Bạn có thực sự hiểu rõ về các loại thẻ ngân hàng chưa? Có nhiều loại thẻ khác nhau, sẽ có lúc bạn cũng băn khoăn về sự khác nhau của các loại thẻ này. Dưới đây, Timo sẽ cung cấp tất tần tật những thông tin ưu và nhược điểm của từng loại giúp bạn trả lời câu hỏi nên làm thẻ ngân hàng nào tốt và phù hợp với nhu cầu. Xem ngay nhé!
>> Xem thêm: Credit Card là gì? Khác gì Debit Card và lưu ý khi mở thẻ mà bạn cần biết
Thẻ ngân hàng là gì?
Đây là một loại thẻ được phát hành bởi các ngân hàng và các công ty tài chính. Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán được tích hợp nhiều tính năng gồm chuyển tiền, rút tiền, thanh toán hóa đơn, tiết kiệm và thực hiện các giao dịch liên kết với các ứng dụng điện tử.Khách hàng có thể dùng thẻ để thực hiện các giao dịch thanh toán khi mua hàng mà không cần dùng tiền mặt. Bạn có thể rút tiền, chuyển tiền trong phạm vi số dư thẻ. Hoặc có nhiều loại thẻ còn cho phép bạn dùng tiền trước và nộp vào trả sau, được gọi là thẻ tín dụng.
Về hình thức của thẻ, các loại thẻ ngân hàng thường được làm từ chất liệu nhựa, hình chữ nhật thường có kích thước chuẩn là chiều dài: 85.6mm (3.37 Inch) và chiều rộng: 53.98mm (2.13 Inch). Trên thẻ thường có các thông tin:
- Tên tổ chức phát hành thẻ
- Tên loại thẻ
- Họ và tên chủ thẻ
- Số thẻ ngân hàng
- Hiệu lực thẻ
- …
Các loại thẻ ngân hàng có đặc điểm gì?
Thẻ ghi nợ (Debit Card)
- Thẻ ghi nợ nội địa hay thẻ debit card là loại thẻ phổ biến nhất. Thẻ này được trang bị các tính năng cơ bản của ngân hàng và được phát hành dễ dàng cho khách hàng.
- Thẻ ghi nợ là gì? Đây là loại thẻ cho phép bạn sử dụng khoản tiền có trong tài khoản, không sử dụng vượt mức số tiền và đảm bảo số dư tối thiểu là 50,000VNĐ.
- Các tính năng của thẻ ghi nợ nội địa: chuyển-rút tiền, thanh toán hóa đơn, nạp card điện thoại các nhà mạng Mobi, Vinaphone, Viettel, vấn tin tài khoản, bỏ tiền tiết kiệm,…
Thẻ tín dụng (Credit Card)
- Thẻ tín dụng (Credit Card) là loại thẻ cho phép người dùng có thể chi tiêu trước, trả tiền sau trong một khoảng thời gian quy định.
- Để đăng ký thẻ thẻ tín dụng, chủ thẻ cần phải chứng minh được tài chính hoặc tài sản đảm bảo (ví dụ sổ tiết kiệm, các khoản tiền gửi hoặc những giấy tờ liên quan được ngân hàng chấp thuận). Ngoài ra, chủ thẻ cũng cần cung cấp các giấy tờ liên quan đến hợp đồng lao động, thu nhập hàng tháng thông qua ngân hàng.
- Thẻ tín dụng cũng có các tính năng cơ bản như một thẻ ATM như: chuyển-rút tiền, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm, vấn tin tài khoản,…
- Chủ thẻ cần phải thanh toán dư nợ thẻ tín dụng trong khoảng thời gian quy định (tối đa 45 ngày). Ngoài khung thời gian quy định, ngân hàng sẽ tính lãi trên số tiền chủ thẻ đã “tạm vay”.
Thẻ trả trước (Prepaid card)
- Bạn không cần tạo tài khoản ngân hàng để làm loại thẻ này. Đối với thẻ trả trước, bạn chỉ cần nạp tiền vào thẻ và sử dụng trong hạn mức số tiền đã nạp.
- Thẻ trả trước có 2 loại chính: thẻ định danh (với đầy đủ thông tin của chủ thẻ, có thể rút tiền tại ATM) và thẻ không định danh (không cần dùng CMND để mở, không thể rút tiền tại ATM).
- Loại thẻ này có thể rút tiền mặt lẫn chuyển khoản.
Phân biệt các loại thẻ ngân hàng hiện nay
Tùy theo những tiêu chí khác nhau, mà các loại thẻ ngân hàng sẽ được phân thành các loại khác nhau.
