Thời gian gần đây, Samco Vina nhận được khá nhiều câu hỏi của quý khách hàng về các vấn đề liên quan tới thiết bị máy móc. Một trong những câu hỏi được quan tâm nhiều nhất là: Thiết bị là gì? Cách vận hành và bảo trì chúng như thế nào để máy móc có thể hoạt động tốt nhất? Cùng theo dõi bài viết dưới để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích nhé!
Thiết bị là gì? Phân loại thiết bị
Nếu bạn chưa nắm rõ được khái niệm thiết bị là gì thì có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Thiết bị chính là những bộ phận phụ trợ, được con người sử dụng để giúp máy móc có thể hoạt động một cách tốt nhất.
Trong định giá, định nghĩa thiết bị là gì? lại có phần hơi khác. Theo đó, máy móc, thiết bị trong định giá chính là những tài sản không cố định, chúng là những dòng máy riêng biệt hoặc cả cụm, dây chuyền máy, thiết bị đồng hồ,…
Máy móc, thiết bị được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg
Trên thực tế, máy móc, thiết bị được phân loại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể như sau:
Dựa trên tính chất tài sản gồm có
- Máy, thiết bị chuyên dùng: thường sử dụng cho các công việc đặc thù, có tính chất chuyên biệt. Vì vậy, loại này ít được giao dịch, mua bán phổ biến trên thị trường.
- Máy, thiết bị thông thường, phổ biến: là những sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong đời sống của con người. Chúng được mua bán, trao đổi khá nhiều trên thị trường. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin liên quan tới sản phẩm mà mình mong muốn.
Dựa trên tính năng sử dụng thiết bị gồm có các loại sau
- Máy, thiết bị động lực: là những loại máy phát động lực, máy biến áp, máy phát điện, các thiết bị nguồn,…
- Máy, thiết bị công tác: là máy móc, thiết bị dùng trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Chẳng hạn như: ngành công nghiệp khai khoáng, nông, lâm nghiệp, cơ khí, lọc hóa dầu, xây dựng, in ấn, công nghệ điện tử,…
- Dụng cụ làm việc thí nghiệm, đo lường: là các loại thiết bị được sử dụng để đo các đại lượng cơ học, nhiệt học, âm học, thiết bị điện và điện tử, thiết bị đo và phân tích lý hóa, thiết bị chuyên ngành đặc biệt,…
- Thiết bị và phương tiện vận tải: phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không, phương tiện bốc dỡ, thiết bị vận chuyển đường ống,…
- Dụng cụ quản lý: gồm các thiết bị tính toán, đo lường, trang thiết bị thông tin, điện tử và các phầm mềm tin học để phục vụ cho công tác quản lý.
Dựa trên mức độ cũ hay mới của thiết bị gồm có
- Máy móc, thiết bị mới: là những loại máy, thiết bị được chế tạo mới, mua sắm mới, chưa qua sử dụng.
- Máy móc thiết bị cũ: là những loại máy,thiết bị đã qua sử dụng.
Một số lưu ý trong quy trình vận hành máy móc thiết bị
Sau biết được định nghĩa thiết bị là gì, quý khách hàng cần biết vận hàng máy móc, trang thiết bị đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất trong công việc. Trong quá trình vận hành, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng dưới đây:
- Thực hiện và chấp hành đầy đủ các quy định về an toàn và vệ sinh lao động, từ khâu thiết kế, chế tạo cho tới lắp đặt, sử dụng và quản lý máy móc, trang thiết bị.
- Xác định các nguy cơ, tiềm năng có thể gây tai nạn lao động trong quá trình vận hành máy móc. Từ đó, đưa ra những phương án phù hợp để đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình làm việc.
- Ngoài những người các nhiệm vụ, trách nhiệm vận hành máy móc ra thì không một ai có thể điều khiển, khởi động để tránh gây nên hậu quả khôn lường.
- Trước khi sử dụng, vận hành bạn cần kiểm tra cẩn thận các thiết bị của máy để đảm bảo an toàn.
- Bật nguồn và vận hành máy theo các hướng dẫn của nhà sản xuất. Tất cả phải đảm bảo đúng yêu cầu về kỹ thuật cũng như an toàn trong suốt quá trình vận hành.
- Trong trường hợp bị mất điện thì phải tắt công tắc nguồn các thiết bị máy móc.
- Người điều khiển máy không được rời khỏi cương vị trong thời gian các thiết bị, máy móc đang vận hành.
- Trong quá trình theo dõi các thông số vận hàng, nếu phái hiện điều gì bất thường cần xử lý ngay hoặc báo cáo lại với những người có trách nhiệm. Một số biểu hiện bất thường mà bạn nên lưu ý như: máy không làm việc, động cơ phát ra tiếng ồn lạ, ngửi thấy mùi cháy, khét,…
- Khi các thiết bị, động cơ đang vận hành tuyệt đối không đi ngang qua vì có thể gây nguy hiểm.
