Có rất nhiều loại thẻ ngân hàng được phát hành như: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ mastercard, thẻ trả trước,… Trong đó, thẻ ghi nợ (Debit card) là loại thẻ phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Vậy thẻ ghi nợ là gì? Phân loại, chức năng và những lưu ý khi sử dụng thẻ ghi nợ cần nắm rõ? Bài viết sau đây, Ngân hàng số Timo sẽ giúp bạn phân tích nhé!
Thẻ ghi nợ là gì?
Thẻ ghi nợ (thẻ debit, debit card) là dòng thẻ thanh toán được liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng, cho phép chủ thẻ thực hiện các giao dịch có hạn mức sử dụng đúng với số tiền có trong tài khoản.
Theo Khoản 2, Điều 3, Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định về thẻ ghi nợ như sau:“Thẻ ghi nợ (Debit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài khoản thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ.”Căn cứ vào quy định trên, có thể hiểu thẻ ghi nợ là loại thẻ thanh toán theo hình thức trả trước, chi tiêu và thực hiện giao dịch đúng với số tiền có trong tài khoản. Nếu bạn còn đủ tiền trong tài khoản thì có thể sử dụng thẻ để thanh toán.
Một số đặc điểm cơ bản ở một chiếc thẻ ghi nợ như sau:
- Số thẻ ghi nợ: Dãy số gồm 16 chữ số được in trên thẻ.
- Tên chủ thẻ: Tên của khách hàng in trên thẻ thuộc quyền sử dụng cá nhân.
- Thời gian hiệu lực thẻ: Mỗi chiếc thẻ Debit đều có thời gian sử dụng, thông thường thời gian này tối đa là 5 năm. Thời gian của thẻ được thể hiện ở chữ VALID FROM và VALID THRU ở mặt sau. Khi thẻ hết hạn sẽ không thể thực hiện các giao dịch, lúc này bạn cần đến ngân hàng để gia hạn thẻ.
- Số CVV/CCS: 3 chữ số ở mặt sau của thẻ (đối với thẻ ghi nợ quốc tế). Đây là mã số bảo mật thẻ ngân hàng.
Chức năng của thẻ ghi nợ
Chức năng của thẻ ghi nợ hoàn toàn giống với một thẻ ATM thanh toán, bao gồm:
- Rút tiền mặt tại các máy ATM hoặc nạp tiền mặt tại các máy CRM/CDM nhanh chóng, dễ dàng.
- Quẹt máy POS để Thanh toán hóa đơn dịch vụ tại tất cả các điểm chấp nhận thẻ.
- Liên kết với ví điện tử, các ứng dụng Thương mại điện tử để thanh toán hóa đơn online nhanh chóng, dễ dàng và an toàn với thẻ Debit đã đăng ký Internet Banking.
- Truy vấn số dư tài khoản đơn giản thông qua máy ATM nhanh chóng và tiện lợi.
Các loại thẻ ghi nợ được cấp phép tại Việt Nam và quốc tế
Hiện nay, có 2 loại thẻ ghi nợ được sử dụng phổ biến đó là thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế.
Thẻ ghi nợ nội địa
Thẻ ghi nợ nội địa là thẻ do ngân hàng phát hành để giao dịch thanh toán trong phạm vi giới hạn của một quốc gia. Tại Việt Nam, các thẻ ghi nợ được ngân hàng liên kết với Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam gọi tắt là NAPAS phát hành. Hầu hết các ngân hàng đều phát hành loại thẻ này, các bạn chỉ cần đến phòng giao dịch gần nhất để đăng ký nếu có nhu cầu hoặc bạn có thẻ mở thẻ ghi nợ online nhanh chóng tại nhà.
Thẻ ghi nợ quốc tế
Thẻ ghi nợ quốc tế là loại thẻ thanh toán quốc tế có cách sử dụng như thẻ ghi nợ nội địa nhưng phạm vi sử dụng trên toàn cầu. Thẻ này được các ngân hàng liên kết với các tổ chức quốc tế như VISA MasterCard, JCB, The American Expess… phát hành. Tại Việt Nam thì thẻ VISA debit và Mastercard Debit được phủ sóng rộng rãi nhất.
- Thẻ ghi nợ quốc tế Visa (thẻ Visa Debit)
Đây là loại thẻ được phát hành bởi các ngân hàng có liên kết với tổ chức Visa. Các giao dịch được tiến hàng thông qua nền tảng thanh toán an toàn Verified by Visa. Thẻ ghi nợ quốc tế Visa Debit được sử dụng để chi tiêu trên phạm vi toàn cầu và thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ có logo Visa.
- Thẻ ghi nợ quốc tế MasterCard (thẻ MasterCard Debit)
Đây là thẻ được phát hành bởi các ngân hàng có liên kết với tổ chức MasterCard Worldwide. Các giao dịch được tiến hành thông qua nền tảng thanh toán SecureCode. Thẻ ghi nợ quốc tế MasterCard Debit được sử dụng để chi tiêu trên phạm vi toàn cầu và thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ có logo MasterCard.