Phân loại theo tính chất của thẻ
- Có tiền sẵn trong tài khoản mới thực hiện giao dịch được: Thẻ ghi nợ nội địa (Debit card), thẻ ATM nội địa, thẻ trả trước (Prepaid card).
- Chi tiêu trước trong hạn mức nhất định và trả tiền sau trong một thời gian trên sao kê: thẻ tín dụng (Credit card).
Phân loại theo phạm vi sử dụng
- Thẻ thanh toán nội địa: Chỉ có thể thanh toán, mua hàng, rút tiền tại cây ATM trong lãnh thổ Việt Nam.
- Thẻ thanh toán quốc tế (trên thẻ sẽ có thêm logo của tổ chức phát hành thẻ, ví dụ như VISA, MasterCard): có thể thanh toán/mua hàng tại các quốc gia ngoài lãnh thổ Việt Nam. Với phạm vi sử dụng quốc tế, bạn hoàn toàn được hưởng các ưu đãi giảm giá đến từ tổ chức phát hành thẻ VISA/MasterCard… quanh năm (thẻ nội địa không có lợi thế này).
Ví dụ: Thông thường, VISA/MasterCard sẽ tổ chức các đợt khuyến mãi nhằm mục đích quảng cáo hình ảnh của hãng thẻ vào các dịp lễ. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp dòng chữ này trên website Zalora chẳng hạn: thanh toán bằng MasterCard, bạn sẽ được giảm giá thêm 10%.
Phân loại theo tính chất kỹ thuật
Thẻ từ
- Đặc điểm: Thẻ nhựa có dải băng từ chứa thông tin ở mặt đằng sau
- Băng từ dễ bị trầy xước nên độ bền thấp
- Mức độ an toàn thấp vì dễ bị làm giả
Thẻ chip điện tử
- Có 3 loại là thẻ chip tiếp xúc, thẻ chip phi tiếp xúc, thẻ chip giao diện kép
- Đặc điểm: có tích hợp con chip mặt trước thẻ và băng từ mặt sau thẻ, ví dụ như thẻ Timo Debit.
- Lượng lưu trữ cao vì có thể ghi đè trên chip điện tử được
- Độ an toàn cao vì được lưu trữ trên cả chip điện tử và băng từ.
Phân loại theo tổ chức phát hành
- Thẻ do ngân hàng phát hành như thẻ Vietcombank, Agribank, Timo,…
- Thẻ do tổ chức tín dụng phi ngân hàng phát hành như thẻ VISA, Mastercard, JCB, EuroPay, UnionPay,…
Phân biệt thẻ ngân hàng theo hạn mức của thẻ
Ngoài các cách phân loại trên, thẻ ngân hàng còn được phân loại thành thẻ chuẩn (Classic), thẻ vàng (Gold) và thẻ bạch kim (Platinum) tùy theo thu nhập, uy tín của chủ thẻ.
- Thẻ hạng chuẩn (Classic): hạn mức tín dụng từ 10 – 50 triệu đồng
- Thẻ hạng vàng (Gold): hạn mức tín dụng trên 50 triệu đồng
- Thẻ hạng bạch kim (Platinum): có thể lên đến hàng trăm triệu.
Những lưu ý bạn phải biết khi mở thẻ ngân hàng
Khi sử dụng thẻ ngân hàng, người dùng có thể gặp các trường hợp rủi ro như bị đánh cắp thông tin, mất thẻ,… Dưới đây sẽ là những lưu ý để giao dịch an toàn mà bạn cần biết.
Nguyên tắc khi sử dụng thẻ
- Kiểm tra thông tin khi nhận thẻ: Tên chủ thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực, ngày hết hạn,… đúng với các thông tin đã đăng ký.
- Đổi mã PIN khi nhận thẻ ghi nợ.
- Người dùng nên đặt mã PIN không liên quan đến các thông tin cá nhân như ngày tháng năm sinh, số điện thoại, số CMND,…
- Không ghi mã PIN trên thẻ và không chia sẻ mã PIN mới với người khác.
- Không tiết lộ các thông tin ở mặt trước và mặt sau thẻ đặc biệt là thẻ tín dụng.
- Đăng ký dịch vụ Internet Banking/Mobile Banking để theo dõi và kiểm tra các biến động liên quan đến tài khoản cá nhân, hạn mức thẻ.
Cách bảo quản đúng cách
- Thẻ ngân hàng cần được bảo quản cẩn thận. Bạn cần lưu ý không bẻ cong, gấp thẻ.
- Không để thẻ gần những thiết bị điện tử có thể phát sóng hoặc có từ tính mạnh.
- Băng từ màu đen ở mặt sau phải nguyên vẹn để tránh làm mất dữ liệu thẻ.
