Vốn là mảnh đất có lịch sử lâu đời, chứng kiến nhiều sự đổi thay của cả dân tộc nên Thanh Hóa là cái tên không quá xa lạ. Vậy thì Thanh Hóa thuộc miền nào? Thanh Hóa thuộc miền Trung hay Bắc và được chia thành bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện? Tưởng chừng đơn giản nhưng đây lại là câu hỏi mà không phải ai cũng có thể trả lời. Và hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời cho mình nhé.
Thanh Hóa miền gì
Thanh Hóa thuộc miền Trung là tỉnh nằm về phía Bắc của khu vực Bắc Trung Bộ, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Về mặt tọa độ, Thanh Hóa hiện nằm ở vĩ tuyến 19°18′ Bắc đến 20°40′ Bắc, kinh tuyến 104°22′ Đông đến 106°05′ Đông. Thanh Hóa cũng là tỉnh sở hữu vị trí cực thuận lợi với đường biên giới với Lào dài hơn 190km cùng đường bờ biển dài hơn 100km. Thanh Hóa được biết đến là khi là một tỉnh lớn của nước ta, đứng thứ 5 trên 63 tỉnh về mặt diện tích và ở vị trí thứ 3 nếu tính theo dân số.
Chính vì vậy, Thanh Hóa thuộc miền Trung không phải miền Bắc.
Review THANH HÓA – MỘT VIỆT NAM THU NHỎ
Thanh Hóa giáp tỉnh nào?
Thanh Hóa giáp với các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An của Việt Nam và Hủa Phăn của Lào
- Phía bắc giáp tỉnh Sơn La, tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình.
- Phía nam giáp tỉnh Nghệ An.
- Phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Lào).
- Phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ.
Có thể nói rằng vị trí này đã đem lại cho Thanh Hóa nhiều lợi thế phát triển. Bên cạnh nguồn tài nguyên dồi dào để phát triển các ngành công nghiệp thì việc tiếp giáp với nhiều tỉnh thành và mạng lưới giao thông thuận lợi cũng giúp Thanh Hóa có nhiều cơ hội giao lưu, phát triển kinh tế.
Với vị trí địa lý cực thuận lợi và có phần chiến lược, Thanh Hóa hiện sở hữu sức phát triển khá mạnh mẽ. Đây cũng được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn của khu vực.
Thanh Hóa có bao nhiêu huyện?
Thanh Hóa có 23 huyện: Bá Thước, Cẩm Thủy, Đông Sơn, Hà Trung, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Lang Chánh, Mường Lát, Nga Sơn, Ngọc Lặc, Như Thanh, Như Xuân, Nông Cống, Quan Hóa, Quan Sơn, Quảng Xương, Thạch Thành, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Thường Xuân, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc, Yên Định.
Ngoài ra, Thanh Hóa có 2 thành phố (Thanh Hóa, Sầm Sơn), 2 thị xã (Bỉm Sơn, Thanh Sơn), tổng cộng 559 đơn vị hành chính cấp xã với 60 phường, 30 thị trấn và 469 xã
Thanh Hóa hiện là địa bàn sinh sống của 7 dân tộc anh em với dân số lên tới 3.640.128 người (theo số liệu năm 2019). Với con số này, Thanh Hóa chỉ đứng sau TPHCM và Hà Nội về tổng số dân.
Không chỉ đông dân, đây cũng là tỉnh có tốc độ đô thị hóa cao và phân bổ dân cư khá hợp lý. Điều này góp phần không nhỏ vào việc giúp Thanh Hóa phát triển một cách đồng đều và toàn diện hơn.
Thanh Hóa cách Hà Nội bao nhiêu km?
Tinh theo ranh giới Thanh Hóa cách Hà Nôi 120 km về phía Nam, còn từ trung tâm Hà Nội đến thành phố Thanh Hóa khoảng 170km. Hiện nay có 2 tuyến đường chính từ Hà Nội đến Thanh Hóa như sau:
Tuyến 1 dài 158km mất 2 giờ 50 phút lái xe
– Đi theo P. Xã Đàn và Giải Phóng đến QL1A tại Hoàng Liệt.
