Thận nằm ở đâu? Có chức năng gì? Những bệnh nào hay gặp phải ở thận? Đây là những câu hỏi rất nhiều người thắc mắc mà chưa có câu trả lời. Bài viết này GHV KSOL sẽ giải đáp giúp bạn những vấn đề đó.
Xem thêm:
- 05 dấu hiệu ung thư thận giai đoạn sớm
- thận ứ nước có nguy hiểm không
- bệnh thận nên ăn gì cho tốt
1. Thận nằm ở vị trí nào?
Thận là cơ quan đặc chắc, nằm ở hai bên cột sống phía sau màng bụng, mỗi bên một quả, tựa như hình hạt đậu tằm. Ở ngoài rìa phồng lên. Ở giữa lõm xuống. Đó là nơi mạch máu, dây thần kinh và ống dẫn tiểu của thận đi vào, còn gọi là cửa thận.
Cửa thận trái cao ngang khoảng đốt sống eo thứ nhất. Cửa thận phải cao ngang khoảng đốt sống eo thứ 2. Cửa thận cách đường chính giữa phía sau lưng khoảng 5cm.
Thận nằm dán vào vách sau bụng, trước mặt có màng bụng che phủ. Vì vậy nó được coi là cơ quan nằm ngoài màng bụng. Trục dài của thận nằm theo hướng nghiêng ra ngoài xuống dưới, hai quả thận tạo thành hình chữ V ngược ở phía sau eo. Vị trí của thận ở mỗi cá thể đều có sai khác.
Thông thường thận của nữ nằm thấp hơn của nam, của trẻ em thấp hơn của người lớn. Với trẻ sơ sinh, đầu dưới của thận có trường hợp nằm ngang với mỏm xương hông.
1/3 phía trên mặt sau của hai thận dựa vào cơ hoành và cách với hõm ẩn cơ hoành vùng sườn của khoang màng ngực. 2/3 phía dưới sau của hai thận nằm gần rìa ngoài cơ ngang của bụng, cơ vuông ở eo và cơ to ở eo.
2. Cấu tạo cơ bản của thận
Mỗi quả thận có chiều dài khoảng 10-12,5cm; rộng 5-6cm; dài 3 -4cm và có 2 bờ, một bờ lồi, một bờ lõm và được bao bọc bởi vỏ xơ.
2 quả thận luôn quay bờ lõm vào nhau. Mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu nephron và chỉ cần 25% trong số đó hoạt động thì thận đã có thể hoạt động một cách bình thường.
Thận có 2 vùng: vùng vỏ thận và vùng tủy thận
Vùng vỏ thận
Là vùng ngoài của thận chứa nhiều mao mạch nên có màu đỏ hoặc đỏ sẫm gồm:
- Cầu thận có thể quan sát được bằng kính lúp, thấy rõ các chấm nhỏ, li ti màu đỏ.
- Nang cầu thận hay bọc Bowman là một túi lõm có búi mạch, thông với ống lượn gần. Biều mô cầu thận dẹt, dày khoảng 4 micromet.
- Cột thận bao gồm các hạt thận, nằm giữa các tháp thận.
- Nhu mô thận là phần có 2 màu sắc khác nhau: phần vỏ màu đỏ nhạt ở phía ngoài và phần tủy đỏ thẫm ở bên trong.
Vùng tủy thận
Bao gồm:
- Các ống thận: ống lượn gần, ống lượn xa, quai Henle, ống góp.
- Tháp thận: có đáy hướng về vỏ thận và đỉnh tháp thận hướng về bể thận. Đỉnh của tháp thận còn gọi là nhú thận, gai thận. Mỗi quả thận thường có 12 gai thận. Trên mỗi gai thận thường có 15-20 lỗ nhỏ, là các lỗ của ống góp hướng vào bể thận. Mỗi thận thường có hàng chục tháp thận.
3. Chức năng của thận
Chức năng lọc máu và chất thải
Chức năng quan trọng nhất của thận đó là lọc máu và chất thải. Tất cả máu trong cơ thể đi qua thận theo chu kỳ khoảng 20 – 25 lần mỗi ngày, phân chia thành các mao mạch li ti bện chặt với nephron.
Sau đó, thận sẽ có nhiệm vụ đưa chất thải ra ngoài cơ thể thông qua niệu quản dưới dạng nước tiểu.
Chức năng nội tiết
Thận sẽ bài tiết hormone renin giúp điều hòa huyết áp và sản xuất erythropoietin để gia tăng sản xuất hồng cầu ở tủy xương
Bên cạnh đó, thận cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa vitamin D3, glucose khi cơ thể bị nhiễm acid hô hấp mạn tính hoặc khi cơ thể bị nhịn đói lâu ngày.
Chức năng bài tiết nước tiểu
Nước tiểu được hình thành từ những đơn vị chức năng thận. Quá trình này được bắt đầu từ lọc máu qua màng lọc ở vách mao mạch cầu thận để tạo thành nước tiểu.
