Bạn tham khảo nhé
Đây là bài ca dao có sức sống trường tồn mãnh liệt hay và sâu sắc thâm nhập sâu rộng trong quần chúng nhân dân; phản ánh hình tượng cây sen qua bốn dòng thơ ngắn nhưng ẩn chứa sâu xa nhiều ý nghĩa của một loài cây có thể nói đẹp “ thể xác lẫn tâm hồn”. Nhiều hình ảnh miêu tả được lặp lại tưởng chừng như giản dị, dễ hiểu nhưng ý tứ lại sâu xa thông qua ngôn ngữ một cách tự nhiên nhằm khẳng định cốt cách thanh cao của loài hoa quí nơi thôn quê đồng nội, để qua đó khẳng định phẩm chất giản dị chân chất, mộc mạc nhưng thanh cao trong sáng của người nông dân quanh năm lam lũ dãi nắng dầm sương, chịu thương chịu khó.
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”
Hai câu đầu tác giã sử dụng lối dẫn dắt, khẳng định giới thiệu rất tự nhiên về loài sen mang một giá trị tạo hình thật đặc biệt. Chúng ta liên tưởng trong một đầm sen bốn bề là mặt nước có thể có nhiều cây thảo mộc khác cùng chung sống nhưng tất cả không thể đẹp bằng sen. Khóm sen, bông sen nổi lên giữa đầm nước của mùa hạ trong xanh lấp lánh trong sắc trời, lung linh theo gió. Lá sen xanh xanh, tươi nhô lên mặt nước thật đẹp trong ánh nắng trời bao la. Bông sen nở rộ xoè cánh trắng muốt, sáng lên trong đầm sen và lan toả ở những miền quê đồng nội. Nhị vàng toả hương thơm nồng nàn, xao xuyến lòng người luôn vươn lên dưới ánh nắng mặt trời ngào ngạt hương thơm. Tác giả yêu sen nhiều lắm nên mới có cách miêu tả sâu sắc như vậy. Tác giả dân gian đã truyền tình yêu ấy qua bao năm tháng đến trái tim của hàng triệu người dân Việt và người ta có quyền háo hức muốn nghe những lời nói về vẻ đẹp của sen
Đến câu thứ ba “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Có một điều thú vị xẩy ra trong cánh miêu tả và sử dụng nghệ thuật miêu tả, miêu tả thực. Đến đây ta thấy có một sự đổi vần chữ thứ sáu câu lục bát thứ ba này không hề hiệp vần với chữ thứ tám câu lục bát thứ hai ở trên. Bài thơ đổi vần đột ngột.
Tác giả dân gian vẫn sử dụng chi tiết, hình tượng ngôn từ cũ nhưng đã có sự hoán vị đổi chỗ các từ ngữ trong câu. Câu thứ hai miêu tả theo tình tự ngoài vào trong: lá xanh rồi bông trắng và nhấn mạnh lại chen nhị vàng. “Nhị vàng” trong trường hợp này là danh từ dùng để bổ ngữ cho động từ “lại chen”, làm nổi bật tính chất nhỏ nhoi mong manh của nhuỵ trong lá xanh bông trắng tạo nên vẻ đẹp sáng trong trong quần thể kiến trúc của cây sen. Vì ở câu thơ này, ta thấy lá xanh, bông trắng, nhị vàng được hiểu như những danh từ. Các tính từ: xanh, trắng, vàng bổ sung nghĩa về màu sắc cho lá, bông, nhuỵ.
Câu thứ ba “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh”. Ta thấy vàng, trắng, xanh ở đây đóng vai trò vị ngữ, nhị thì vàng, lá thì xanh, bông thì trắng làm tăng tính khẳng định xác nhận hình dáng màu sắc của sen. Với cách hoán đổi vị trí này các tác giả dân gian miêu tả hết sức tỷ mỹ về sen, lật từng lá sen xanh, chỉ từng bông sen trắng đếm từng nhị sen vàng để cũng cố niềm tin vào nhận xét vào khẳng định trong đầm không có gì đẹp bằng sen, chỉ có hoa sen đẹp nhất trong đầm sen.
Câu cuối là câu thơ đem đến một điều thú vị bất ngờ nhất trong mạch cảm xúc của bài thơ nâng hẳn chất của câu ca dao lên làm cho ta hiểu sâu hơn về một triết lý của cuộc sống sâu sắc:
“Gần bùn mà chẳng hôi tanh muì bùn”.
Thì ra thông qua vẻ đẹp của màu sắc, hương thơm của sen, quần chúng đã khéo léo đưa ra bài học về cách sống về đạo lý làm người. Bài học đạo lý lẽ sống ấy lại được rút ra một cách nhẹ nhàng từ cây sen đồng nội, nhẹ nhàng thâm thuý nhưng dễ tiếp nhận biết bao. Gần bùn mà không hôi tanh mùi bùn, cũng như gần mực mà không đen, thể hiện phẩm chất thanh cao, trong sáng, liêm khiết không dễ gì bị cám giỗ, sa đoạ trước hiện thực của cuộc sống. Phải chăng đó cũng là muốn phản ánh bản lĩnh, truyền thống tốt đẹp, trong sáng ,thanh cao của dân tộc Việt Nam được hun đúc, chắt lọc qua hàng ngàn năm lịch sử. Đó là một dân tộc anh hùng lam lũ cần cù, tự lực tự cường, kiên cường bất khuất trong tiến trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, vất vã gian truân nhưng trong sáng vô ngần.