– Đi theo Đ. cao tốc Bắc – Nam phía Đông/ĐCT Hà Nội – Ninh Bình và QL1A đến Nguyễn Hiệu tại Đông Hương, Thanh Hoá.
– Đi theo Ngõ 01 đến Hàm Nghi.
Tuyến 2 dài 170km mất 3h 50 phút lái xe
– Đi theo P. Xã Đàn và Giải Phóng đến QL1A tại Hoàng Liệt.
– Đi dọc theo Đ. cao tốc Bắc – Nam phía Đông/ĐCT Hà Nội – Ninh Bình và QL1A đến Hoàng Đông.
– Đi theo ĐT711 đến QL21A tại xã Khả Phong.
– Đi dọc theo QL21A đến ĐT438 tại Chi Nê.
– Đi tiếp ĐT438. Đi theo ĐT479 đến Đ. Lương Văn Thăng/QL12B tại tt. Nho Quan.
– Đi tiếp QL12B đến Phú Long.
– Rẽ trái tại cửa hàng tạp hóa trà trang Đi qua Vườn hoa Ngọc Hà.
– Đi dọc theo QL1A đến Nguyễn Hiệu tại Đông Hương, Thanh Hoá.
Những trải nghiệm bạn nên thử khi tới Thanh Hóa
Vốn sở hữu nhiều lợi thế nên không khó hiểu khi Thanh Hóa ngày một phát triển, nhất là về các ngành công nghiệp. Thế nhưng bên cạnh đó, mảng du lịch của địa phương này cũng là điều được rất nhiều người quan tâm.
Vậy thì nếu có dịp tới Thanh Hóa, đâu là những trải nghiệm không nên bỏ lỡ?
- Thăm những bãi biển đẹp trứ danh
Nếu đã trả lời được câu hỏi Thanh Hóa ở đâu thì có lẽ những bãi biển đẹp nao lòng này cũng sẽ không còn xa lạ. Bên cạnh Sầm Sơn – một trong những khu du lịch cực kỳ thu hút thì Thanh Hóa còn có biển Hải Hòa, Hải Tiến,…
Đặc biệt, thời gian gần đây, Bãi Đông cũng nổi lên là một trong những điểm đến rất được các bạn trẻ ưa chuộng.
- Trải nghiệm văn hóa ẩm thực đầy độc đáo của người bản xứ
Vốn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em nên ngoài văn hóa thì nền ẩm thực xứ Thanh cũng cực kỳ đa dạng. Bên canh nem chua, mắm tép,… thì các món ăn mang đậm truyền thống của từng dân tộc cũng là điều rất đáng trải nghiệm.
Những trải nghiệm bạn nên thử khi tới Thanh Hóa
- Trải nghiệm thưởng thức một số nền văn hóa dân gian
Xứ Thanh cũng được biết đến là nơi có nhiều hình thức văn hóa dân gian được lưu truyền, bảo tồn và phát triển đến tận ngày nay. Vì thế nên nếu có cơ hội ghé thăm nơi này, bạn có thể lựa chọn trải nghiệm để hiểu hơn con người cũng như mảnh đất địa linh nhân kiệt.
Vốn là vùng đất sinh ra và nuôi dưỡng nhiều anh hùng, nhiều danh nhân của dân tộc nên Thanh Hóa vẫn luôn là niềm tự hào của dân tộc. Và với những gì địa phương này đã, đang và hướng tới trong tương lai, Thanh Hóa sẽ còn phát triển thật mạnh mẽ. Đây cũng hứa hẹn sẽ là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của khu vực nói riêng và cả nước nói chung.
Kết lại Thanh Hóa thuộc miền nào
Thanh Hóa thuộc miền Trung không phải miền Bắc. là tỉnh nằm về phía Bắc của khu vực Bắc Trung Bộ. Phía bắc tỉnh Thanh Hóa giáp với các tỉnh Sơn La, Ninh Bình, Hòa Bình; phía nam giáp Nghệ an, tây giáp Hủa Phăn (Lào), phía Đông giap Thanh Hóa và vịnh Bắc Bộ. Thanh Hóa cách Hà Nội 120 km về phía bắc. Hiện nay Thanh Hóa có 2 thành phố, 2 thị xã, 23 huyện là nơi sinh sống của 7 dân tộc.