Sau đó, động mạch thận sẽ đưa 1 lít máu vào thận, trong đó chỉ có 60% được đưa vào cầu thận mỗi phút. 60% huyết tương ở động mạch đi sẽ chỉ còn khoảng 480ml nên có khoảng 120ml lọt qua lỗ lọc sang nang cầu thận và tạo ra nước tiểu đầu.
Lượng nước tiểu này được hấp thu lại trở thành nước tiểu chính thức và đổ xuống bể thận và ống dẫn nước tiểu. Số lượng nước này sẽ được tích trữ trong bàng quang rồi được thải ra bên ngoài nhờ ống đái.
Chức năng điều hòa thể tích máu
Thận cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể qua việc sản xuất ra nước tiểu.
Khi cơ thể được bổ sung nhiều nước thì lượng nước tiểu cũng sẽ tăng lên và ngược lại, hàm lượng nước tiểu cũng sẽ ít nếu chúng ta uống quá ít nước.
4. Một số bệnh thường gặp về thận
Có rất nhiều bệnh về thận mà chúng ta hoàn toàn có thể gặp phải, có thể kể đến một số bệnh phổ biến như:
Sỏi thận
Nguyên nhân dẫn đến sỏi thận – niệu là do có sự rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, đặc biệt là lượng canxi trong nước tiểu tăng do chế độ ăn uống thừa canxi, rối loạn chuyển hóa tuyến nội tiết và tuyến cận giáp trạng. Một nguyên nhân phổ biến khác dẫn đến sỏi thận là do viêm nhiễm đường tiết niệu.
Suy thận
Suy thận là căn bệnh mà nhiều người mắc phải báo hiệu tình trạng tổn thương thận ở các mức độ khác nhau. Khi mắc suy thận, chỉ số lọc cầu thận suy giảm, lượng độc tố tích tụ trong máu tăng lên càng nhiều.
Viêm cầu thận
Đây là tình trạng viêm thường gặp do nhiễm khuẩn hoặc do ngộ độc thuốc, hóa chất. Vi khuẩn gây bệnh thường là Enterobacter, E.Coli, Proteus…
Viêm thận được chia làm hai dạng, đó là viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn tính. Viêm cầu thận cấp là bệnh thường gặp trong các bệnh thận ở trẻ từ 2 – 15 tuổi. Nguyên nhân do nhiễm liên cầu khuẩn hay do các ổ nhiễm khuẩn bội nhiễm.
Điều kiện vệ sinh kém cũng là một trong những hoàn cảnh thuận lợi gây ra bệnh. Viêm cầu thận mạn tính là biến chứng của viêm cầu thận cấp, thường gặp ở người lớn.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Tình trạng xuất hiện tương đối phổ biến ở những người nhịn tiểu. Vi khuẩn tích tụ ở bàng quang sẽ trở ngược gây ra tình trạng viêm nhiễm ở thận và đường tiết niệu.
5. Những thói quen xấu ảnh hưởng đến thận
Uống ít nước
Nếu lượng nước trong cơ thể không đủ, sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thận, sự cân bằng của nước và chất điện giải trong cơ thể không tốt, sẽ không có lợi trong quá trình vận chuyển và đào thải chất thải trong thận, cơ thể sẽ tích tụ nhiều chất độc, lâu dài sẽ gây hại cho thận và sức khỏe thể chất.
Ăn quá nhiều muối
Muối chủ yếu cần thận để chuyển hóa. Nếu bạn ăn quá nhiều muối, gánh nặng cho thận sẽ tăng lên. Hơn nữa ăn quá mặn rất dễ dẫn đến tăng huyết áp và máu thận không thể duy trì lưu lượng ở mức bình thường, từ đó có thể dẫn đến bệnh thận.
Do đó, các chuyên ra đã đưa ra lời khuyên rằng mỗi ngày mỗi người trưởng thành ăn muối không vượt quá 6g.
Ăn thực phẩm quá nhiều dầu hoặc quá ngọt
Thực phẩm quá nhiều dầu mỡ hoặc quá ngọt rất dễ gây béo phì, lượng nước và natri được giữ lại trong cơ thể của người béo phì quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, từ đó dẫn đến các bệnh về thận.
Ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein
Tuy nhiên, những thực phẩm này chứa nhiều protein, trong quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ sản sinh ure và các chất thải khác, cần phải lọc thông qua thận và bài tiết qua nước tiểu. Lượng protein quá mức sẽ làm thay đổi áp suất thẩm thấu bên trong và bên ngoài cầu thận, làm tăng gánh nặng cho thận và lâu dài sẽ gây tổn thương thận.
Uống các loại đồ uống, cà phê hoặc ăn mì ăn liền
Một số người thích uống cà phê hoặc đồ uống có ga như coca, và thậm chí ăn mì ăn liền để tiết kiệm thời gian. Những thực phẩm này chứa lượng calo cao và tương đối nhiều muối, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thận.