- Không dùng vòi xịt nước để vệ sinh các thiết bị, máy móc mang điện như: tủ điện, hệ thống điều khiển tự động, motor,…
- Trong trường hợp phát hiện có sự cố rò rỉ điện cần báo cáo ngay với cấp trên để có phương án giải quyết kịp thời.
Quy trình bảo dưỡng máy móc thiết bị
Trang thiết bị là gì? Quy trình bảo dưỡng ra sao luôn là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng nhà SAMCO VINA. Dưới đây là các bước cơ bản để bảo quản máy móc thiết bị một cách tốt nhất, mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!
Bước 1: Xác định mục đích bảo trì
Bảo trì máy móc, thiết bị được thực hiện nhằm duy trì tình trạng hoạt động tốt nhất của chúng với chi phí tiết kiệm nhất có thể. Nhiệm vụ chính của công tác bảo dưỡng là: tăng độ tin tưởng, tối ưu hóa các chi phí trong quá trình sử dụng, đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường và thực hiện trách nhiệm với cán bộ, công nhân viên và xã hội. Để đạt được mục tiêu này, các nhà máy cần phải tìm ra cho mình được phương án bảo dưỡng máy móc phù hợp, hiệu quả và an toàn.
Bước 2: Lựa chọn hình thức bảo trì thích hợp với từng loại thiết bị
Mỗi loại thiết bị sẽ có hình thức bảo trì khác nhau, cụ thể như sau:
- Với thiết bị sống còn: là những thiết bị không thể thiếu trong quá làm việc, hoạt động của nhà máy, quyết định đến sản lượng, độ an toàn và chất lượng của sản phẩm. Với loại thiết bị này, bạn cần bảo dưỡng định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Ngoài ra, có thể dựa vào tình trạng của máy móc để bảo trì, chẳng hạn như theo dõi nhiệt độ, chất lượng sản phẩm, tiếng ồn, độ rung lắc trong quá trình hoạt động,….
- Thiết bị quan trọng: là những loại thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến dây chuyền sản xuất những có dự phòng hoặc thiết bị được đầu tư với số vốn lớn. Các thiết bị này sẽ được bảo dưỡng dựa trên tình trạng của máy. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào cần lên kế hoạch để sửa chữa kịp thời, phù hợp.
- Thiết bị phụ trợ: là thiết bị không thật sự quá cần thiết với hoạt động sản xuất. Bạn có thể lựa chọn hình thức sửa chữa để phục hồi hoặc sửa chữa khi gặp sự cố hư hỏng. Với những thiết bị có chi phí sửa chữa cao bên nên đưa vào mục cần bảo trì định kỳ.
Bước 3: 3 cơ cấu tổ chức cần có trong hoạt động bảo dưỡng
Bên cạnh việc việc hiểu rõ khái niệm thiết bị là gì, bạn cũng cần nắm được cơ cấu tổ chức cho hoạt động bảo dưỡng để có phương án xử lý phù hợp. Trong phần này sẽ yêu cầu cần có 3 nội dung cơ bản dưới đây:
- Bộ phận lập kế hoạch: gồm các kỹ sư giàu kinh nghiệm trong việc lên kế hoạch vật tư, bảo dưỡng định kỳ. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị, máy móc để có phương án bảo dưỡng tốt nhất nhằm đảm bảo an toàn cho toàn nhà máy.
- Bộ phận thực thi: gồm các kỹ sư, công nhân trực tiếp bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, máy móc trong nhà máy.
- Xây dựng quy trình sửa chữa, bảo dưỡng: cần nêu cụ thể các bước triển khai công việc bảo dưỡng, sửa chữa, người thực hiện, người giám sát, thống kê,…
Bước 4: Lên kế hoạch bảo trì định kỳ thiết bị
Bạn cần lập kế hoạch cho các thiết bị sống còn và thiết bị quan trọng các loại hình bảo dưỡng phù hợp, có thể là đại tu, trùng tu hay tiểu tu. Việc lựa chọn loại hình bảo dưỡng thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như: số giờ vận hành máy, thời gian bảo dưỡng trước đó là bao lâu, tình hình hoạt động thực tế của máy, khuyến cáo bảo dưỡng của nhà sản xuất,…
Hướng dẫn vệ sinh thiết bị
Trang thiết bị sạch sẽ sẽ giúp máy móc hoạt động tốt hơn, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người lao động trong quá trình làm việc. Do đó, bên canh việc hiểu khái niệm trang thiết là gì, cách vận hành ra sao, quy trình bảo dưỡng như thế nào thì bạn cũng cần biết vệ sinh thiết bị đúng cách, an toàn và hiệu quả. Bạn có thể làm theo các bước hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Khâu chuẩn bị
Trước khi tiến hành vệ sinh, bạn cần khảo sát hiện trạng nhà xưởng qua một lượt. Sau đó lên kế hoạch vệ sinh cụ thể, nếu cần phải vận chuyển hóa chất, trang thiết bị, dụng cụ ra vị trí phù hợp.
