Núi Thái Sơn còn mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất sơn”, nằm ở giữa tỉnh Sơn Đông, xếp đầu trong “Ngũ Nhạc” của Trung Quốc. Đây là một trong những ngọn núi nổi tiếng với phong cảnh đẹp nhất tại xứ sở đông dân nhất Thế giới này. Khổng Tử từng có lời ca ngợi Thái Sơn như sau: “Đăng Thái Sơn nhi tiểu thiên hạ”. Đá tại núi Thái Sơn có vân đá đẹp, màu sắc biến đổi, nổi tiếng vì sự cứng rắn và vững vàng.
Đá Thái Sơn linh thiêng đã trở thành một nét văn hóa độc đáo trong đời sống người dân tỉnh Sơn Đông. Đi trên đường phố của thành phố Thái An (tỉnh Sơn Đông), những cửa hàng bán đồ mỹ nghệ mọc hai bên đường đều bán đá Thái Sơn. Bạn có thể bắt gặp dòng chữ “Thái Sơn Thạch Cảm Đương” ở khắp mọi nơi, nhưng có bao giờ bạn thắc mắc dòng chữ này có ý nghĩa gì, nguồn gốc ra đời và bối cảnh văn hóa của nó như thế nào không?
1. Ý nghĩa của Thái Sơn Thạch Cảm Đương
Nghĩa của dòng chữ này vô cùng đơn giản, là: “đá của Thái Sơn có thể chống đỡ được tất cả mọi thứ”. Tại sao nói đá của Thái Sơn có thể chống đỡ được tất cả mọi thứ? Điều này liên quan tới tín ngưỡng đá đã lưu truyền nghìn năm kể từ tổ tiên người Trung Quốc, đó là tín ngưỡng “sùng bái hòn đá linh thiêng”.
Thạch Cảm Đương là một loại bia đá được dựng trên đường phố, nhất là ở chỗ ngã ba, dùng để xua đuổi tà ma. Trên bia đá có khắc chữ “Thạch Cảm Đương” hoặc “Thái Sơn Thạch Cảm Đương”, phía trên có điêu khắc nổi hình ảnh đầu sư tử hoặc đầu hổ.
2. Nguồn gốc của Thái Sơn Thạch Cảm Đương
Kể từ khi con người xuất hiện đến nay thì luôn có đồ đá làm bạn. Đá trở thành công cụ sản xuất sớm nhất của con người, lắng đọng sâu vào tiềm thức của con người và trở thành một “người bạn” bên cạnh chúng ta từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất. Chính vì vậy, con người dĩ nhiên sẽ nảy sinh tình cảm nương tựa vào đá, coi đá là vật tổ dùng để đeo trên cổ hoặc tay.
Dân tộc Trung Hoa từ xưa đã coi đá có linh hồn và trong dân gian cũng lưu truyền nhiều câu chuyện thần thoại liên quan tới đá. Trong 4 bộ tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng nhất Trung Quốc, có 2 bộ tiểu thuyết đều có nội dung về những hòn đá linh thiêng, đó là “Tây Du Ký” với hình ảnh Tôn Ngộ Không được sinh ra từ hòn đá, và hình ảnh Nữ Oa đội đá vá trời trong tiểu thuyết “Hồng Lâu Mộng” (hay còn có tên là “Thạch Đẩu Ký”). Xuyên suốt tác phẩm nổi tiếng của Tào Tuyết Cần, hình ảnh hòn đá với đầu mối là “Mộc thạch tiền minh” là đầu mối chính đã khắc họa lên bi kịch tình yêu giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc.
Đến đời nhà tống, tín ngưỡng Thái Sơn phát triển hưng thịnh vì thế sự linh thiêng của núi Thái Sơn cũng đã đi sâu vào tiềm thức của dân gian. Xung quanh Thái Sơn Thạch Cảm Đương có rất nhiều câu chuyện thần thoại và truyền thuyết, từ hình ảnh anh hùng, hảo hán xua đuổi tà ma đến tướng quân đá dẫn quân chống định, từ hình ảnh bác sĩ đá có tài chữa bách bệnh đến “Thái Sơn Đồng Tử” – linh vật Đại hội Thể thao toàn quốc Trung Quốc… Tất cả những câu chuyện thần thoại và truyền thuyết đều có ngụ ý về hình ảnh Thái Sơn Thạch Cảm Đương có linh lực cầu mong bình yên, xua đuổi bệnh tật và tà ma. Cùng với sự phát triển và biến thiên của thời đại, hình ảnh này cũng nhiều lần được tôn tạo.
