm xúc. Điều này giúp họ hạn chế bị những cảm xúc tiêu cực chi phối và cảm thấy hạnh phúc hơn”– theo bác sĩ Ömer Avlanmış, một trong những bác sĩ tham gia nghiên cứu.