Trong quá trình học tập tại thời kỳ trung học, chắc hẳn các bạn đã được tiếp cận bởi nhiều loại văn bản, trong đó có văn bản thuyết mình, một loại văn bản thông dụng bởi ý nghĩa mà nó mạng lại. Thuyết minh hay văn bản thuyết minh cung cấp tri thức tới người đọc những gì khách quan nhất, chính xác nhất phản ánh thông qua “tác phẩm” của người truyền đạt.
Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568
1. Thuyết minh là gì?
Theo Từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học(Hoàng Phê chủ biên),thuyết minh là nói hoặc giải thích cho người ta hiểu rõ hơn về những sự kiện,sự việc hoặc hình ảnh đã đưa ra (chẳng hạn thuyết minh ảnh triển lãm, thuyết minh phim, thuyết minh một bản vẽ thiết kế nào đó).
Còn theo Từ điển từ Hán Việt (NXB Thành phố Hồ Chí Minh 2003) Giáo sư Phan Văn Các phân biệt hai nghĩa khác nhau của từ thuyết minh:
-Nghĩa thứ nhất: Thuyết minh là nói rõ, giải thích, giới thiệu
-Nghĩa thứ hai: Thuyết minh là bản hướng dẫn cách dùng.
Thuyết minh là việc thực hiện giới thiệu, trình bày, khái quát, miêu tả chính xác khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,… của một sự vật, hiện tượng, sự kiện, hoàn cảnh, một vấn đề của tự nhiên, xã hội và con người thông qua lời nói hoặc văn bản cụ thể.
Ở một nghĩa khác, thuyết minh cũng được hiểu là một kỹ thuật được sử dụng trong giọng nói (thường là việc dịch từ ngoại ngữ về tiếng bản địa), trong phim ảnh, sân khấu, truyền hình.
Mục đích của thuyết minh cung cấp tri thức khách quan về đối tượng, sự việc được thuyết minh; cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người ở mọi lĩnh vực đời sống.
Thuyết minh trong Tiếng anh là “Naration“.
Xem thêm: Thuyết minh về hoa sen kèm Dàn ý thuyết minh về hoa sen hay
2. Các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh:
Trong 6 kiểu văn bản đã được học ở chương trình ngữ văn THCS như:văn bản tự sự ,văn bản biểu cảm,văn bản nghị luận,văn bản thuyết minh,văn bản điều hành,thì văn bản thuyết minh là kiểu văn bản lần đầu tiên được đưa vào chương trình tập làm văn. Đây là loại văn bản thông dụng, có phạm vi sử dụng phổ biến trong đời sống. Đã từ lâu nhiều nước trên thế giới đã đưa kiểu văn bản này vào chương trình học cho HS như Nhật Bản,Trung Quốc… Có thể nói, văn bản thuyết minh được sử dụng rộng rãi.Ví như khi chế tạo một thứ máy móc nào đó nhà sản xuất đều kèm theo bản thuyết minh để ta hiểu tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, bảo quản; hay một danh lam thắng cảnh, ở cổng vào người ta đều ghi lời giới thiệu về lai lịch, sơ đồ thắng cảnh…
Trong thực tế cuộc sống, vì điều kiện và hoàn cảnh thực tế, chúng ta có thể ko được đi thăm quan mọi thắng cảnh, di tích lịch sử- văn hóa nổi tiếng, thưởng thức các sản vật quý của nhiều vùng quê, ko biết hết về cuộc đời, sự nghiệp của nhiều danh nhân hay các tác giả, tác phẩm văn học nổi tiếng, có giá trị,… Nhưng chúng ta cũng có thể nắm bắt được những đặc điểm của chúng qua các bài văn thuyết minh.
Như chúng ta đã biết, khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm hay văn bản nghị luận; văn bản thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan, giúp con người hiểu biết được đặc trưng, tính chất của sự vật hiện tượng và biết cách sử dụng chóng vào mục đích có lợi ích con người .Văn bản thuyết minh gắn liền với tư duy khoa học,nó đòi hỏi sự chính xác, rạch ròi.
Trước khi đi vào hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh, tác giả muốn nêu rõ một vài vấn đề về văn bản thuyết minh.
Thứ nhất, văn bản thuyết minh là văn bản thông dụng, được chia thành 03 loại phổ biến:
– Văn bản thuyết minh trình bày, giới thiệu.
– Văn bản thuyết minh có tính chất thực dụng.
– Văn bản thuyết minh có tính nghệ thuật.
Thứ hai, đặc điểm của văn bản thuyết minh:
– Văn bản thuyết minh phải có tính chuẩn xác:
+ Tri thức phải chân thực, khách quan, khoa học.
+ Chuẩn xác là yêu cầu đầu tiên và cũng là yêu cầu quan trọng nhất của mọi văn bản thuyết minh.
Để đạt được sự chuẩn xác cần:
+ Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết
+ Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, tìm được tài liệu có giá trị…
+ Chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu để có thể cập nhật những thông tin mới và những thay đổi thường có.
– Văn bản thuyết minh phải có tính hấp dẫn:
Tính hấn dẫn: Lôi cuốn, thu hút sự chú ý.
Một số biện pháp làm cho văn bản thuyết minh hấp dẫn:
+ Đưa chi tiết cụ thể sinh động, con số chính xác.
+ So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc.
+ Câu văn biến hóa tránh đơn điệu.
+ Phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt.
Thứ ba, các phương pháp thuyết minh trong văn bản thuyết minh.
Muốn làm một bài văn thuyết minh cần phải có tri thức. Muốn có tri thức phải biết quan sát, học tập, tích luỹ kiến thức. Quan sát ở đây không giản đơn là nhìn, xem mà phải được xuất phát hiện đặc điểm tiêu biểu của sự vật, phân biệt được cái chính cái phụ. Sau đó phân tích xem đối tượng thuyết minh có thể chia làm mây bộ phận, mỗi bộ phận có đặc điểm gì và quan hệ giữa các bộ phận. Khi đã có tri thức rồi, cần vận dụng phương pháp nào cho phù hợp.
+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: Khi định nghĩa, giải thích, người viết phải xác định được đối tượng thuộc vào loại sự vật, hiện tượng nào, từ đó chỉ ra nguồn gốc, cấu tạo, đặc điểm riêng, cách sử dụng, cách chế tạo ra nó.Khi nêu định nghĩa người viết thường sử dụng từ “là”để biểu thị phán đoán.
+ Phương pháp liệt kê, nêu ví dụ, số liệu: Phương pháp này đòi hỏi người viết khi đưa ví dụ và số liệu phải khách quan, chính xác, đáng tin cậy.
+ Phương pháp so sánh: Đây cũng là một phương pháp sử dụng phổ biến trong văn bản thuyết minh.
+ Phương pháp phân loại, phân tích: Trong quá trình thuyết minh, đối với sự vật đa dạng, nhiều cá thể thì nên phân loại để trình bày cho rõ ràng, hoặc một đối tượng có nhiều bộ phận, nhiều mặt thì nên phân ra từng bộ phận, từng mặt để lần lượt tình bày.
Khi thuyết minh một đối tượng, người ta thường sử dụng đan xen kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh khác nhau nhằm thoả mãn các yêu cầu trình bày hoặc giới thiệu,giải thích( Hầu như không có văn bản thuyết minh nào chỉ sử dụng duy nhất một phương pháp thuyết minh).
Chẳng hạn trong văn bản “Cây dừa Bình Định”(N.V 8) có đoạn người viết sử dụng phương pháp liệt kê: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người:thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm…”;có đoạn tác giả sử dụng phương pháp nêu số liệu: Trên những chặng đường dài suốt 50,60 km chóng ta chỉ gặp cây dừa” để chứng minh cho ý kiến: ở Bình Định, dừa là chủ yếu, là tất cả”.
Từ đó ta có thể kết luận: khi làm bài văn thuyết minh phải vận dụng nhiều phương pháp thuyết minh.Bởi vì, hơn các kiểu văn bản khác,văn bản thuyết minh do yêu cầu nội tại, đòi hỏi sự đa dạng của các phương pháp trình bày. Đây là một đặc trưng quan trọng trong phương pháp viết bài văn thuyết minh.
Kết cấu của văn bản thuyết minh được giải thích hầu hết là tương tự như nhau, theo đó, đều cho rằng đó là cách tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.
Hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh phải phù hợp với mối liên hệ bên trong của đối tượng, với môi trường xung quanh và có quá trình nhận thức của con người.
Văn bản thuyết minh có các hình thức kết cấu sau:
– Kết cấu theo thời gian;
– Kết cấu theo không gian;
– Kết cấu theo trật tự logic của đối tượng thuyết minh và nhận thức của người đọc;
– Kết cấu hỗn hợp.
Việc sắp xếp ý trong bài tập làm văn nói chung và sắp xếp ý trong bài văn thuyết minh nói riêng là công việc rất quan trọng. Đối tượng thuyết minh rất đa dạng.Vì thế,việc sắp xếp ý cũng đa dạng, muôn màu muôn vẻ. Khi sắp xếp ý, GV cần lưu ý HS: Cần phải dựa vào từng dạng bài thuyết minh để có cách sắp xếp ý cho phù hợp. Sau đây,có thể gợi ra một số cách sắp xếp ý cơ bản:
+ Sắp xếp ý theo trình tự :Đặc điểm – cấu tạo – công dụng. Cách sắp xếp ý này phù hợp với bài TM về đồ vật như: Giới thiệu chiếc xe đạp hay một loài cây nào đó.
+ Sắp xếp ý theo trình tự: Đặc điểm – cấu tạo – sự xuất hiện và các giai đoạn phát triển trong lịch sử. Cách sắp xếp này phù hợp với kiểu bài TM các đối tượng gắn với truyền thống văn hoá của dân tộc nh- giới thiệu chiếc áo dài Việt nam hay chiếc nón lá Việt nam; giới thiệu món ăn dân tộc.
+ Sắp xếp ý theo trình tự:Đặc điểm không gian (bên trái, bên phải, đằng trước, đằng sau ). Cách sắp xếp ý này phù hợp với kiểu bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
+ Sắp xếp ý theo trình tự: Đặc điểm về nội dung và hình thức; giá văn hoá…Cách sắp xếp ý này phù hợp với kiểu bài giới thiệu về các tác phẩm văn học nghệ thuật, các thể loại văn học.
+ Sắp xếp ý theo trình tự các công việc:Nguyên liệu -cách chế biến – yêu cầu về thành phẩm (kiểu bài giới thiệu về phương pháp, cách làm thường vận dụng cách sắp xếp ý này).