Bước 2: Tiến hành vệ sinh thiết bị
Bạn tiến hành vệ sinh từng khu vực, bộ phận trong nhà máy như sau:
- Vệ sinh máy móc, thiết bị: công việc này khá phức tạp, có yêu cầu cao nên đòi hỏi người thực hiện phải cẩn thận, tỉ mỉ và có trình độ chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Trước tiên bạn cần dùng chổi quét bụi, tiếp theo dùng khăn và các hóa chất cần thiết để làm sạch thiết bị, máy móc. Sau đó, dùng khăn khô để lau từng chi tiết, bộ phận của máy móc, trang thiết bị. Trong quá trình vệ sinh bạn cần nhớ nguyên tắc làm sạch từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài để mang lại hiệu quả cao lại tiết kiệm tối đa thời gian thực hiện.
- Vệ sinh trần nhà, sàn nhà,… điều này giúp đảm bảo nhà xưởng đã được làm sạch một cách hoàn toàn, tránh trường hợp bụi bẩn trong không gian bám lại vào máy móc.
Trong quá trình vệ sinh, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Với thiết bị vệ sinh: cần sử dụng các loại máy móc đảm bảo an toàn cho nhân viên trong quá trình làm việc.
- Hóa chất: nên sử dụng các loại hóa chất chuyên dụng để làm sạch thiết bị, máy móc. Đồng thời, phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe tuyệt đối cho người sử dụng.
- Nhân viên vệ sinh: có nhiều kinh nghiệm, nắm vững được các quy trình vệ sinh cơ bản. Đặc biệt, nhân viên vệ sinh phải được trang bị các đồ bảo hộ lao động cần thiết theo tiêu chuẩn quy định như: quần áo, giày dép, găng tay, mũ bảo hộ, các dụng cụ vệ sinh,…
Tìm hiểu quy trình sửa chữa thiết bị đúng chuẩn khi gặp vấn đề
Trong trường hợp thiết bị máy móc gặp vấn đề trục trặc trong quá trình vận hành và cần được sửa chữa, bảo dưỡng thì quy trình được thực hiện như sau:
Bước 1: Yêu cầu phát sinh sửa chữa thiết bị
Khi có nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị, máy móc, người đề nghị cần lập phiếu yêu cầu sửa chữa theo đúng quy định. Sau đấy, nộp lên các bộ phận có thẩm quyền để phê duyệt phiếu yêu cầu trên.
Bước 2: Xác nhận thông tin thiết bị cần sửa chữa
Các trưởng hoặc phó bộ phận sẽ xem xét và đánh giá các thiết bị hư hỏng xem ở mức độ như thế nào, lý do tạo sao lại hư hỏng. Sau đấy sửa chữa hoặc bổ sung thêm các nội dung trong phiếu yêu cầu và gửi lại cho người đề nghị.
Bước 3: Chuyển thông tin cho kỹ thuật
Chuyển phiếu yêu cầu sửa chữa cho bộ phận kỹ thuật để nhân viên kỹ thuật tiến hành xem xét tình trạng hư hỏng của máy móc, thiết bị gặp sự cố.
Bước 4: Chuyển đến bên kỹ thuật để tiến hành sửa chữa
Nếu có thể sửa chữa, nhân viên kỹ thuật sẽ tự sửa các thiết bị theo trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của mình. Sau đấy sẽ bàn giao cho bộ phận sử dụng và ghi phiếu nghiệm thu có chữ ký của những bên có trách nhiệm.
Trong trường hợp máy móc, trang thiết bị đang còn thời gian bảo hành, kỹ thuật viên sẽ liên hệ với đơn vị cung cấp để sửa chữa theo đúng quy định. Sau khi sửa chữa bảo dưỡng xong sẽ tiến hành nghiệm thu và lấy chữ ký của các bên liên quan.
Những điều cần biết để bạn hiểu hơn về máy móc: Bảo trì thiết bị, cách kiểm tra ắc quy, an toàn trong sản xuất, ..
Video: Quy trình bảo trì bảo dướng máy móc chuẩn
Trên đây là tất tất tật những thông tin liên quan tới trang thiết bị, máy móc, cách bảo dưỡng, bảo trì cũng như vệ sinh để chúng có thể hoạt động với hiệu suất tốt nhất. Giờ thì bạn đã có thể hiểu rõ định nghĩa thiết bị là gì và những kiến thức cơ bản trong quy trình bảo dưỡng thiết bị rồi phải không nào? Chúc bạn có thêm nhiều kinh nghiệm và thông tin bổ ích để vận hành nhà máy của mình một cách tốt nhất nhé!