Cách xưng hô thời xưa ở Trung Quốc

Thúc thúc là gì

Đây có thể coi là phiên bản khá đầy đủ

Xưng hô khi nói chuyện với người khác:Tôi (cho phái nam)= Tại hạ/Tiểu sinh/Mỗ/Lão phu (nếu là người già)/Bần tăng (nếu là nhà sư)/Bần đạo (nếu là đạo sĩ)/Lão nạp (nếu là nhà sư già)Tôi (cho phái nữ) = Tại hạ/Tiểu nữ/Lão nương (nếu là người già)/Bổn cô nương/Bổn phu nhân (người đã có chồng)/Bần ni (nếu là ni cô)/Bần đạo (nếu là nữ đạo sĩ)Anh/Bạn (ý chỉ người khác) = Các hạ/Huynh đài/Công tử/Cô nương/Tiểu tử/Đại sư (nếu nói chuyện với nhà sư)/Chân nhân (nếu nói chuyện với đạo sĩ)Anh = Huynh/Ca ca/Sư huynh (nếu gọi người cùng học một sư phụ)Anh (gọi thân mật)= Hiền huynhEm trai = Đệ/Đệ đệ/Sư đệ (nếu gọi người cùng học một sư phụ)Em trai (gọi thân mật) = Hiền đệChị = Tỷ/Tỷ tỷ/Sư tỷ (nếu gọi người cùng học một sư phụ)Chị (gọi thân mật) = Hiền tỷEm gái = Muội/Sư muội (nếu gọi người cùng học một sư phụ)Em gái (gọi thân mật) = Hiền muộiChú = Thúc thúc/Sư thúc (nếu người đó là em trai hoặc sư đệ của sư phụ)Bác = Bá bá/Sư bá (Nếu người đó là anh hoặc sư huynh của sư phụ)Cô/dì = A di (Nếu gọi cô ba thì là tam di, cô tư thì gọi là tứ di….)Dượng (chồng của chị/em gái cha/mẹ) = Cô trượngThím/mợ (vợ của chú/cậu) = Thẩm thẩm (Nếu gọi thím ba thì là tam thẩm, thím tư thì gọi là tứ thẩm…)Ông nội/ngoại = Gia giaÔng nội = Nội tổBà nội = Nội tổ mẫuÔng ngoại = Ngoại tổBà ngoại = Ngoại tổ mẫuCha = Phụ thânMẹ = Mẫu thânAnh trai kết nghĩa = Nghĩa huynhEm trai kết nghĩa = Nghĩa đệChị gái kết nghĩa = Nghĩa tỷEm gái kết nghĩa = Nghĩa muộiCha nuôi = Nghĩa phụMẹ nuôi = Nghĩa mẫuAnh họ = Biểu caChị họ = Biểu tỷEm trai họ = Biểu đệEm gái họ = Biểu muộiGọi vợ = Hiền thê/Ái thê/Nương tửGọi chồng = Tướng công/Lang quânAnh rể/Em rể = Tỷ phu/Muội phuChị dâu = Tẩu tẩuCha mẹ gọi con cái = Hài tử/Hài nhi hoặc tênGọi vợ chồng người khác = hiền khang lệ (cách nói lịch sự)=======================================Khi nói chuyện với người khác mà nhắc tới người thân của mình:Cha mình thì gọi là gia phụMẹ mình thì gọi là gia mẫuAnh trai ruột của mình thì gọi là gia huynh/tệ huynh (cách nói khiêm nhường)Em trai ruột của mình thì gọi là gia đệ/xá đệChị gái ruột của mình thì gọi là gia tỷEm gái ruột của mình thì gọi là gia muộiÔng nội/ngoại của mình thì gọi là gia tổVợ của mình thì gọi là tệ nội/tiện nộiChồng của mình thì gọi là tệ phu/tiện phuCon của mình thì gọi là tệ nhi=======================================Khi nói chuyện với người khác mà nhắc tới người thân của họ:Sư phụ người đó thì gọi là lệnh sưCha người đó là lệnh tônMẹ người đó là lệnh đườngCha lẫn mẹ người đó một lúc là lệnh huyên đườngCon trai người đó là lệnh lang/lệnh công tửCon gái người đó là lệnh ái/lệnh thiên kimAnh trai người đó thì gọi là lệnh huynhEm trai người đó thì gọi là lệnh đệChị gái người đó thì gọi là lệnh tỷEm gái người đó thì gọi là lệnh muội =======================================

Xưng hô trong gia phả:– Ông bà tổ chết rồi: Hiển cao tổ khảo/tỷ- Ông bà tổ chưa chết: Cao tổ phụ/mẫu- Cháu xưng: Huyền tôn- Ông bà cố chết rồi: Hiển tằng tổ khảo/tỷ- Ông bà có chưa chết: Tằng tổ phụ/mẫu- Cháu xưng: Tằng tôn- Ông bà nội chết rồi: Hiền tổ khảo/tỷ- Ông bà nội chưa chết: Tổ phụ/mẫu- Cháu xưng: nội tôn- Cha mẹ chết: Hiển khảo, Hiền tỷ.+ Chưa chết xưng thân Phụ/mẫu– Cha chết thì con xưng: Cô tử, cô nữ (cô tử: con trai, cô nữ: con gái).- Mẹ chết thì con xưng: Ai tử, ai nữ.- Cha mẹ đều chết thì con xưng: Cô ai tử, cô ai nữ.Xưng hô trong gia tộc:– Cha ruột: Thân phụ.- Cha ghẻ: Kế phụ.- Cha nuôi: Dưỡng phụ.- Cha đỡ đầu: Nghĩa phụ.- Con trai lớn (con cả thứ hai): Trưởng tử, trưởng nam.