Hạn mức thẻ ghi nợ hiện nay
Thẻ ghi nợ khi giao dịch qua các kênh sẽ có hạn mức khác nhau:
Hạn mức rút tiền: Thông thường, hạn mức rút tiền tại máy ATM/CDM/CRM là từ 2 đến 10 triệu VND/1 lần và dưới 100 triệu VND/ngày*
Hạn mức thanh toán qua máy POS: từ 100 triệu VND/1 lần/1 ngày và dưới 100 triệu VND/ngày*
*Con số chính xác sẽ tuỳ thuộc vào quy định riêng của mỗi ngân hàng.
Cách đăng ký làm thẻ ghi nợ đơn giản
Hiện nay có 2 cách để đăng ký làm thẻ ghi nợ, bao gồm thực hiện trực tiếp trên quầy giao dịch và làm online. Nhiều ngân hàng đã cung cấp dịch vụ làm online đơn giản và tiện lợi.
Đối với cách đăng ký tại quầy giao dịch ngân hàng trực tiếp:
- Bước 1: Chuẩn bị CMND hoặc CCCD và phí làm thẻ.
- Bước 2: Đến phòng giao dịch ngân hàng mà bạn muốn đăng ký mở thẻ.
- Bước 3: Lấy số thứ tự và ngồi đợi đến lượt.
- Bước 4: Thực hiện đăng ký mở thẻ ghi nợ theo hướng dẫn của nhân viên.
- Bước 5: Quay lại ngân hàng để nhận thẻ ghi nợ.
- Bước 6: Kiểm tra lại thông tin thẻ và tiến hành kích hoạt thẻ để sử dụng.
Đối với cách đăng ký online:
- Bước 1: Tải app Mobile banking của ngân hàng mà bạn lựa chọn sử dụng dịch vụ.
- Bước 2: Tiến hành đăng ký tài khoản theo hướng dẫn của hệ thống.
- Bước 3: Chụp ảnh 2 mặt CCCD rõ nét để tải lên. Sau đó, tiến hành mở camera xác minh danh tính theo hướng dẫn.
- Bước 4: Tạo tên đăng nhập và mật khẩu, hoàn tất giao dịch bằng mã OTP gửi về số điện thoại đăng ký.
- Bước 5. Đợi thông tin ngân hàng xác nhận tạo thẻ ghi nợ thành công.
Cách sử dụng thẻ ghi nợ cho người mới
Thay đổi mã PIN là điều bất kỳ ai bắt đầu sử dụng thẻ đều phải thực hiện để đảm bảo an toàn. Thông thường nhân viên sẽ giúp bạn đổi mật khẩu ngay tại quầy. Hoặc bạn có thể đưa thẻ vào máy ATM, nhập mã PIN được cấp ban đầu, sau đó đổi thành mã PIN mới mà bạn muốn.
Thẻ ghi nợ được sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau, bao gồm:
1. Kiểm tra số dư trong thẻ
Để kiểm tra số dư, bạn có thể sử dụng thêm các dịch vụ như ngân hàng điện tử, SMS banking hoặc dễ dàng kiểm tra tại cây ATM.
2. Chuyển tiền trong và ngoài hệ thống
Bạn có thể chuyển tiền trực tuyến từ tài khoản thẻ của mình tại quầy, qua ngân hàng điện tử và tại các máy ATM. Phí chuyển tiền được quy định khác nhau đối với mỗi ngân hàng, thường được tính theo tỷ lệ phần trăm của giá trị giao dịch.
3. Rút tiền tại ATM
Bạn chỉ cần đưa thẻ vào máy ATM, nhập mã PIN và chọn số tiền bạn muốn rút. Phí rút tiền tại ATM trong và ngoài hệ thống có khác nhau nhưng thường không quá cao. Một số ngân hàng miễn phí rút tiền ATM, chẳng hạn như thẻ Timo Debit.
4. Thanh toán qua máy POS
Đi ăn ngoài, thanh toán hóa đơn khách sạn, mua sắm trong siêu thị, mua sắm ở trung tâm thương mại,… đều có thể được thanh toán bằng thẻ ghi nợ rất đơn giản. Lưu ý, khi thanh toán qua máy POS phải đảm bảo nhận và ký 2 hóa đơn trên 1 giao dịch.
5. Thanh toán tại nước ngoài
Thẻ ghi nợ quốc tế Visa/MasterCard/Amex/JCB có thể được sử dụng để rút tiền ATM, thanh toán POS ở nước ngoài. Bạn cũng sẽ mất thêm một khoản phí là phí chuyển đổi ngoại tệ khoảng 4%.
Tìm hiểu thêm: Cách sử dụng thẻ ghi nợ từ A-Z cho người mới bắt đầu.
Thẻ ghi nợ khác gì thẻ tín dụng?
Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng là 2 loại thẻ hoàn toàn khác nhau, bạn cần phân biệt rõ 2 loại thẻ này để tránh bị nhầm lẫn và sử dụng sai mục đích. Thẻ tín dụng (Credit Card) được ngân hàng cấp với những điều kiện mở thẻ khác nhau. Dựa vào uy tín và thông tin tín dụng cá nhân, mỗi khách hàng được cấp một hạn mức thẻ tín dụng riêng biệt.