Khi giao dịch tại cây ATM
- Bảo mật mã PIN ATM bằng cách lấy tay che mã PIN khi nhập trên máy để tránh người khác nhìn thấy.
- Nếu phát hiện các thiết bị lạ hoặc các dấu hiệu bất thường tại vị trí khe đọc thẻ, bàn phím,…bạn phải ngừng giao dịch và thông báo ngay cho ngân hàng để xử lý kịp thời.
- Để đảm bảo an toàn thì bạn nên đổi mã PIN thường xuyên.
Khi thanh toán bằng thẻ ngân hàng
- Bạn phải đảm bảo tất cả giao dịch bằng thẻ tại các đơn vị chấp nhận thẻ phải được tiến hành trước mắt bạn và chỉ đồng ý ký nhận thanh toán khi kiểm tra tất cả thông tin trên hóa đơn.
- Nên giữ lại hóa đơn thanh toán hoặc các chứng từ có liên quan để phòng trường hợp cần đối chiếu, khiếu nại nếu phát hiện có sai sót.
Bị mất thẻ cần làm gì?
Khi xảy ra trường hợp không may là bạn bị mất thẻ ngân hàng. Việc đầu tiên là bạn phải bình tĩnh, sau đó tìm số tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng phát hành thẻ để báo cáo về sự cố mất thẻ và và yêu cầu khóa thẻ để bảo đảm không có bất cứ giao dịch nảo xảy ra nữa.
Để làm lại thẻ, bạn mang theo CMND/CCCD khi phát hành thẻ đến ngân hàng để yêu cầu phát hành lại thẻ ngân hàng mới. Phí phát hành lại thẻ sẽ phụ thuộc vào từng ngân hàng, và có ngân hàng sẽ miễn loại phí này.
HOTLINE để báo mất thẻ của một số ngân hàng phổ biến
- Ngân hàng Timo: 1800 6788 (Trên toàn quốc)
- Ngân hàng Vietcombank: 0243 824 5716 (tại Hà Nội), 083 914 3896 (Tại TP Hồ Chí Minh)
- Ngân hàng Argibank: 1900 55 88 18 (phục vụ 24/24)
- Ngân hàng BIDV: 1900 9247
- Ngân hàng Vietinbank: 1900 558 868 – 024 3941 8868
- Ngân hàng Techcombank: 1800588822
- Ngân hàng Sacombank: 1900 5555 88 – 0888 5555 88
- Ngân hàng ACB: 1900 54 54 86 – 028 38 247 247.
- Ngân hàng VIB: 1800 8180
- Ngân hàng TPbank: 1900 58 58 85 (hỗ trợ 24/7)
Cách làm thẻ ngân hàng online đơn giản
Trước đây, mọi người vẫn quen với cách thức mở thẻ ngân hàng truyền thống. Theo đó, người dùng phải mang theo CMND hoặc hồ sơ theo hướng dẫn đến trực tiếp tại các phòng giao dịch của ngân hàng để điền vào mẫu phiếu đăng ký. Quy trình này rất mất thời gian. Vì vậy hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều hỗ trợ đăng ký làm thẻ online với thủ tục đơn giản, linh hoạt.
Để đăng ký thẻ online, bạn chỉ cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Truy cập vào trang web ngân hàng bạn muốn làm thẻ.
- Bước 2: Chọn mục đăng ký mở tài khoản
- Bước 3: Tiến hành nhập đầy đủ thông tin theo yêu cầu của biểu mẫu như: Họ và tên, địa chỉ, nơi ở, hộ khẩu, ngày sinh, số CMND/Hộ chiếu, email…
- Bước 4: Sau khi hoàn tất, bạn sẽ nhận được cuộc gọi từ ngân hàng hướng dẫn xác minh thông tin cũng như cách nhận thẻ.
Timo Ngân hàng số hàng đầu Việt Nam đã tích hợp tính năng eKYC – Công nghệ định danh điện tử giúp bạn mở tài khoản ngân hàng trực tuyến ở bất kỳ đâu, và nhanh chóng sở hữu thẻ ngân hàng cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, kết nối internet và tải ứng dụng Timo sau 2 phút sẽ sở hữu ngay tài khoản ngân hàng. Thật dễ dàng phải không nào!
Có thể thấy, các loại thẻ ngân hàng hiện nay là một công cụ giao dịch được sử dụng rộng rãi, phổ biến và mang lại sự tiện lợi trong các giao dịch tài chính. Hy vọng với những thông tin Timo cung cấp ở trên, bạn đã có thể hiểu và chọn được dịch vụ mở thẻ ngân hàng hoặc kênh thanh toán phù hợp với nhu cầu, khả năng tài chính của bạn
Những câu hỏi thường gặp về các loại thẻ ngân hàng