– Con kế: Thứ nam, thứ nữ.- Con út (trai): Quý nam, vãn nam. Gái: quý nữ, vãn nữ.

– Mẹ ruột: Sanh mẫu, từ mẫu.

– Mẹ ghẻ: Kế mẫu

– Con của bà vợ nhỏ kêu vợ lớn của cha là má hai: Đích mẫu.

– Mẹ nuôi: Dưỡng mẫu.

– Mẹ có chồng khác: Giá mẫu.

– Con gái lớn: Trưởng nữ.

– Má nhỏ, tức vợ bé của cha: Thứ mẫu.

– Mẹ bị cha từ bỏ: Xuất mẫu.

– Bà vú: Nhũ mẫu.

– Chú, bác vợ: Thúc nhạc, bá nhạc.

– Cháu rể: Điệt nữ tế.

– Chú, bác ruột: Thúc phụ, bá phụ.

– Vợ của chú : Thiếm, Thẩm.

– Cháu của chú và bác, tự xưng là nội điệt.

– Cha chồng: Chương phụ.

– Dâu lớn: Trưởng tức.

– Dâu thứ: Thứ tức.

– Dâu út: Quý tức.

– Cha vợ (sống): Nhạc phụ, (chết): Ngoại khảo.

– Mẹ vợ (sống): Nhạc mẫu, (chết): Ngoại tỷ.

– Con rể: Tế tử.

– Chị, em gái của cha, ta kêu bằng cô: Thân cô.

– Tự xưng: Nội điệt.

– Chồng của cô: Dượng: Cô trượng, tôn trượng.

– Chồng của dì: Dượng: Di trượng, biểu trượng.

– Cậu, mợ: Cựu phụ, cựu mẫu. Mợ còn gọi là: Câm.

– Tự xưng là: Sanh tôn.

– Cậu vợ: Cựu nhạc.

– Cháu rể: Sanh tế.

– Vợ: Chuyết kinh, vợ chết rồi: Tẩn.

– Ta tự xưng: Lương phu, Kiểu châm.

– Vợ bé: Thứ thê, trắc thất.

– Vợ lớn: Chánh thất.

– Vợ sau (vợ chết rồi cưới vợ khác): Kế thất.

– Anh ruột: Bào huynh.

– Em trai: Bào đệ, cũng gọi: Xá đệ.

– Em gái: Bào muội, cũng gọi: Xá muội

– Chị ruột: Bào tỷ.

– Anh rể: Tỷ trượng.

– Em rể: Muội trượng.

– Anh rể: Tỷ phu.

– Em rể: Muội trượng, còn gọi: Khâm đệ.

– Chị dâu: Tợ phụ, Tẩu, hoặc tẩu tử.

– Em dâu: Đệ phụ, Đệ tức.

– Chị chồng: Đại cô.

– Em chồng: Tiểu cô.

– Anh chồng: Phu huynh: Đại bá.

– Em chồng: Phu đệ, Tiểu thúc.

– Chị vợ: Đại di.

– Em vợ (gái): Tiểu di tử, Thê muội.

– Anh vợ: Thê huynh: Đại cựu: Ngoại huynh.

– Em vợ (trai): Thê đệ, Tiểu cựu tử.

– Con gái đã có chồng: Giá nữ.

– Con gái chưa có chồng: Sương nữ.

– Cha ghẻ, con tự xưng: Chấp tử.

– Tớ trai: Nghĩa bộc.

– Tớ gái: Nghĩa nô.

Xưng hô trong tang lễ:

– Cha chết trước, sau ông nội chết, tôn con của trưởng tử đứng để tang, gọi là: Đích tôn thừa trọng.

– Cha, mẹ chết chưa chôn: Cố phụ, cố mẫu.

– Cha, mẹ chết đã chôn: Hiền khảo, hiển tỷ.

– Mới chết: Tử.

– Đã chôn: Vong.

Xưng hô với người ngoài:

– Anh em chú bác ruột với cha mình: Đường bá, đường thúc, đường cô, mình tự xưng là:Đường tôn.

– Anh em bạn với cha mình: Niên bá, quý thúc, lịnh cô. Mình là cháu, tự xưng là: Thiểm điệt, lịnh điệt.

– Chú, bác của cha mình, mình kêu: Tổ bá, tổ thúc, tổ cô.

– Mình là cháu thì tự xưng là: Vân tôn

=======================================

Trong môn phái :

Một số từ khác:Gọi nhà của mình theo cách khiêm nhường lúc nói chuyện với người khác thì gọi là tệ xá/hàn xáĐứa bé thì gọi là tiểu hài nhi… bé gái thì gọi là nữ hài nhi… bé trai thì gọi là nam hài nhi

Lưu ý: Nếu trong truyện xưng hô thế ta – ngươi thì tùy vào hoàn cảnh, ngữ cảnh xưng hô cho phù hợp. Không nên lạm dụng những thuật ngữ trên này (bảng này chỉ dùng trong trường hợp không hiểu nghĩa của từ đó là gì)

Nguồn: sưu tầm từ nhiều nơi