Annex contract là gì? – Luật Hoàng Phi

Annex contract là gì? – Luật Hoàng Phi

Annex là gì

Annex contract là gì?

“Annex contract” là tên gọi tiếng anh pháp lý, dịch ra tiếng Việt được hiểu chính là thuật ngữ phụ lục hợp đồng.

“Annex contract” là danh từ ghép, được ghép bởi từ “annex” dịch ra tiếng Việt tức là phụ lục và từ “contract” dịch ra tiếng Việt có nghĩa là hợp đồng.

Đặc điểm của phụ lục hợp đồng dân sự

Điều 403 Bộ luật dân sự 2015 quy định về phụ lục hợp đồng như sau:

Từ quy định trên có thể rút ra những đặc điểm cơ bản như sau của phụ lục hợp đồng để Khách hàng hiểu rõ hơn về khái niệm Annex contract là gì?

Thứ nhất: Hình thức của phụ lục hợp đồng bắt buộc phải bằng văn bản. Bởi vì, phụ lục là để ghi nhận thêm những thỏa thuận mới hoặc làm rõ các điều khoản trong hợp đồng, nếu không được ghi nhận bằng văn bản thì rất khó để ràng buộc trách nhiệm giữa các bên. Vì vậy, hình thức của phụ lục của hợp đồng phải bằng văn bản.

Thứ hai: Phụ lục không bắt buộc phải đi kèm cùng với hợp đồng. Tùy thuộc từng hợp đồng, khi giao kết các bên có thể xác lập thêm phụ lục để tăng tính chi tiết, cụ thể cho các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng.

Thứ ba: Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng. Bởi lẽ, phụ lục hợp đồng có vai trò là làm rõ ràng các điều khoản được ghi nhận trong hợp đồng và bổ sung thêm những thỏa thuận giữa các bên, do đó nội dung của phụ lục phải phù hợp với nội dung của hợp đồng.

Thứ tư: Phụ lục có giá trị pháp lý và hiệu lực tương đương với hợp đồng. Quy định này rất quan trọng, bởi khi tham gia quan hệ pháp luật dân dự, nhiều cá nhân, tổ chức chưa hiểu đúng bản chất pháp lý của phụ lục và xem phụ lục hợp đồng là bộ phận thứ yếu, không có giá trị bắt buộc đối với các bên khi thực hiện hợp đồng, do đó kéo theo hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận. Việc pháp luật dân sự quy định như trên sẽ là căn cứ pháp lý để làm tăng trách nhiệm của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng dân sự.

Quy định pháp luật về Phụ lục hợp đồng lao động (Annex contract labor)

Ngoài hợp đồng dân sự, tại Điều 22 Bộ luật lao động 2019 có quy định phụ lục hợp đồng lao động như sau:

Ý nghĩa phụ lục hợp đồng

– Trong việc xác lập các giao dịch dân sự, phụ lục giúp các bên làm rõ ràng, cụ thể các điều khoản có trong hợp đồng, điều này nhằm hạn chế phát sinh những xung đột, mâu thuẫn giữa các bên.

– Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên có thể xác lập thêm phụ lục của hợp đồng để thỏa thuận, bổ sung thêm những điều khoản, ví dụ như thỏa thuận thêm phương thức, chủ thể giải quyết tranh chấp nếu có, … Bởi phụ lục hợp đồng có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng. Như vậy, sẽ thuận tiện cho các bên khi thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận.

Mẫu phụ lục hợp đồng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG

(Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng số:……/HĐMBHH được giao kết vào ngày …. tháng …. năm …..)

Hôm nay, ngày … tháng …. năm ……., tại ………………………… Chúng tôi gồm:

BÊN A

Ông: ………………………………………. Sinh năm: ……………..

CMND/CCCD số: ………………………do …………………………. cấp ngày …………………….

Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………………………

BÊN B

Bà: ………………………………………..Sinh năm: ……………..

CMND/CCCD số: ………………………. do …………………………….cấp ngày ………………..

Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………………………

Hai bên cùng thống nhất lập Phụ lục hợp đồng này sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Hợp đồng số:……/HĐMBHH được giao kết vào ngày …. tháng …. năm ….. (sau đây gọi là Hợp đồng ………………) như sau:

Điều 1. Sửa đổi vào Khoản … Điều ….. của Hợp đồng …… như sau:

Từ: “……………………………………………………………………………………”

Thành: “……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………”

Điều 2. Các nội dung khác của Hợp đồng ………………….. giao kết vào ngày …. tháng …. năm ….. được giữ nguyên, không thay đổi.

Điều 3. Phụ lục Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày được công chứng. Phụ lục này là một phần không thể tách rời của Hợp đồng số:……/HĐMBHH được giao kết vào ngày …. tháng …. năm …..

Điều 4. Hai bên đã đọc kỹ lại nội dung của Phụ lục Hợp đồng này và đều thống nhất ký và điểm chỉ vào Phụ lục này để làm bằng chứng.

Phụ lục Hợp đồng được lập thành 02 bản (hai bản) bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản (một bản) để làm bằng chứng.

BÊN A

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ hộ tên)

BÊN B

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)