Thẻ tín dụng là thẻ chi tiêu trước, trả tiền sau, bạn được phép thanh toán các giao dịch mua sắm, giải trí,… của mình trong hạn mức tín dụng cho phép. Sau đó, bạn có nghĩa vụ phải hoàn trả lại số tiền đã vay cho ngân hàng trong thời gian quy định (cuối kỳ sao kê).
Nếu trả đủ số tiền đã vay trước ngày đến hạn thanh toán, bạn sẽ không bị tính lãi. Thông thường là 45 ngày, tùy vào chính sách của ngân hàng có thể lên đến 55 ngày. Nếu bạn trả sau hạn thanh toán, số tiền còn nợ (dư nợ) sẽ bị tính lãi suất trả chậm theo quy định ban đầu khi mở thẻ tín dụng.
>> Xem thêm: Rút tiền mặt thẻ tín dụng là gì?
Nên mở thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng?
Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng được sử dụng cho các đối tượng và mục đích khác nhau. Hiểu rõ đặc điểm của mỗi loại thẻ giúp bạn sử dụng đúng cách, tối ưu hóa lợi ích tài chính và đưa ra quyết định là nên làm thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ để phục vụ nhu cầu cho mình.
Khi nào nên làm thẻ ghi nợ?
Thẻ ghi nợ đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán, rút tiền hay chuyển khoản. Vì vậy nếu bạn có mức thu nhập đủ để chi tiêu cho những nhu cầu trong cuộc sống, bạn nên sử dụng thẻ ghi nợ.
Phí rút tiền mặt thấp là một ưu điểm vượt trội của thẻ ghi nợ so với thẻ tín dụng. Với thẻ ghi nợ, bạn sẽ mất phí rất thấp khi rút tiền tại các cây ATM trong và ngoài hệ thống. Còn nếu mở thẻ tín dụng, bạn sẽ bị tính phí 4% tổng số tiền rút ra cộng thêm lãi suất cao như một khoản vay cá nhân. Vì vậy, nếu thường xuyên rút tiền mặt, bạn nên làm thẻ ghi nợ.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách mở thẻ ghi nợ online nhanh chóng, miễn phí
Khi nào nên mở thẻ tín dụng? Giải pháp mở thẻ tín dụng online
Thẻ tín dụng phù hợp với những người có thu nhập ổn định. Nếu bạn có thu nhập hàng tháng ổn định và mong muốn có một quỹ dự phòng hiệu quả, bạn nên mở thẻ tín dụng.
Ngoài việc đến ngân hàng làm các thủ tục để mở thẻ tín dụng. Giờ đây, để đáp ứng nhu cầu khách hàng, nhiều ngân hàng cho phép mở thẻ tín dụng online. Việc mở thẻ tín dụng online cũng bao gồm một số bước tương tự như việc mở thẻ tín dụng truyền thống. Tuy nhiên, ưu điểm vượt trội của mở thẻ tín dụng online là bạn có thể chủ động sắp xếp thời gian cho phù hợp với công việc của bản thân.
>> Xem thêm: Visa là gì? Những trường hợp được miễn thị thực và thủ tục xin visa theo quy định
Lưu ý khi sử dụng thẻ ghi nợ cho người mới
Khi sử dụng thẻ ghi nợ, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Kiểm tra số dư tài khoản: Trước khi sử dụng thẻ, hãy đảm bảo rằng bạn có đủ tiền trong tài khoản để thanh toán cho giao dịch.
- Giới hạn chi tiêu: Thẻ ghi nợ thường có giới hạn chi tiêu, vì vậy hãy kiểm tra giới hạn của thẻ trước khi sử dụng. Nếu bạn muốn chi tiêu nhiều hơn giới hạn được phép, hãy liên hệ với ngân hàng để tăng giới hạn chi tiêu.
- Bảo vệ thông tin thẻ: Luôn luôn giữ thông tin thẻ của bạn an toàn và bảo mật. Không bao giờ chia sẻ thông tin thẻ của bạn với bất kỳ ai trừ khi đó là những người đáng tin cậy. Hãy chắc chắn rằng bạn không để lộ thông tin thẻ của mình khi sử dụng nó để thanh toán.
- Kiểm tra sao kê tài khoản: Thường xuyên kiểm tra sao kê tài khoản để đảm bảo rằng không có giao dịch sai sót hoặc giao dịch không được xác nhận. Nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra, hãy liên hệ với ngân hàng ngay lập tức để giải quyết.
- Tránh sử dụng thẻ ở những nơi không an toàn: Tránh sử dụng thẻ ghi nợ ở những nơi không an toàn như quán bar, các trang web không an toàn hay những chỗ có nguy cơ bị mất cắp thông tin thẻ.
Một số câu hỏi thường gặp về thẻ ghi nợ
Hy vọng với những thông tin trên bạn đã có thể hiểu được thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ là gì, cũng như chức năng khi sở hữu những chiếc thẻ ngân hàng này. Tìm hiểu thêm thông tin về cách đăng ký mở thẻ Timo Debit và thẻ Timo Visa.