Câu chuyện và truyền thuyết về Thái Sơn Thạch Cảm Đương cũng đã cung cấp tài liệu phong phú để sáng tác tuồng, kịch rối bóng, cắt giấy, hoạt hình,…của tỉnh Sơn Đông. Để bảo tồn phong tục dân gian, năm 2006, “Phong tục về Thái Sơn Thạch Cảm Đương” đã được đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đợt đầu do Quốc vụ viện Trung Quốc công bố. Tháng 9 năm 2011, Liên hoan Nghệ thuật Thái Sơn Thạch Cảm Đương lần đầu tiên đã diễn ra tại thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc để tôn vinh văn hóa Thái Sơn Thạch Cảm Đương. Song song với thời gian diễn ra liên hoan, hội thảo văn hóa về Thạch Cảm Đương, triển lãm đồ mỹ nghệ Thạch Cảm Đương và rất nhiều tác phẩm nghệ thuật có đề tài về Thạch Cảm Đương cũng được tổ chức.
Phạm vi ảnh hưởng của phong tục Thái Sơn Thạch Cảm Đương đã không chỉ hạn chế trong tỉnh Sơn Đông, mà dần dần mở rộng đến khắp nơi trên toàn lãnh thổ Trung Quốc cũng như những khu vực cư trú của người Hoa Kiều ở nhiều nơi trên thế giới. Ở nhiều nước của Châu Mỹ La-tinh, những nhà khảo cổ học còn khai quật ra nhiều cổ vật có hình ảnh Thái Sơn Thạch Cảm Đương. Đó là một dấu ấn về sự giao thoa giữa nền văn hóa Trung Hoa và các nước Châu Mỹ La-tinh trong thời kỳ đầu.
3. Bạch Ngọc Thạch Cảm Đương
Đây là một vật phẩm được sử dụng để vô hiệu hóa sát khí. Thạch Cảm Đương không chỉ là tên của một vị pháp sư có biệt tài trừ tà ma, mà còn là tên của cả một nền văn hóa, tín ngưỡng của nhiều người dân Á Đông.
Bạch Ngọc Thạch Cảm Đương được xem là một vật có linh lực mạnh mẽ, mang lại may mắn cho gia chủ, hóa giải các thế sát như lộ xung sát, xuyên tâm sát, liêm đao sát hoặc phản cung thủy sát,…
Sử dụng chất liệu Thạch Anh trắng, mang dương khí mạnh mẽ, luôn phát ra những xung điện đẩy khí xấu ra ngoài. Trên mặt có chữ “Thái Sơn Thạch Cảm Đang” được tô bằng mực Chu Sa, là đệ nhất pháp khí kỵ tà mà các pháp sư chuyên dùng để khai quang điểm nhãn, có tác dụng khai khí trấn sát mạnh mẽ cùng đồ hình Âm Dương mang sức mạnh của Vũ trụ khởi nguyên, bổ trợ năng lượng hóa sát – tịch tà.
Đặc biệt, vật phẩm được Thầy Tam Nguyên hỗ trợ Khai quang – Trì chú – Xem ngày giờ sử dụng giúp bạn có thể sử dụng vật phẩm một cách hiệu quả nhất, mang lại tài lộc, may mắn và bình an cho quý khách hàng.
Để thỉnh vật phẩm, quý khách vui lòng để lại Họ tên + SĐT + Năm sinh bên dưới phần bình luận hoặc gọi ngay tới số hotline 1900.2292 để đội ngũ trợ lý của Thầy Tam Nguyên liên hệ và tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé!
>>> Xem thêm:
- Hình Tượng Cá Chép Hóa Rồng Có Ý Nghĩa Gì Trong Phong Thủy
- Ý nghĩa của các đồng tiền xu cổ trong phong thủy (Phần 1)