Nhịn tiểu thường xuyên
Nhịn tiểu khiến các loại vi khuẩn sản sinh và ở trong bàng quang một thời gian dài, vi khuẩn thông qua niệu đạo đi vào thận, vì vậy rất dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm bể thận, những bệnh nhiễm trùng này thường xảy ra dễ hình thành nhiễm trùng mãn tính, không dễ điều trị.
Các bác sĩ khuyến cáo nếu bạn có 7 thói quen trên trong cuộc sống hàng ngày, nó sẽ gây ra các mức độ tổn thương khác nhau cho thận của bạn. Ngay từ bây giờ bạn nên có những thay đổi trong thói quen của mình để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
6. Làm sao để thận luôn khỏe mạnh?
Thường xuyên tập luyện các bài tập phù hợp với cơ thể
Tập thể dục thường xuyên, đều đặn không chỉ tốt cho thận mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai, tinh thần bạn cũng tốt hơn mỗi ngày. Thói quen này giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính. Đồng thời giúp huyết áp ổn định, hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch – 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự khỏe mạnh của thận.
Bạn không cần tập luyện những bài tập quá sức với cơ thể. Hãy bắt đầu với việc đi bộ, chạy, đạp xe hoặc tập yoga… Bạn có thể lựa chọn bất kỳ hoạt động nào mà mình yêu thích, miễn là bạn thực hiện nó thường xuyên với cường độ vừa phải.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Những người có lượng đường trong máu ở mức cao hoặc bệnh nhân mắc đái tháo đường type 1, type 2 có nguy cơ tổn thương thận cao hơn người bình thường. Tế bào của cơ thể không thể tiếp nhận và sử dụng đường khiến lượng đường trong máu tăng cao. Vì vậy mà thận phải làm việc nhiều hơn để có thể thực hiện lọc máu. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài khiến thận suy yếu dẫn đến những tổn thương, bệnh lý khởi phát.
Trong trường hợp bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu thì lại khác. Bạn sẽ giảm được nguy cơ thận bị tổn thương. Chúng ta cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và có phác đồ điều trị phù hợp, hạn chế tình trạng thận bị tổn thương nghiêm trọng.
Thường xuyên theo dõi huyết áp
Thận dễ gặp tổn thương nếu như huyết áp của bạn tăng cao. Huyết áp cao kéo theo nhiều bệnh lý liên quan khác như đái tháo đường, bệnh tim mạch,… tác động rất lớn lên cơ thể. Bạn nên thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ điều hòa huyết áp về mức bình thường hoặc trong trường hợp huyết áp lên quá cao cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, theo dõi cân nặng
Người thừa cân phải đối mặt với nguy cơ hỏng thận cao hơn bình thường và mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm như đái tháo đường, bệnh tim mạch. Chế độ ăn của bạn cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều natri, thực phẩm chế biến sẵn… để tránh làm tổn thương thận. Thực đơn của bạn cần bổ sung nhiều rau xanh, các loại cá biển, ngũ cốc nguyên hạt,… để giúp cho thận khỏe mạnh hơn.
Uống đủ nước
Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể là một cách hiệu quả giúp thận khỏe mạnh. Nước là chất cần thiết giúp thận của bạn loại bỏ natri và một số chất có hại ra ngoài cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính. Uống nhiều nước đặc biệt tốt cho người đã từng hoặc đang bị sỏi thận
Dựa vào đặc điểm của cơ thể mà mỗi người cần bổ sung lượng nước phù hợp. Tuy nhiên trung bình mỗi ngày 1 người cần uống đủ 1,5 đến 2 lít nước. Các yếu tố như khí hậu, tập luyện, giới tính, tình trạng cơ thể hoặc phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú là điều quan trọng quyết định bạn cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày.
Không hút thuốc hoặc sử dụng các chất kích thích
Hút thuốc làm hỏng các mạch máu khiến lượng máu tuần hoàn trong cơ thể đặc biệt ở thận bị chậm, suy giảm chức năng hoạt động của rất nhiều cơ quan.
Hút thuốc cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Ngay cả khi bạn ngừng hút thuốc ngay hôm nay thì nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm của bạn cũng cao hơn người không bao giờ hút thuốc.
Thận trọng khi sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn
Nếu bạn thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn thận của bạn có thể bị tổn thương nặng nề. Những loại thuốc này có tác dụng giảm các cơn đau mãn tính, đau đầu hoặc cơn đau nhức xương khớp. Tuy nhiên chúng có thể gây hại cho thận khi sử dụng liên tục và liều dùng cao. Để chắc chắn sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn hiệu quả bạn hãy nói chuyện với bác sĩ điều trị để được tư vấn chi tiết nhất.Trên đây là những chia sẻ của GHV KSOL về vấn đề thận nằm ở đâu và những vấn đề liên quan đến thận. Hy vọng bài viết đã giải đáp được phần nào đó thắc mắc của bạn. Hẹn gặp bạn trong những bài viết lần sau nhé!
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư