Khái niệm về tình huống khẩn cấp

Tình huống là gì

Khái niệm về tình huống khẩn cấp

Khái niệm về tình huống khẩn cấp

Theo Từ điển tâm lý học, tình huống là “hệ thống các sự kiện bên ngoài chủ thể, có tác dụng thúc đẩy tính tích cực của người đó. Bên ngoài chủ thể được hiểu theo ba góc độ: về mặt không gian (tình huống nằm ngoài chủ thể); về mặt thời gian (tình huống xảy ra trước so với hành động của chủ thể) và về mặt chức năng (tình huống độc lập với các điều kiện tương ứng ở thời điểm chủ thể hành động)”. Như vậy, tình huống mang tính khách quan, là những sự việc nảy sinh ngoài ý muốn con người, đòi hỏi con người phải đối phó.

Tình huống phát sinh tính có vấn đề khi nó chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết (có thể có nhiều phương hướng tìm lời giải và có khi có nhiều lời giải), mâu thuẫn được chủ thể nhận thức, từ đó nảy sinh nhu cầu giải quyết và có khả năng giải quyết mâu thuẫn dựa trên vốn tri thức, kinh nghiệm của mình. Như vậy, tình huống vừa chứa đựng yếu tố khách quan (sự việc, hoàn cảnh chứa mâu thuẫn nảy sinh ngoài ý muốn của chủ thể) vừa chứa đựng yếu tố chủ quan thuộc về chủ thể. Khi nói về tình huống là nói tới một sự kiện thực tế khách quan nào đó xuất hiện, đặt ra yêu cầu phải xử lý, giải quyết một cách cụ thể. Trong cuộc sống, con người thường đặt vấn đề: có tình huống, đã xuất hiện tình huống; hoặc: khi có tình huống, nếu có tình huống; để thể hiện một sự kiện đột biến trong quá trình vận động, phát triển hoặc để thể hiện ý chí phải giải quyết một vấn đề nào đó không bình thường, xảy ra trong quá trình vận động, phát triển của thực tiễn.

Quản lý là hoạt động mang tính chủ động, sáng tạo. Chủ thể quản lý phải luôn luôn dự tính những công việc của tương lai phù hợp với sự vận động, phát triển của thực tế khách quan, nhưng trên thực tế người quản lý chỉ dự tính được những đường hướng cơ bản, những vấn đề có tính tất yếu, tính quy luật, không thể dự tính hết được những sự kiện không bình thường, những “cái ngẫu nhiên” trong quá trình phát triển – những sự kiện không bình thường đó là tình huống.

Tình huống trong quản lý nhà nước là những sự kiện thực tế khách quan có tính chất bất thường và có tác động chủ yếu là cản trở sự vận động, phát triển bình thường của xã hội, gây khó khăn cho hoạt động quản lý.

Từ khái niệm tình huống trong Từ điển Tiếng Việt, từ đặc điểm của hoạt động quản lý, có thể thống nhất quan niệm về tình huống như sau: Tình huống trong quản lý nhà nước là những sự kiện thực tế khách quan diễn ra có tính chất bất thường liên quan đến trách nhiệm quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, buộc cơ quan hành chính nhà nước phải có biện pháp giải quyết thích hợp.

Khẩn cấp

“Khẩn cấp” có hai nghĩa: cần được tiến hành, được giải quyết ngay, không chậm trễ và có tính chất nghiêm trọng, đòi hỏi phải có ngay những biện pháp tích cực để đối phó, không cho phép chậm trễ.

Trên thực tế, nhiều trường hợp xuất hiện tình huống chính trị gắn với sự khủng hoảng chính trị. Đây cũng là thời điểm, hoàn cảnh dễ nảy sinh xung đột, rối loạn xã hội, có nguy cơ đe dọa đến sự ổn định bền vững của chế độ. Tình huống chính trị còn là những bùng phát gây bất lợi về chính trị trong một phạm vi nhất định. Tình huống chính trị có thể trực tiếp nảy sinh trong lĩnh vực chính trị như những mâu thuẫn giữa các lực lượng ngay trong bộ máy cầm quyền, sự chống đối của các thế lực trong và ngoài nước; sự chống đối của nhân dân với những người nắm giữ quyền lực, các cơ quan quyền lực và thể chế chính sách của nhà nước. Chẳng hạn, khi kinh tế khủng hoảng, trì trệ có thể dẫn đến sự bất ổn về mặt chính trị. Những vấn đề dân tộc, tôn giáo nếu không có giải pháp đúng cũng có thể dẫn đến những xung đột về chính trị.

c) Tình huống khẩn cấp Tình huống khẩn cấp gắn với một sự kiện bất ngờ có khả năng và nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, bất ổn về kinh tế, chính trị, môi trường cho cộng đồng xã hội và có khả năng gây ra những thiệt hại to lớn cho nhà nước và xã hội hoặc địa bàn lãnh thổ. Trường hợp thiệt hại lớn còn gọi là các thảm họa (thiên tai, hỏa hoạn, bão lụt, sóng thần, dịch bệnh…) khi nó vượt quá khả năng đối phó và khắc phục với các nguồn lực hiện có.

Như vậy, có thể hiểu: tình huống khẩn cấp là những sự kiện, biến cố diễn ra trong đời sống chính trị – xã hội, gây nên sự bất ổn định hoặc có khả năng trực tiếp gây nên sự bất ổn định chính trị – xã hội, đòi hỏi phải áp dụng những giải pháp cấp thiết để giải quyết.

Xử lý tình huống khẩn cấp là quá trình lên kế hoạch, tổ chức, quản lý các nguồn lực và xác định trách nhiệm của các chủ thể (Chính phủ, chính quyền, tổ chức tình nguyện, cá nhân, cộng đồng) để đối phó với các khía cạnh của tình huống khẩn cấp nhằm ứng phó, phục hồi các hậu quả có thể xảy ra.

Tình huống khẩn cấp có những dấu hiệu sau đây:

– Những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến trách nhiệm quản lý của cơ quan hành chính nhà nước. Từ đó tạo ra sự phản ứng, xung đột của đám đông, của các lực lượng không còn tự kiềm chế được trở thành sức mạnh, áp lực chống đối lẫn nhau. Hành vi của đám đông quần chúng đã vượt qua ngoài khuôn khổ của pháp luật và chuẩn mực văn hóa đạo đức.

– Những sự biến đổi không bình thường của tự nhiên như bão lụt, hạn hán, dịch bệnh.

– Những sự biến đổi không bình thường của xã hội như khủng hoảng kinh tế, phá sản doanh nghiệp, tệ nạn xã hội.

– Sự xuất hiện điểm nóng xã hội: khi đời sống xã hội trong trạng thái

không bình thường, bất ổn định, rối loạn, diễn ra sự xung đột, chống đối giữa các lực lượng với những hành vi không còn tự kiềm chế được, đã vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật và chuẩn mực văn hóa đạo đức, diễn ra tại một địa điểm, trong một thời gian nhất định và có khả năng lan tỏa sang nơi khác. Những hành vi bất hợp tác của đối tượng quản lý như hành vi chống đối, không thực hiện một chủ trương, một quyết định quản lý nào đó của chủ thể quản lý; hành vi cố tình làm trái để cản trở quá trình thực hiện những công việc đã được xác định…. Điểm nóng xã hội có thể có nguồn gốc từ những tranh chấp dân sự, từ sự khiếu kiện của nhân dân không được giải quyết kịp thời, để dây dưa, kéo dài, gây tích đọng mâu thuẫn và bùng phát thành điểm nóng chính trị – xã hội. Do đó, để điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị – xã hội không nổ ra cần giải quyết tốt những tranh chấp về mặt dân sự, giải quyết kịp thời những khiếu kiện của nhân dân; ngăn ngừa sự chống đối của các lực lượng phản động.

Thông qua cách thức xử lý tình huống khẩn cấp của chủ thể quản lý có thể đánh giá tầm nhìn và năng lực của nhà lãnh đạo trong xử lý tình huống; đánh giá mức độ ổn định về chính trị – xã hội tại địa bàn quản lý; đánh giá mối quan hệ và uy tín giữa chính quyền với nhân dân địa phương; đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ, thách thức về qui định pháp luật và cơ chế chính sách của nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện.

TRUNG TÂM ỨNG PHÓ SỰ CỐ AN TOÀN MÔI TRƯỜNG

Số 05B Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

0903 01 01 40 (Ms.Trâm) – 0938 040 020 (Ms.Chi)

ngoctram@ungphosuco.vn – khanhchi@ungphosuco.vn