Tiêm thuốc tránh thai có an toàn không? Bao lâu thì quan hệ được?

Tiêm thuốc tránh thai có an toàn không? Bao lâu thì quan hệ được?

Tiêm thuốc tránh thai ở đâu

Tiêm thuốc tránh thai vào thời điểm nào là tốt nhất?

tiêm thuốc tránh thai

  • Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, thời điểm tiêm tốt nhất là vào những ngày hành kinh (trong khoảng 7 ngày từ khi có kinh).
  • Đối với trường hợp phá thai hoặc sảy thai thì nên tiêm sau đó khoảng 7 ngày để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi sau phá thai hoặc sảy thai, cơ thể bạn sẽ khá suy yếu, nếu chích thuốc ngừa thai sẽ dễ gặp biến chứng.
  • Đối với phụ nữ sau sinh và cho con bú thì nên tiêm sau 6 tuần. Còn nếu không cho con bú thì có thể tiêm sau 3 tuần kể từ khi sinh.

Tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì quan hệ được?

Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ phụ thuộc vào việc bạn tiêm thuốc tránh thai vào thời điểm nào. Nếu bạn chích thuốc ngừa thai:

  • Trong vòng 7 ngày kể từ ngày có kinh đầu tiên: Hiệu quả tránh thai có thể có ngay trong suốt chu kỳ đó và bạn không cần kiêng quan hệ ngày nào.
  • Những thời điểm khác trong chu kỳ kinh nguyệt: Cần tránh quan hệ hoặc nếu quan hệ thì cần sử dụng thêm các biện pháp ngừa thai khác như dùng bao cao su trong 7 ngày kế tiếp sau tiêm.

Nếu lần tiêm thứ hai đúng ngày hẹn thì không cần kiêng quan hệ trong suốt chu kỳ đó.

Tiêm thuốc tránh thai có ảnh hưởng gì không?

Dù được đánh giá là an toàn nhưng đã là thuốc thì vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Đa phần, các tác dụng phụ này chỉ xuất hiện trong lần tiêm đầu và chỉ kéo dài khoảng 2 – 3 tháng đến khi cơ thể quen dần với thuốc.

Dưới đây là một số tác dụng phụ thường gặp khi chích thuốc ngừa thai:

1. Mất kinh hay vô kinh

Do niêm mạc tử cung không phát triển dày lên và bong ra nên không có hiện tượng kinh nguyệt. Nhìn chung, các thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt là tác dụng phụ phổ biến nhất.

2. Rong kinh, rong huyết

Trong 3 tháng đầu, triệu chứng đặc trưng là thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày và máu kinh ra nhiều, đôi khi rỉ rả. Đây là tác dụng phụ phổ biến, khiến nhiều chị em không biết tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh phải làm sao.

Với trường hợp này, tốt nhất, bạn nên quan sát, nếu tình trạng này kéo dài và xuất hiện ở những lần tiêm sau thì nên đi khám. Trong thời gian quan sát, bạn nên chú ý ăn nhiều thực phẩm giàu sắt hoặc uống thuốc bổ sung sắt để tránh tránh thiếu máu do thiếu sắt.

3. Tăng cân

Tiêm thuốc tránh thai có mập không? Thuốc tránh thai có thể gây tăng cân nhanh, thậm chí có thể tăng 5% cân nặng trong 6 tháng. Theo khảo sát, có tới 25% phụ nữ tăng tới 10kg sau 3 năm.

4. Loãng xương tạm thời

Phụ nữ chích thuốc ngừa thai có thể bị loãng xương tạm thời. Thời gian dùng càng lâu thì nguy cơ loãng xương càng cao. Tuy nhiên, mật độ xương sẽ trở lại sau khi ngừng dùng thuốc.

Do đó, để bảo vệ xương, bạn nên tập thể dục thường xuyên, chú ý bổ sung canxi thông qua thực phẩm hoặc viên uống bổ sung, tránh hút thuốc, uống rượu bia.

5. Các tác dụng phụ khác

Nhức đầu Căng thẳng Nổi mụn Lông, tóc phát triển nhanh Rụng tóc.

Ngưng tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có thai?

tiêm thuốc tránh thai

Thuốc tiêm tránh thai chỉ là biện pháp ngừa thai tạm thời và hoàn toàn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Thời gian có thai lại sau khi ngừng tiêm là khác nhau ở mỗi người (trên lý thuyết thuốc tác dụng bảo vệ 12 tuần). Sau khi ngừng, sẽ mất một khoảng thời gian để chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường, có thể mất 10 hoặc thậm chí 18 tháng kể từ lần tiêm cuối.

Trung bình, có thể mất 6 tháng để bạn có thể thụ thai, có trường hợp khoảng 1 năm và thậm chí có trường hợp 18 tháng mới có thể có thai trở lại.

Nếu tiêm muộn phải làm sao?

Nếu chích thuốc ngừa thai trễ theo lịch, bạn vẫn sẽ có khả năng mang thai và điều này còn tùy thuộc vào khoảng thời gian trễ của bạn là bao lâu.

Sau lần tiêm cuối, lần tiêm sớm nhất bạn có thể tiêm là sau 10 tuần và trễ nhất là 15 tuần. Nếu bạn tiêm sau 15 tuần thì cần sử dụng bao cao su trong tuần đầu tiên sau khi tiêm lại.

Nếu quan hệ mà không sử dụng bao cao su trước khi tiêm hơn 15 tuần, bạn nên uống thuốc tránh thai khẩn cấp để ngừa thai. Ngoài ra, bạn cần thử thai để xác định mình không có thai trước khi tiêm mũi tiếp theo.

Ai không nên tiêm?

Thuốc tiêm tránh thai không được khuyến khích sử dụng cho các trường hợp:

  • Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân
  • Mắc bệnh gan
  • Bệnh đái tháo đường
  • Chẩn đoán ung thư vú
  • Mắc bệnh lupus
  • Mắc bệnh tim hoặc đột quỵ
  • Dưới 16 tuổi.
  • Có ý định mang thai trong 6 tháng tới