Thơ tự do là gì? Đặc điểm của thơ tự do là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thơ tự do trong bài viết dưới đây nhất định sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
Xem ngay
- Thơ lục bát là gì? Cách gieo vần của thơ lục bát
- Thơ thất ngôn tứ tuyệt là gì?
Thơ tự do là gì?
– Thơ tự do (Tiếng Pháp: vers libre) là hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối,…
– Nhưng thơ tự do lại khác thơ văn xuôi ở chỗ văn bản có phân dòng và xếp song song thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu, có thể có vần.
– Thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định và không quy định số lượng từ trong một câu, cũng như không cần có vần liên tục.
Đặc điểm của thơ tự do
– Nó có thể là hợp thể, phối xen các đoạn thơ làm theo các thể khác nhau, hoặc hoàn toàn tự do.
Ví dụ: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của Tố Hữu, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Cành phong lan bể của Chế Lan Viên.
– Đặc điểm đáng chú ý của thơ tự do thường là phá khổ – không theo khổ 4 dòng, 6 dòng đều đặn ngay ngắn.
– Đặc biệt điểm thứ hai là có thể mở rộng câu thơ, kéo dài câu thơ thành hàng chục tiếng, gồm nhiều dòng in, có thể sắp xếp thành “bậc thang” để tô đậm nhịp điệu ở trong câu, có thể xen kẽ câu ngắn dài thoải mái.
– Thơ tự do xuất hiện từ nhu cầu đòi hỏi thơ đi sát cuộc đời hơn, phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện được những cách nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ.
– Trong lịch sử văn học, sự nẩy sinh của nó thường gắn với những biến chuyển lớn về ý thức hệ. Trên thế giới, U. Uýt-man, P. Nê-ru-đa, N. Ghi-den,… là những nhà thơ nổi tiếng về thơ tự do….
Kết cấu của thơ tự do
Nguyên tắc gieo vần
– Thể thơ tự do không hạn định về số chữ và cũng không tuân theo quy luật bằng trắc. Có thể đặt câu ngắn 2 – 3 chữ, hoặc có thể có câu dài 9 – 10 chữ. Số lượng câu không hạn chế. Nhưng có thể vẫn sử dụng theo vần luật như sau:
Vần liền
Ví dụ:
“Nào đâu những đếm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng ánh trăng tan,
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới,
Đâu những cảnh bình minh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng,
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới.”
Nhớ rừng – Thế Lữ
Vần tréo
Ví dụ:
“Hạnh phúc rất đơn sơ.
Nhịp đời đi chậm rãi,
Mái nhà in bóng trưa,
Ong hút chùm hoa cải.”
Hối hận – Huy Cận
Vần ôm
Ví dụ:
“Em nghe mùa thu,
Dưới trăng mờ thổn thức,
Em không nghe rạo rực,
Hình ảnh kẻ chinh phu.”
Tiếng thu – Lưu Trọng Lư
Vần hỗn tạp
– Xuất hiện ở thơ tự do. Tham tụng tất cả các lối vần trong một bài, không theo định lệ nào cả.
“Tiếng địch thổi đâu đây.
Cớ sao mà réo rắt?
Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt.
Mây bay, gió quyến, mây bay…
Tiếng vi vu như khuyên van như dìu dặt
Ánh chiều thu
Lướt mặt hồ thu.
Sương hồng lam nhẹ tan trên sóng biếc.
Rặng lau già xao xác tiếng reo khô,
Như khuấy động nỗi nhớ nhưng thương tiếc.
Trong lòng người đứng bên hồ.”
Tiếng trúc tuyệt vời – Thế Lữ
– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn