Nguyên nhân
Các chuyên gia tâm lý xếp nhóm người này vào một giới tính riêng biệt, dễ xảy ra nhiều biến đổi bất thường. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này và một số trường hợp hoàn toàn không thể xác định được. Các nhà khoa học tìm ra 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra căn bệnh:
– Do thiếu hụt hormone sinh dục nữ xuất phát từ các trường hợp rối loạn nội tiết, hệ miễn dịch.
– Do trong gen di truyền tồn tại nhiễm sắc thể gây bệnh.
(Ảnh: khamphukhoa)
Biểu hiện bệnh
Lứa tuổi biểu hiện bệnh đa phần là ở sơ sinh hoặc dậy thì. Nếu đến tuổi dậy thì nhưng không có kinh nguyệt, không quan hệ vợ chồng được… đều phải đi thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân và có hướng giải quyết phù hợp.
Hệ quả
– Khả năng làm mẹ của sẽ bị suy giảm nghiêm trọng
– Có khả năng biến đổi giới tính trở thành lesbian cả về thể xác lẫn tinh thần.
– Một số người khác dễ rơi vào trạng thái của vô tính (hoàn toàn không có cảm xúc yêu đương) do sự thiếu hụt của giao hợp.
– Bệnh thạch nữ khiến nhiều cặp vợ chồng lo lắng và đôi khi buông xuôi hạnh phúc của mình.
Nhiều cặp vợ chồng gặp khó khăn trong “quan hệ” và không thể có con vì “thạch nữ”. Theo BS. Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng khoa tạo hình thẩm mỹ, BV Từ Dũ TP.HCM cho biết: Tình trạng nữ giới không có tử cung và âm đạo ít gặp, nhưng không phải là hiếm. Ước tính cứ khoảng 4.000 – 10.000 phụ nữ thì có 1 trường hợp mắc dị tật này. Với những bệnh nhân mắc bệnh lý này thì âm đạo bị bít đường tống thoát nên sẽ gây cản trở bài tiết dịch và máu kinh. Vì thế, lượng dịch và máu kinh sẽ ứ động ở vùng âm đạo. Cũng theo BS. Tâm, Có nhiều kỹ thuật phẫu thuật được áp dụng trong tạo hình âm đạo. Lựa chọn loại phẫu thuật tùy thuộc vào kinh nghiệm của phẫu thuật viên và đặc tính riêng biệt của từng bệnh nhân.
Phương pháp điều trị
(Ảnh: bankomania.pkobp.pl)
Bệnh dị tật đường âm đạo bẩm sinh ngày nay được các bác sĩ mổ để tạo hình lại âm đạo. Mục đích của phẫu thuật là tạo ra một ống âm đạo có kích thước đủ và khả năng bài tiết để cho phép giao hợp, sinh hoạt tình dục được bình thường.
Hầu hết các dị tật “vùng kín” đều có thể phát hiện bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, CT scan. Chụp X-quang hệ tiết niệu đường tĩnh mạch, và MRI sẽ được áp dụng trong những ca khó xác định. Tiêu chuẩn vàng để phát hiện dị tật bất sản âm đạo là chụp MRI.
Phát hiện sớm các triệu chứng là một việc quan trọng vì loại phẫu thuật này thực hiện càng sớm thì cơ hội thành công càng cao. Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn và tập nong theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thông thường sau phẫu thuật từ 3 – 6 tháng thì người phụ nữ có thể giao hợp được, tuy nhiên họ không thể có con. Mọi nội tiết của phụ nữ từ buồng trứng không thể tiết được như người bình thường.
Trường hợp dễ bị nhầm lẫn với “thạch nữ”
Một số phụ nữ không thể quan hệ do âm đạo có vách ngăn, hoặc bị bịt kín bởi màng trinh quá dày, khó thủng. (Ảnh: khamphukhoa)
Họ có các triệu chứng giống như thạch nữ: vô kinh (trường hợp này là vô kinh giả), đau bụng dữ dội (do cản trở lưu thông máu từ khoang tử cung ra ngoài), đôi khi họ bị chẩn đoán nhầm thành “thạch nữ” và có thể phải sống cô độc suốt đời.
Nếu chỉ khám ngoài mà không có máy móc siêu âm, chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ rất dễ nhầm lẫn, có thể đưa đến kết luận là không có âm đạo. Với trường hợp bị lỗi vách ngăn, màng trinh dày vẫn còn có cơ hội để họ lập gia đình, sinh con đẻ cái.
Hiện tại, các bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, Bệnh viện Đa khoa Xanh – Pôn (Hà Nội) đều thực hiện được phẫu thuật tạo hình âm đạo. Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM, cũng đã từng phẫu thuật tạo hình âm đạo cho bệnh nhi bị bất sản âm đạo, được phát hiện lúc 13 tuổi.
Qua thử nghiệm, các bác sỹ nhận thấy niêm mạc miệng là “lớp chống dính hoàn hảo” trong phẫu thuật tạo hình âm đạo. Tạo âm đạo bằng phương pháp mới: lấy ở má, mặt trong môi trên hoặc môi dưới, khi dùng chất liệu này, âm đạo được tái tạo sẽ mềm, tiết dịch vừa đủ độ ẩm để quan hệ không đau, phần vạt phủ không bị co như khi dùng da, biểu mô hóa rất tốt khiến khoang âm đạo sẽ dần được phủ kín hết. Ngoài ra, sẽ giúp bệnh nhân che được sẹo. Sau phẫu thuật, khoang miệng sẽ không bị ảnh hưởng.
Các bác sĩ chủ yếu sẽ điều trị bằng phương pháp tiêm hormone oestrogen – progesterone vào cơ thể để điều hòa lại nội tiết. Một số trường hợp có thể phải phẫu thuật rạch dọc hai bên thành tử cung cho hết bề dày lớp cơ tử cung nhằm tăng kích thước buồng tử cung… Tuy nhiên, việc điều trị này phải kéo dài tùy vào nguyên nhân gây bệnh và bệnh nhân phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được bỏ ngang lộ trình điều trị ngay cả khi thấy kinh nguyệt trở lại như những người khác. (Bác sỹ Phạm Thị Việt Dung, khoa Phẫu thuật tạo hình, BV Đa khoa Xanh Pôn)