Nhau thai được hình thành ngay từ lúc trứng thụ tinh. Sau khi bám vào lớp nội mạc tử cung, nhau thai cũng sẽ đảm nhận vai trò truyền dinh dưỡng và oxy từ máu mẹ vào bào thai. Bởi thế, nhau thai có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, giúp thai nhi duy trì sự sống trong suốt 9 tháng thai kỳ. Nhau thai bám mặt trước mẹ sinh thường được không?
1. Nhau thai bám mặt trước:
Nhau bám mặt trước là tình trạng nhau thai bám ở vị trí trước của thành tử cung và mẹ sẽ biết điều này khi đi siêu âm. Thường thì nhau thai sẽ được hình thành ở phần trên của tử cung ngay khi trứng được thụ tinh. Tuy nhiên, nhau thai có khi phát triển và bám ở phần dưới của tử cung, gần với bụng. Tức là nhau thai nằm phía trước và bào thai nằm ngay phía sau nó.
Khi khám thai, lúc siêu âm mẹ có thể phát hiện vị trí của nhau thai khi bác sĩ kiểm tra và kết quả sẽ được ghi trên giấy siêu âm. Vị trí thường gặp của nhau thai là:
– Nhau bám mặt sau – ở phía sau thành tử cung.
– Nhau bám mặt trước – ở phía trước thành tử cung.
– Nhau bám ở phía trên thành tử cung
– Nhau bám ở bên phải hoặc bên trái tử cung.
Siêu âm thai mẹ sẽ biết được nhau thai bám mặt trước hay mặt sau
2. Vị trí của nhau thai có ảnh hưởng đến em bé không?
Điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến bé, vị trí của nhau thau dù nằm ở bên nào cũng không có quá nhiều khác biệt. Tuy nhiên, có thể sẽ khiến bạn gặp một số vấn đề sau:
-
Cảm nhận những cử động của bé:
Nhau bám mặt trước sẽ tạo nên sự ngăn cách giữa bé và tử cung. Vì vậy, bạn sẽ không cảm thấy bất kỳ cử động nào của bé. Thậm chí, khi bước vào giai đoạn giữa của thai kỳ, bạn cũng không cảm nhận được những cú đạp của bé.
-
Cản trở các thủ thuật y khoa:
Nhau thai bám mặt trước sẽ cản trở những thủ thuật y khoa. Nếu bé bị ngôi ngược(mông ra trước), nhau thai bám mặt trước sẽ cẩn trợ việc đưa bế ra ngoài. Các tình huống trên đều sẽ được giải quyết nếu nhau thai trở lại trí ví phía sau vào giai đoạn cuối của thai kỳ.
-
Khó nghe được nhịp tim của bé:
Vị trí bám của nhau thai không thuận lợi sẽ khiến bác sĩ gặp nhiều khó khăn khi nghe nhịp tim của bé. Tuy nhiên, việc siêu âm xác định giới tính của thai nhi thì lại không có trở ngại.
3. Nhau bám mặt trước có sinh thường được không:
Nếu nhau thai bám mặt trước thì thời điểm bạn cảm nhận được những cử động của bé sẽ chậm hơn so với những trường hợp mang thai bình thường. Thông thường, phụ nữ mang thai sẽ cảm nhận được rõ ràng các cử động của bé ở tuần thứ 22. Song nếu nhau thai bám mặt trước, bạn sẽ cảm nhận được các cử động của bế khoảng tuần thứ 24. Sau tuần 24, bạn vẫn không cảm nhận được các chuyển động của bé thì hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
Hiện tại vẫn chưa có thông tin chính xác về việc nhau bám mặt trước không thể sinh thường được. Do đó, mẹ nên yên tâm và không cần lo lắng nhiều, tránh ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Để biết chính xác và đảm bảo an toàn, mẹ cần khám sức khỏe tổng quát để đánh giá sức khỏe. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ dùng phương pháp sinh thường hay sinh mổ .
4. Lưu ý cho mẹ bầu bị nhau thai bám mặt trước:
Mẹ bầu cũng cần chú ý về chế độ dinh dưỡng để có 1 thai kỳ khỏe mạnh
Mẹ bầu bị nhau bám mặt trước cần tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ như:
-
Khám thai theo định kỳ
-
Tránh vận động nhiều
-
Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể
-
Lên kế hoạch ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp
-
Chọn ăn những thức ăn dễ tiêu
-
Ăn uống nhiều hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt
-
Uống bổ sung sắt, axit folic và canxi ở dạng hữu cơ dễ hấp thụ.
Qua những thông tin đã được tổng hợp, mong rằng các mẹ giải đáp thắc mắc về mẹ bầu bị nhau bám mặt trước có sinh thường được không? Hi vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng. Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại bệnh viện và chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.